Chuyến đi dự hội nghị về âm thanh học
tại Nara và Kyoto và trình diễn tại Tokyo (Nhật Bản)
từ 1 tới 10 tháng 4, 2004

 

Trần Quang Hải (Paris)

 

Trong những chuyến đi của tôi từ gần 40 năm nay, mỗi lần  đi xa tôi đều ghi lại những nơi đã thăm viếng , hoặc những cuộc gặp gỡ giúp tôi hiểu thêm phong tục tập quán của xứ mà tôi may mắn đặt chân tới . Xứ Nhật đối với tôi không có chi xa lạ vì tôi đã đến nhiều lần .

* Lần đầu vào năm 1981 để trình diễn cùng Bạch Yến tại Tokyo và tôi có thuyết trình tại Viện âm nhạc hoàng gia (Imperial Academy of Music) .

 * Lần thứ nhì tôi được mời tham dự hội chợ Osaka Expo vào năm 1990 qua đề tài « Nước và Hoa », đồng thời tham dự đại hội liên hoan nhạc Á châu và Thái Bình Dương tại Kobe, và trình diễn tại Tokyo .

* Năm 1999, tôi sang Hiroshima dự hội nghị quốc tế về nhạc truyền thống của hội ICTM (International Council for Traditional Music – Hội đồng quốc tế nhạc truyền thống ) do trường đại học Hiroshima tổ chức . Sau đó tôi có ghé Tokyo để trình diễn một buổi do anh Leo Tadagawa tổ chức .

*  Năm 2000 tôi lại trở qua Nhật , được mời tham luận về hát đồng song thanh tại hội nghị quốc tế về âm thanh học WESTPRAC 7  do trường đại học Kumamoto tổ chức . Nhân dịp này tôi được mời dạy tại University of Fine Arts ở Osaka .

* Năm 2004, tôi lại có dịp trở qua Nhật với hai hội nghị quốc tế về âm thanh học và một buổi trình diễn đàn môi / hát đồng song thanh tại Tokyo trong vòng 10 ngày từ 1 tới 10 tháng 4, 2004 .

 

Tôi ghi lại đây những gì xảy ra trong chuyến đi sang Nhật lần này . Mỗi lần đi là có nhiều chuyện mới xảy ra và tôi lại khám phá và học hỏi thêm về phont tục và tập quán xứ Nhật . Bài du ký được viết theo hình thức nhựt ký , có nghĩa là không cần phải viết cầu kỳ, chỉ nghĩ sao viết vậy giống như thể văn nói chuyện .

 

Limeil Brévannes thứ tư 31 tháng 3, 2004

 

Sau khi tham dự chương trình « Les Nouveaux Entrants » của CNRS (Centre National de la Recherche Scientifique / Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học) qua bài nói chuyện về « Hát đồng song thanh » tại trại VVF thành phố Dourdan (cách Paris 70 km về phía Nam) rất được thành công vào lúc 20giờ cho tới 21 giờ, Bạch Yến cùng tôi và hai cháu Đoan Trang và Việt từ Hoa kỳ sang chơi cùng ở lại dùng cơm tối chung với ban tổ chức . Tới 0giờ 30 , Bạch Yến đưa tôi về nhà . Suốt đêm tôi phải thu xếp hành lý để đi Nhật dự hội nghị về âm thanh học .

 

Limeil Brévannes thứ năm 1 tháng 4, 2004 .

6giờ sáng , tôi để đồng hồ ré để chuẩn bị chuyến đi sang Nhật . Tôi mua bánh mì , croissants cho hai cháu Việt và Đoan Trang ăn lót lòng . Hai cháu Việt và Đoan Trang được Bạch Yến đưa ra phi trường Orly để lấy máy bay đi Avignon , một tỉnh ở miền Nam xứ Pháp trên đường đi viếng xứ Pháp và xứ Ý . Tôi ở nhà tiếp tục thu xếp hành lý

10giờ 30 Bạch Yến trở về nhà đưa tôi ra phi trường Charles de Gaulle 2 F

11giờ 30 tới phi trường. Tôi từ giã vợ, đi lại cỗng số 11 dành cho khách hạng nhứt vì tôi có Frequence Plus màu xanh. Tôi đi hãng Air France chuyến bay AF 292, ngồi hàng 23J. Tôi ghé chỗ bán miễn thuế để mua dầu thơm KROUS của Yves Saint Laurent (47,50 Euros), một chai whisky single malt 37 Euros và một bao 5 gói thuốc vấn DRUM (22 Euros).

Máy bay bị trễ tới hơn 1 giờ . Sau cùng tới 14giờ 30  mọi người được gọi lên máy bay . Đi bằng xe bus ra máy bay . Khi lên máy bay mới biết là có vụ đình công của những người mang thức ăn (catering) . Xém chút xíu nữa là ủy bỏ chuyến bay .

15giờ máy bay cất cánh. Thức ăn chỉ có một miếng pâté, thịt gà chã cắt mỏng với bún Ý lạnh, một hủ yaourt, một bánh ngọt . Tôi uống champagne khai vị .Sau đó uống rượu đỏ vì có phô mai (fromage / cheese). Ngoài ra uống cà phê, và súp miso . Tôi ráng ăn thật nhiều vì sau đó sẽ không còn cho ăn gì hết  cho tới khi tới Osaka .

Trên máy bay, tôi có xem một số phim như “Albert est méchant”, “Lost in translation”, “Anything else”, Master and Commander”, “Love actually” để quên thì giờ. Tình hình xứ Pháp với sự thành lập chính phủ Raffarin 3 sau khi đãng xã hội thắng bầu cử bên Pháp .

Lần này hội nghị âm thanh học ISMA 2004 (International Symposium of Musical Acoustics) ở tỉnh Nara được tổ chức từ 30 tháng 3 tới 3 tháng 4 2004 với hơn 350 người tham dự . Tôi chỉ tham dự với phần dạy hát đồng song thanh.

Trong khi chờ đợi máy bay tới Nhật, tôi ngẫu hứng viết một bài thơ :

 

Lần này hội nghị âm thanh

Nara dạy hát song thanh rõ ràng

Kyoto gầy tạo danh vang

Tokyo trình diễn huy hoàng đàn môi

Lục tuần đã đến với tôi

Hiến dâng suốt cả một đời vui thay

Ước mơ sẽ có một ngày

Công thành danh toại đó đây hưởng nhàn .

 

8giờ 30 (giờ Nhật) máy bay đáp xuống phi trường Kansai International AirportOsaka .

9giờ 45 , tôi lấy hành lý , đi ra cửa hải quan không có xét gì hết . Bên ngoài có cô Hashimoto Hiromi chờ tôi . Sau khi chào hỏi xong, tôi mời cô Hashimoto ăn sáng tại phi trường . Sau đó , lấy xe lửa đi Nara . Đây là loại xe lửa chạy chậm từng trạm . Phải đổi hai lần mới tới Nara . Tôi lấy taxi đi lại hội trường cách nhà ga độ vài cây số .

12 giờ, tôi gặp một vài học trò cũ của Yamada Masashi, người bạn Nhựt đồng nghiệp của tôi . Có gặp lại Leo Fuks và Kenichi (người Nhựt nghiên cứu hát của sắc tộc Xhosa xứ Nam Phi và undertones) . Có chụp hình kỷ niệm lần gặp nhau đầu tiên này .

Sau đó tôi đi về khách sạn Mitsui Garden Hotel Nara, 8-1 Sanjo Hommachi, Nara City, 630-8122 Nara, Nhật Bản , đt: 0742-358831 . Tôi ở phòng 1029 (lầu 10), rộng rãi, cạnh nhà ga .

Ăn trưa cơm Nhựt ở trong khách sạn với món sashimi và cá kho, súp miso, cơm trắng giá 1500 Yen .

 Dùng cơm xong, tôi lấy taxi đi lại hội trường. Nơi đây có một công viên rất đẹp (Deer Park).

 

 

Tôi rảnh nên đi dạo vườn nai . Có nhiều nai được nuôi và du khách mua bánh cho nai ăn . Tôi đi viếng chùa Todaiji, một ngôi chùa lớn nhất xứ Nhựt . Hôm nay, trời nắng đẹp, hoa anh đào nở đầy cành thật đẹp . Tôi chụp một số hình và quay phim kỷ niệm . Tại chùa tôi có mua một ít quà kỷ niệm . Tôi ghé một tiệm cà rem mua cà rem ăn thử giá 300 Yen, rồi sau đó ghé lại một tiệm bình dân tên là TAKOYAKI (có nghĩa là viên bột tròn nướng, bên trong có nhưn) . Giá 10 viên là 250 Yen và một ly nước đá bào sirup giá 150 Yen . Thưởng thức món ăn bình dân vì thấy thiên hạ mua ăn nên thử cho biết .

Trở lại hội trường, nghe hai bài tham luận về vi tính . Tới 18giờ 30 tôi tới nhà hàng chiêu đãi với hàng chục món ăn. Rượu uống thả cửa, nào saké, rượu trắng , rượu đỏ, các thức ăn có sashimi, tôm luộc, sushi, tempura, trái cây (dưa hấu, dưa gan, nho), bánh đủ loại . Anh Leo Fuks làm một loại rượu khai vị có chanh xanh, pha rượu rhum . Chỉ tiếc là rất ít người thưởng thức , chỉ có tôi là uống loại rượu đó nhiều nhất để làm vui lòng bạn của tôi đã ra công làm . Tôi có gặp cô Michèle Castellengo, một ngưòi bạn đồng nghiệp đã từng giúp tôi về cách đo giọng hát cách đây trên 30 năm .

Trong buổi tiệc này có hai nhạc sĩ Nhật (hai cha con) đàn shamisen biểu diễn kỹ thuật rất điêu luyện, vừa có cổ, vừa có tân. Tôi thấy vậy mới nói với ban tổ chức cho tôi lên đáp lễ . Tôi biểu diễn hát đồng song thanh, đàn môi làm cho cử tọa trố mắt nhìn, và thán phục qua những tràn pháo tay vang dậy . Nhiều người tới khen tôi và rất ngạc nhiên với tài hát đồng song thanh của tôi . Mấy người khác thấy vậy bắt chước tôi lên sân khấu trình diễn . Anh Leo Fuks và Kenichi diễn tuồng Bush / Saddam Hussein không được tán thưởng vì có tính cách chính trị không hạp thời hạp cảnh, sai chỗ. Có một cậu Nhật hát bel canto opera nhưng không mấy xuất sắc . Không khí loãn dần . Mọi người lần lượt ra về . Tôi lấy taxi về khách sạn .

Gọi cho vợ hai lần (lúc 22 giờ và 23 giờ) nhưng không gặp .

Ngày đầu tiên trên xứ Nhật tại hội nghị tôi đã thu hút sự chú ý của nhiều người . Đó là một điểm tốt cho buổi tập hát đồng song thanh vào ngày thứ bảy tới đây . Hy vọng là như thế vì có nhiều người chứng kiến tài nghệ của tôi và đã biết chương trình dạy hát của tôi .

 

Nara thứ sáu 2 tháng 4, 2004 

Sáng nay tôi thức dậy lúc 7 giờ sáng , ăn lót lòng  cơm Nhật (1300 Yen) ở tiệm cơm “Hana Aoi” tại khách sạn có cơm , cá, súp miso, một ít  loại rau, trà xanh .

9giờ sáng tôi đi dạo phố Nara để biết chút đời sống  ở đây . Ghé lại một tiệm cà phê uống expresso và ăn bánh feuilletée có trứng chiên (262 Yen) tương đối rẻ . Đổi tiền ở nhà ngân hàng thì thấy người Nhật làm việc chậm hơn người Âu châu .

10 giờ tôi đi vào một tiệm bán đồ tất cả đều cùng một giá tiền là 100 Yen công thêm 5 Yen tiền thuế . Tôi chỉ mua một lọ keo để dán giấy . Sau đó tôi đi sang một tiệm điện tên Joshin chuyên bán máy móc và đồ điện tử. Hỏi mua một cái thay đổi kiểu gắn điện theo kiểu Nhật thì họ nói là không có , phải chờ một tuần để họ gởi mua . Tôi lấy làm lạ tại sao người Nhật không nghĩ là người ngoại quốc ở Âu châu khi sang Nhật phải đổi đồ gắn điện thì họ phải có sẵn để bán và giúp cho ngoại quốc có thể làm việc. Đằng này tiệm Nhật chỉ bán đồ gắn điện chuyển từ kiểu Nhật sang kiểu Âu châu thôi . Tôi mất cả tiếng đồng hồ để giải thích cho họ . Từ đó mới thấy rằng người Nhật không giỏi tiếng Anh . Muốn kiếm người nói tiếng Anh tại Nara không phải là dễ đâu .

Tôi đi ra khỏi tiệm mà thấy khó chịu trong người vì mất nhiều thì giờ một cách vô ích . Khi các bạn có đi sang Nhật , nên nhớ mua một cái thay đổi kiểu gắn điện theo mẫu Nhật trước khi lấy máy bay đi Nhật để tránh phiền toái khi cần phải dùng máy vi tính, hay máy quay phim, chụp hình cần phải có điện .

Tôi thử hỏi dân chúng đi đường , lựa người nào có dáng “trí thức” hỏi bằng tiếng Anh đường đi đến hội trường Nara New Public Hall. Có một người biết nói tiếng Anh cho tôi biết là chừng 3 km , đi bộ mất khoảng 45 phút . Tuy hơi xa nhưng nhớ tới đi bộ rất tốt cho sức khỏe. Trên đường đi, tôi có dịp xem các tiệm tùng Nhật, thấy họ săn sóc cách trưng bày . Các tiệm cơm dù không có tiếng Anh nhưng các món ăn đều có hình chụp hay làm bằng chất plastic giống như món ăn thiệt trưng bày trước cửa hàng để cho du khách nhìn vô là biết món ăn có những gì . Tôi ghé lại một ngôi chùa gần chỗ hội chụp vài tấm hình với hoa anh đào .

10giờ 40 tôi tơiù hội trường ghi tên để đi nghe một chương trình tụng kinh theo truyền thống Shomyo Phật giáo Nhật buổi tối . Sau đó tôi gặp anh Milan Rusko (Cộng hòa Tiệp) chuyên về nghiên cứu nhạc khí. Anh này muốn hỏi thăm về việc nghiên cứu của tôi . Tôi mới giải thích cho anh cả tiếng đồng hồ . Anh ta vừa nghe vừa ghi lời giảng giải của tôi, và tỏ vẻ khâm phục lắm .

Trưa hôm nay , tôi đi ăn cơm với Leonardo Fuks, Kenichi Sakakibara, Christiane Neuschaefer Rube, Nagomi (Nhật sống ở London, Anh quốc), một anh người Bỉ và tôi . Ăn ở tiệm cơm chay với gạo lức, tàu hủ, canh rau, trà xanh . Tôi có gặp anh Yamada Masashi, người mời tôi tới Nhật lần này .

Sau khi ăn xong, tôi trở lại hội trường , có đi nghe tham luận . Sau đó uống càphê . Tình cờ tôi gặp một anh người Bồ đào nha tên Octavio Ignacio, tôi biểu diễn cho anh ta thấy khí công của tôi ra sao . Có hai bà Tây phương đứng gần đó lắng tai nghe tôi với tất cả lòng cảm phúc . Sau đó tôi đi dạo ngoài vườn , có chụp một số hình ảnh .

17giờ 15 , tôi trở vô hội trường , gới điện thơ cho vợ . Ban tổ chức cho mỗi người đi nghe tụng Shomyo một ổ bánh mì sandwich jambon / phô mai .

18 giờ một số người đi nghe tụng kinh shomyo tại một chùa cổ kính có một tháp chuông xưa trên 1.200 năm được liệt vào gia tài thế giới .

Một ngọn tháp thứ nhì  được xây phỏng theo kiểu của tháp chuông xưa tạo thành một cặp tháp chuông trang nghiêm và thu hút rất đông du khách tới chiêm ngưỡng .

19giờ bắt đầu buổi lễ tụng kinh đặc biệt cho những người tham dự hội nghị và cho một phái đoàn khác của người Nhật . Phải nhìn nhận rằng truyền thống tụng kinh của Phật giáo Nhật theo phái Shomyo rất được duy trì và bảo vệ rất kỹ . Các nhà sư đi chậm rãi từ bên trong ra chánh điện trong khi đó đọc kinh với giọng rất cao . Thỉnh thoảng các nhà sư liệng những lá phiếu . Tôi đứng xa nơi tụng . Vậy mà bỗng nhiên có một lá phiếu rơi đúng vào tay tôi . Tôi cầm lấy không hiểu vì sao lá phiếu này có thể bay tới tay tôi như vậy . Một nhà nghiên cứu người Nhật rỉ vào tai tôi nói nhỏ rằng tôi là người rất may mắn được lá phiếu rơi vào mình như vậy . Không phải ai cũng được cái may đó đâu . Tôi liền khấn cầu nguyện để cám ơn Trời Phật đã cho tôi cái ân huệ hiếm có này . Tất cả những người khác thì chỉ lượm các lá phiếu liệng chứ không ai được phiếu rớt thẳng vào mình .

Tôi có tụng kinh theo các nhà sư và thỉnh thoảng chen vào những bồi âm do cảm hứng của tôi lúc đó . Một vài người Nhật đứng cạnh tôi có nghe tôi tụng và sau khi dứt buổi lễ đã nói với tôi là họ có nghe nhiều bồi âm mà không biết từ đâu tới và nghe rất huyền bí  . Tôi cũng không nói là tôi phát ra những bồi âm đó. Rất tiếc là tôi không có mang theo máy thu thanh để ghi lại để phân tách .

21giờ 30 cả phái đoàn ra xe buýt để đi về Nara . Tới giữa thành phố, tôi đi xuống cùng một số bạn bè đi tìm một tiệm cơm để ăn tối . Ở Nara, hầu hết các tiệm cơm đều đóng cửa lúc 22 giờ . Nhưng cả bọn vẫn đi rảo quanh phố cầu may . Tới một lúc nhóm tách ra làm hai . Tôi đi chung với nhóm có một anh người Áo, một anh người Bỉ, một cô Na Uy ở Trondheim, một anh Tiệp khắc. Tất cả là 6 người tìm được một tiệm cơm nhỏ trong một đường hẽm còn mở cửa. Tiệm này chỉ có hai phòng  khoảng 15 chỗ do một cặp vợ chồng đứng tuổi nấu . Tiệm này có tên là “ITZUMI” chuyên về món bún do bà chủ tự làm lấy trước khi nấu . Bà ta có biểu diễn cách làm trước mặt chúng tôi rất ngoạn mục . Tôi chọn món bánh phở đó, uống một ly bia KIRIN , trả tiền  1200 Yen . Ăn xong chia tay lúc 23giờ 30 . Anh người Tiệp tên Milan Rusko cùng đi với tôi để đưa tôi về khách sạn vì anh ấy ở một khách sạn gần đó .

 

Nara thứ bảy 3 tháng 4, 2004

Tôi vẫn quen thức sớm . Mới 7 giờ sáng đã chuẩn bị đồ đạc để lúc 11 giờ tôi có lớp thực tập hát đồng song thanh trong khung cảnh của hội nghị ISMA

7giờ 40 tôi rời khách sạn ghé lại một quán cơm bình dân Nhật để ăn sáng . Nơi đây tôi có một tô cơm, một trứng gà, rong biển, rau , và trà xanh mà chỉ trả có 390 Yen bằng ¼ giá buổi ăn sáng tại khách sạn tôi ở .

Sau đó tôi tới một tiệm chuyên về cà phê uống một tách cà phê expresso giống như cà phê Ý giá 165 yen .

Đi bộ lại hội trường và có thì giờ để tham dự một hội thảo về đàn đá bên Đại hàn . Tôi có phát biểu và cho biết là loại đàn đá dùng trong nhạc trong đền thờ đức Khổng Tử vẫn còn được nghe ở Đài Loan và cho biết là ở Việt Nam cũng có nhạc đền đức Khổng Tử nhưng bị mai một đi và không còn được sử dụng nữa . Sau đó nghỉ giải lao , tôi có chụp hình với ban tổ chức và tôi có biểu diễn một chút kỹ thuật hát đồng song thanh cho một số người đứng xung quanh đó nghe . Ai nấy đều trố mắt ngạc nhiên và thán phục .

11 giờ tôi bắt đầu dạy hát . Có khoảng 40 người trong đó có nhiều vị giáo sư các trường đại học nổi tiếng về âm thanh học . Tôi giải thích thế nào là hát đồng song thanh, thế nào là hát theo kiểu Tây tạng , kiểu Tuva, Mông cổ, vv... Sau một giờ thực tập, tất cả 40 người đều hát đồng song thanh . Giờ thứ nhì tôi dạy kỹ thuật thứ nhì với lưỡi gắn lên đốc giọng . Trước khi chấm dứt , mọi người đều hát được . Tôi mừng quá vì có kết quả ngay . Các vị giáo sư tới bắt tay khen tôi đã thành công như lời tôi nói trước khi dạy là tôi bảo đảm rằng sau buổi tập , ai cũng có thể hát đồng song thanh được hết . Nhiều người xin địa chỉ trang nhà của tôi (www.tranquanghai.org ) để biết thêm việc nghiên cứu của tôi

Tôi đi lại phòng của ban tổ chức gặp anh Yamada Masashi, người bạn Nhật thân nhứt của tôi cũng là một trong những người tổ chức hội nghị này . Anh rất mừng và khen tôi đã thành công trong việc dạy hát hai giọng . Anh đưa cho tôi một hộp cơm Bento (có rau, cá, cơm) để ăn trưa . Sau đó hai cô Hiromi và Sayoko đưa tôi đi thăm chùa Shinto Kasuga Shurain . Tôi có chụp hình và được hai cô giải thích phong tục của đạo Shinto bên Nhật . Trước khi vào chùa, phải rửa tay trái, và rửa mặt để được thanh khiết  . Tôi lại uống nước lúc rửa mặt vì nước đây thoát ra từ nguồn suối rất sạch . Khi đi tới gần chùa, tôi có rút xin xâm số 16 . Lá thăm cho tôi biết là cuộc đời của tôi sẽ gặp nhiều may mắn và còn tiến xa hơn nữa .

Trở về hội trường , Masashi thu xếp đồ đạc để đi Osaka bằng xe hơi . Kouhei Enoki, học trò của anh Yamada Masashi lái xe . Tôi ngồi cùng với anh Masashi và Hiromi . Sau hơn một giờ đi xe hơi thì tới Osaka . Đi lại thẳng nhà hàng  KOU, ăn theo kiểu cổ truyền .

17 giờ có tất cả là 8 người được mời tới ăn buổi tiệc này : Hiromi, Sayoko, Peter Desain (người Hòa lan), Makiko Sadakata, Nozomu Fujisawa, Kouhei Enoki, Yamada Masashi và tôi . Phòng ăn có chiếu trải dưới đất . Mọi người đều ngồi xếp bằng xung quanh một bàn dài . Các thức ăn thật ngon, có hơn cả chục món. Uống saké lạnh cả mấy lít . Tôi có xin một đôi đũa tre thật đẹp làm kỷ niệm .

19giờ 45 , ăn xong , no cành hông . Tôi tưởng đâu là hết rồi . Nhưng anh Masashi đưa tất cả tới một quán bar WE’LL uống một chai rượu đỏ Château Margaux (2001) rất ngon và cũng rất mắc tiền, đồng thời nếm món phô mai Pháp đúng điệu, nhưng thiếu bánh mì  . Bên Nhật có những quán bar như vậy rất nhiều . Quán nhỏ thôi , cỡ chừng 10 người khách vào uống là đầy quán . Vậy mà họ sống được và có khách tới lui thường xuyên . Sau đó tôi uống thêm một Gin tonic . Nhiều người khác uống các loại “mix drinks” . Có ông chủ tiệm nhà hàng tôi dùng cơm trước đó tới chơi . Masashi nhờ tôi hát biểu diễn hát đồng song thanh cho ông ta nghe . Ông ấy rất ngạc nhiên khi nghe và tỏ lời thán phục .

22giờ 30 mọi người từ giã nhau . Tôi được anh Kouhei Enoki, học trò của Masashi, lái xe đưa về Nara cùng với cô Sayoko .

23giờ 20 tôi tới khách sạn , chào từ giã và vào phòng gọi điện thoại thăm Bạch Yến để biết tin tức ở nhà ra sao .

 

Nara chủ nhựt 4 tháng 4, 2004

8giờ sáng thức dậy , ăn lót lòng  với hộp Bento mà ban tổ chức tặng cho tôi tối hôm qua . Uống trà xanh . Lúc này tôi hay quên , không nhớ có uống thuốc hay chưa vì tôi bịnh tiểu đường phải uống thuốc hai lần một ngày và uống đúng vào giờ ấn định .

10 giờ đi ra khỏi phòng . Trả tiền phòng là 30.827 Yen . Giá phòng mỗi ngày là 9.450 Yen . Cô chiêu đãi viên hướng dẫn tôi ra tận nhà ga Nara Station gần đó . Tôi mua vé xe lửa đi Kyoto giá 690 Yen . Tôi đứng chờ xe lửa ở bến số 4 . Xe lửa khởi hành 10giờ 41, rất đúng giờ . Ngồi trên xe lửa tôi xem lại những hình đã chụp tại Nara , khoảng 150 tấm với các đồng nghiệp về âm thanh học . Tuy chỉ sinh hoạt rất ít tại Nara nhưng thành quả rất tốt và cho thấy phương pháp dạy hát đồng song thanh của tôi càng ngày càng hiệu quả hơn, ai cũng có thể học được và học rất mau .

Tôi viết một bài thơ ngắn trên tấm bưu ảnh gởi về cho tôi

 

Thành công đại hội âm thanh

Nêu cao danh tiếng chẳng dành với ai

Năm châu bốn biển tỏ bày

Công trình sự nghiệp ngày nay rõ ràng

Chu du trên vạn nẽo đàng ,

Rắc gieo hạt giống cho ngàn năm sau

 

Kyoto chủ nhựt 4 tháng 4, 2004

11giờ 24, xe lửa tới Kyoto . Tôi đi kiếm taxi. Trời bên ngoài mưa và lạnh . Mọi người đứng làm đuôi rất có kỹ luật . Chờ 15 phút tôi leo lên taxi đi lại Kyoto Garden Hotel ở Oike Muromachi, Kyoto, tel (075) 255 2000, email office@kyoto-gardenhotel.co.jp  . Trả tiền taxi 1050 Yen (10 US dollars) . Vào bên trong khách sạn , ghi tên nhưng phòng chưa rảnh , phải đợi tới 15 giờ . Cạnh khách sạn có một nhà hàng tàu , tôi vào ăn trưa, một tô mì thịt heo ram, 1 món đồ hấp xôi nhưn thịt, và 1 tách cà phê, tổng cộng 1.350 Yen (13 US dollars) . Tôi sang dùng Internet miễn phí ở khách sạn .

15 giờ tôi vào phòng  201 lầu 2 . Phòng hơi nhỏ có hai giường cho tôi và một người bạn Đức chia phòng  tên Ingo, kỹ sư âm thanh của trường đại học Aachen (Đức) . Sau khi tắm rửa xong, tôi đi lấy metro (subway) . Từ khách sạn tới hội trường đi đường số 2 có 7 trạm , giá 260 Yen .

16 giờ, tôi tới hội trường , ghi danh và coi lại giấy tờ . Sau đó tham dự buổi tiếp tân . Uống các loại rượu, gin tonic, rượu đỏ, bia Suntori, ăn sushi, thịt bò cắt mỏng (loại saucisse). Chụp hình với GS Johan Sundberg, Leo

                                  

                               Trần Quang Hải trước bảng Hội nghị quốc tế âm thanh học

Fuks, Kenichi và Eva (Thụy Điển) .

19giờ30 tôi trở về khách sạn . Trên xe điện, tình cờ có gặp hai cô người Việt sinh sống tại Kyoto nhưng chỉ chào hỏi qua loa vì không có quen và lại phải xuống trạm xe điện . Vào phòng vẫn chưa thấy người chia phòng ở đâu .

Chờ tới 23 giờ , thì anh Ingo Witew (27 tuổi) mới vào phòng . Chào hỏi xong thì đi ngủ vì sáng hôm sau bắt đầu hội nghị và tôi phải trình bày bài tham luận .

 

Kyoto thứ hai 5 tháng 4, 2004 

7giờ sáng thức dậy. Ăn lót lòng ở tiệm cơm cạnh khách sạn. Tôi ăn cơm Nhật gồm có cá hồng (salmon), vài miếng rong biển, 1 trứng gà luộc, vài món dưa, 1 chén cơm, 1 tách trà (giá 840 Yen). Ăn ngon và đủ no .

Tại hội trường tôi nghe bài tham luận đầu tiên về âm thanh học do một giáo sư người Mỹ nói trong hội trường chánh rộng lắm (có thể chứa 800 người) nhưng chỉ có khoảng 150 người tới nghe .

10 giờ, tôi đi ra ngoài tới Event Hall, mở hàng cho chỗ uống trà Nhật theo nghi lễ. Đầu tiên cho ăn một bánh ngọt. Sau đó tôi được chỉ cách phải cầm tách  trà như thế nào, xoay 2 vòng rưỡi ngược kim đồng hồ, uống trà xanh bột từng hớp . Hớp chót cùng phải húp cho thật kêu chứng tỏ là trà ngon và mình thích . Tôi dùng tách trà thứ nhì . Sau đó tôi chụp hình kỷ niệm với những người pha trà cho tôi .

Tôi ghé lại một gian hàng CO DO MO chuyên về điện thoại cầm tay. Tôi biểu diễn hát đồng song thanh và nói chuyện bằng đàn môi. Mọi người hoan nghinh và xin chụp hình kỷ niệm .

Tôi ghé uống cà phê , ăn bánh ngọt . Rồi đi xem một lớp dạy viết chữ Tàu . Tôi có chụp hình giấy cắt origami, cách chưng bông ikebana .

12 giờ ăn trưa ở tầng thứ tư . Trong khi tìm cách lựa các món ăn trưa trên máy, có một ông giáo sư Nhật tên là Nakamura, 70 tuổi, giúp tôi lựa món lương với cơm . Nhờ đó tôi làm quen với ông Nakamura, giáo sư về âm thanh trong phòng . Ông này bây giờ hưu trí nên chỉ tới đây dự hội nghị để còn liên lạc được với giới nghiên cứu . Tôi có nói với ông ấy nếu có rảnh thì tới nghe tôi trình bày lúc 15 giờ .

13giờ 30 tôi tới phòng C1 gặp GS Johan Sundberg là người điều khiển chương trình “Singing Voice Session”. Tôi thử máy vi tính với máy phóng đại xong . Ông Johan Sundberg đề nghị giúp tôi phần phát thanh tài liệu về hát đồng song thanh . Tôi cho nghe 3 thí dụ về cách hát này của người Tuva và Mông cổ .

14giờ 20 bắt đầu khai mạc . Ông người Nhật đầu tiên là người nghiên cứu về giọng Nhật qua các nguyên âm . Trong phòng lúc đó ít người. Ông này có giọng nói khàn , tôi đoàn là ông ấy có vấn đề với dây thanh quản . Sau đó tới một cô người Nhật nói về giọng trong truyền thống hát Naga Uta (Trường ca)

Tôi là người thứ ba. Chương trình rất đúng giờ . Không ai có quyền lấn giờ của người khác . Mỗi người có 15 phút để trình bày và 5 phút dành cho phần thảo luận . Tới phút thứ 10 thì có tiếng sáo trỗi lên báo hiệu để chuẩn bị kết luận bài tham luận . Tới phút thứ 15 thì có tiếng trống đánh lên để người tham luận phải chấm dứt phần trình bày . Tới phút thứ 20 thì có tiếng cây nện rầm rầm . Nếu ai không nói xong cũng bị bắt ngừng lại để cho người kế tiếp lên diễn đàn .

Khi tôi bắt đầu bài tham luận , trong phòng đầy cả người vì có nhiều người hiếu kỳ muốn biết về kỹ thuật hát đồng song thanh . Họ có đọc bài tóm lược trong quyển sách do hội nghị trao cho những người tham dự hội nghị . Tôi giải thích thế nào là kỹ thuật cổ truyền, minh họa lập tức và tới phần nghiên cứu của những người ở Tây phương về hát đồng song thanh , đặc biệt là công việc nghiên cứu thể nghiệm của tôi . Tôi cho thấy qua phần minh họa những thành quả nghiên cứu của tôi với phần dẫn chứng tại chỗ qua máy vi tính . Bài tham luận chấm dứt đúng giờ và được tán thưởng nhiệt liệt . Họ thấy rõ là tôi nói và làm được chuyện tôi nói như biểu diễn những thể nghiệm bồi âm phía trên mà chủ âm (fundamental) vẫn giống nhau, cách viết chữ với bồi âm, cách chứng minh hình ảnh các chakras của yoga chứ không phải qua tài liệu thu thanh . Đó là điểm khác biệt với tất cả người tham dự hội nghị tại đây . Bài tham luận được xem là hay nhất của chương trình về giọng của đại hội .

Sau tôi là Kenichi nói về hát đồng song thanh qua âm thanh học với nhiều hình ảnh đo giọng (nasofibroscopy). Bài tham luận rất khoa học nhưng không có thí dụ âm thanh dẫn chứng .

Xong phần đầu của buổi thảo luận về giọng . Nhiều người tới bắt tay khen tôi . Anh bạn Nhật của tôi là GS Yamada Masashi rất thỏa mãn vì anh ấy đề nghị mời tôi tham dự hội nghị này và có kết quả tốt . GS Nakamura chuyên về nghiên cứu âm thanh học cũng có tới nghe tôi và tỏ lòng ngưỡng mộ . Có anh Tsai Chen Gia người Đài Loan tới chào, nói là có học hát đồng song thanh với tôi tại Đài Bắc khi tôi sang dạy ở Đài Bắc vào năm 2000 .

Nghỉ giải lao 40 phút, tôi có đi uống cà phê với Yamada Masashi và GS Nakamura .

Từ 16giờ 20 tới 18giờ, trong phần nhì của Singing Voice Session có 5 người tham luận chuyên về giọng Nhật không có gì mới lạ và đặc sắc .

Sau đó anh Yamada ngõ ý hỏi tôi đi ăn cơm tối với anh ấy . Có GS Nakamura, em Tsai Chen Gia Đài Loan, GS Christina Rube người Đức và tôi . Trên đườn đi lại nhà hàng  mà chưa ai biết là sẽ đi ăn ở đâu . Chỉ biết là đi tới tram Shijo đường xe điện hầm số 2 từ hội trường . Tình cờ gặp một người bạn của Yamada Masashi là GS âm thanh học . Anh này cùng nhập bọn . Tới một nhà hàng mà tôi không biết tên gì, anh Masashi chạy vào hỏi và sau đó chạy ra nói “OK”. Thế là cả bọn đi xuống hầm vì nhà hàng ở dưới hầm .

Nơi đây ăn theo kiểu Nhật, có nghĩa là phải cởi giày ra và ngồi trên chiếu để ăn . Anh Masashi “đi chợ” gọi toàn những món ăn ngon và lạ, tất cả là 10 món, ăn muốn nứt bụng . Uống sake lạnh cả chục bình . Tới lúc trả tiền, anh Masashi chỉ tính cho những bạn ngoại quốc mỗi người trả có 2000 Yen. Ba ngưới Nhật mỗi người trả 6000 Yen . Thế mới biết là người Nhật rất hiếu khách .

Tới 22 giờ, mọi người từ giã nhau. Hôm nay tôi làm tròn sứ mạng của người đi đự hội nghị và làm cho mọi người hài lòng . Tối lại về phòng , tôi gọi điện thoại cho Bạch Yến báo tin vui này .

 

Kyoto thứ ba 6 tháng 4, 2004

Sáng nay tôi ăn lót lòng theo Tây phương  để thay đổi và để cho biết người Nhật cho ăn lót lòng theo Tây phương ra sao và với những món gì . Thực đơn gồm có một ly nước cam, 2 khoanh bánh mì, 1 hủ mứt nhỏ, 1 miếng bơ, 2 trứng gà chiên trên một miếng thịt nguội. Ăn tạm được nhưng không no và ngon bằng cơm Nhật theo khẩu vị của tôi .

Hôm nay tôi đi dạo, viếng thăm danh lam thắng cảnh . Chương trình dự trù của tôi là muốn lấy xe buýt chở đi xem thắng cảnh nhưng khi nhìn thấy giá tiền thấy mắc quá nên lấy quyết định là tôi có thể tự tháo vát đi xem phong cảnh một mình .

Tôi đi lại trạm Oike gần khách sạn , chỉ đi bộ khoảng 200m. Ở đây tôi mua vế đi xe điện ngầm trọn một ngày giá 600 Yen (khoảng 6 US dollars). Có vé trong tay muốn đi đâu và đi bao nhiêu chuyến cũng được suốt một ngày , tôi đi viếng lâu đài Nijo, một di sản được Unesco nhìn nhận là di sản thế

giới . Quả thật là hùng vĩ và đẹp vô cùng. Tôi mua vé vào cửa giá 600 Yen . Tôi có chụp rất nhiều  hình. Xem cả gần hai tiếng đồng hồ. Đây là ngôi nhà của một ông Shogun rất rộng . Hàng chục ngàn người đi vào xem mỗi ngày . Sau đó tôi đi thăm vuờn hoa cạnh đó với

 

                                   Trần Quang Hải trước cây hoa anh đàobên trong lâu đài Nijo

đầy hoa anh đào . Tình cờ tôi gặp nơi triển lãm rượu Pháp Beaujolais với hàng chục hiệu như Morgon, Fleurie, Julienas, Brouilly, Beaujolais trắng và đỏ, Beaujolais Village, vv.. Tôi ghé lại thử rượu cả giờ và có rất đông người tới dự .

Rồi tôi đi lại tiệm cơm mà tôi ăn tối hôm qua vì tôi bỏ quên túi đựng máy chụp hình . Tôi đi tìm tiệm này mà không có địa chỉ , nhưng chỉ nhớ con đường thôi . Tìm được tiệm , tôi đi vào và hỏi người trong tiệm . May quá, họ đua túi đụng máy chụp hình vì tôi nói đúng nơi bỏ quên và tả đúng hình dáng . Đúng là xứ Nhật không có ai tham lam. Trên đường đi lại trạm xe điện hầm , tôi ghé lại một nơi bán bánh dọc đường (tôi không biết tên là bánh gì) nhưng ăn rất ngon và còn nóng hổi. Tôi ghé lại một tiệm bán pizza do người Nhựt nấu . Tôi ăn món spaghetti alla vongole (BONGORE) (bún với đồ biển) giá 900 Yen . Cà phê uống thong thả, nước ngọt cũng vậy . Như vậy là rẻ lắm . Khách trong tiệm toàn là giới trẻ không .

Sau đó , tôi lấy xe điện hầm đi tới một trạm khác , từ đó phải đổi ở trạm Oike . Tôi cứ nhắm mắt đi đại không có chương trình gì cả . Tôi rời xe điện hầm , đi bộ gần 30 phút trên một đại lộ thì thấy có bảng chỉ đường đi viếng 2 chùa Phật và một chùa Shinto . Tôi đi về hướng chùa shinto . Tôi có chụp hình phong cảnh nơi đây rất trang nghiêm và thật đẹp . Tôi có chụp cây hoa anh đào lớn nhứt xứ Nhật (theo lời người Nhật cho biết )

Tới gần 18 giờ, tôi đã viếng xong 3 ngôi chùa. Tôi ra ngoài phố, hỏi một người Nhật có dáng trí thức thì anh đó biết tiếng Anh , nói cho tôi biết là tôi đang ở khu Gion , một khu rất được du khách viếng thăm vì có nhiều nhà hàng cổ truyền , có nhà hàng với các cô Geisha, và co Gion Center là nhà hát nổi tiếng về nhạc truyền thống . Tôi hỏi đường đi tới Gion Center thì thấy có chương trình diễn mỗi đêm cho du khách ngoại quốc về một số tiết mục cổ truyền về nhạc và tuồng của Nhật . Nhưng nhà hát này chỉ mở cửa lúc 19giờ 10 và có xuất hát 19giờ 40 .

Tôi đang ở khu Gion, nên tôi nghĩ nên đi xem một lần cho biết . Tôi đi dạo khu phố này thì thấy có rất nhiều nhà hàng Nhật bán thức ăn cổ truyền nhưng giá tương đối mắc từ 3000 Yen tới 10.000 Yen (khoảng 100 US dollars cho môt bữa ăn). Tôi cũng đang đói bụng . Trong khi chờ đợi xem hát , tôi đi lần mò trên đường Shijo để xem có tiệm nào giá rẻ

hơn không . Tình cờ tôi thấy có một tiệm bán thịt bò, có món “Sabu sabu all you can eat” (thịt bò ăn thả cửa) giá 3.800 Yen  (38 US dollars) là tương đối rẻ nhứt .Tôi vào ngồi ăn , gọi món đó và uống một ly bia (500 Yen).

                                Trần Quang Hải ăn món Sabu Sabu bò

Món “Sabu sabu” giống món bò nhúng nước sôi, có tàu hủ, giá, cải tàu. Tôi ăn 6 dĩa thịt bò. Mấy người dọn trong nhà           

                                                                   

hàng bắt đầu “tái mặt” vì sợ bị lỗ khi thấy tôi ăn tới dĩa thứ 5. Đúng ra là họ không lỗ nhưng có lẽ là không lời nhiều vì bình thường người ăn chỉ ăn hai dĩa là nhiều vì có rau cải và bún rất nhiều . Tôi chỉ ăn thịt không chứ không ăn bún hay rau . Do đó tôi ăn rất nhiều thịt . Ăn xong là gần 19 giờ . Tôi đi lại Gion Center mua vé vào xem các tiết mục cổ truyền như: trà đạo, nghệ thuật cắm bông, nhã nhạc, song tấu đàn tranh Koto, hát tuồng Kabuki, hát trường ca Naga Uta và múa rối Bunraku . Chương trình ngắn gọn chừng một giờ , đầy đủ để hiểu qua các bộ môn đặc trưng của nền nhạc kịch cổ truyền của Nhật dành cho du khách không có nhiều thì giờ để tìm hiểu sâu xa hơn . Tôi có quay video vì được phép .

Tôi đi ra về phải đi bộ hơn 30 phút trên đường Shijodori. Tới trạm Shijo tôi lấy xe điện hầm để về khách sạn chỉ có một trạm thôi .

Tôi gọi điện thoại thăm vợ, và đi tắm sau đó . Một ngày thật đầy đủ với cuộc viếng thăm di tích lịch sử, chùa chiền và đi xem các bộ môn nhạc tuồng cổ truyền .

 

Kyoto thứ tư 7 tháng 4, 2004

Hôm nay tôi dùng điểm tâm Nhật . Dù không ngon bằng cơm Việt nhưng cũng đỡ hơn là bữa ăn lót lòng Âu Mỹ . Sau đó tôi đi bộ lại hầm xe điện để mua vé đi trọn ngày . Lần này tôi mua loại vé đi trọn ngày với bus và subway, giá 1200 Yen . Chỉ còn vài ngày nữa là trở về Pháp , tôi phải đi lại trạm Kyoto, mua vé phải trả 2950 Yen để đi từ Kyoto tới phi trường Sankai cho thứ bảy 10 tháng 4 .

Hôm nay tôi không đi dự hội nghị mà để suốt ngày đi thăm danh lam thắng cảnh .  Bắt đầu là đi tới trạm buýt để lấy xe bus D3 đi viếng vài ngôi chùa cũng khá xa . Ngồi trên xe buýt hơn cả tiếng đồng hồ, chưa thấy ngôi chùa mà tôi định viếng . Tình cờ ngó ra ngoài thấy cảnh vật khá đẹp, tôi liền nói với bác tài xế cho tôi xuống . Trước mặt tôi có một con sông. Thiên hạ đi dập dìu. Tôi chụp vài tấm hình, quay video, rồi đi dạo mát . Tôi thấy có một vườn hoa có vẻ đẹp , liền ghé lại , mua vé vào xem , trả 500 Yen .

 Bên trong cây cỏ trình bày nhẹ nhàng , đẹp mắt . Lại có một nhà uống trà . Tôi vào uống một tách pha theo phương pháp cổ truyền .

Viếng xong, tôi đi dạo bean ngoài thấy có cả trăm bức tượng Phật, mồi ông đứng một kiểu .

Trời cũng bắt đầu trưa, tôi ghé một tiệm cơm

 

 

                           

Trần Quang Hải trước cây hoa anh đào

 

dọc đường có vẻ bình dân, ăn hai con tôm tempura với cơm trắng , và uống một ly cà phê, trả 1.350 Yen (khoảng 12 US $). Tôi đi dạo thêm một chút , rồi đi ra đường cái chờ lấy buýt trở lại Kyoto . Dọc đường tôi ghé lại một ngôi đình Shinto, thăm viếng mà không biết đình này tên là gì .

Đi một hồi khát nước, tôi chọn một tiệm có bán cà phê để nghỉ chưn và uống một tách cà phê . Người chủ tiệm còn trẻ khoảng trên 30 tuổi và một cô dọn bàn cũng trẻ . Nhìn xung quanh thấy cách trưng bày trẻ và có “gu” . Tình cờ tôi nhìn bảng viết trên miếng ván gắn gần quày nước , tôi đọc và thấy

                               Trần quang Hải trước một đền shinto

viết tiếng Pháp nhưng có trật chánh tả . Trên bảng viết là “Gâteau de jour” (Bánh ban ngày) tôi phải sửa lại là “Gâteaux du jour” (bánh hôm nay và có nhiều loại bánh ). Tôi chọn bánh chuối (220 Yen) và uống cà phê expresso (260 Yen) . Tôi có hỏi anh chủ tiệm có biết nói tiếng Pháp hay không thì anh ta nói rằng anh có học tiếng Pháp ở đại học. Tuy chỉ ngồi đó độ 20 phút , tôi trò chuyện với anh ta trong bầu không khí vui vẻ .

Khoảng ngoài 14 giờ, tôi trở ra đường lớn đẻ lấy buýt trở về Kyoto . Chiều nay có buổi chiêu đãi tại hội trường . Tôi có ghi tên để mặc áo quần kimono theo đúng cổ truyền . Đúng 17 giờ , tôi đi lên tầng 4 của hội trường và vào phòng dành cho những người có ghi tên mặc kimono . Tôi chọn kimono đen . Mấy bà Tây phương cũng mặc kimono và tất cả chụp hình kỷ niệm

Tới 19 giờ thì khai mạc buổi chiêu đãi . Có tất cả 600 người tới dự . Thức ăn đầy cả các bàn .

Trần Q.Hải cùng mấy bà tây phương mặc kimonos

Trong chương trình giới thiệu nhạc có phần giúp vui của nhạc sĩ Nhật chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị . Mấy người nghiên cứu  có lên hát hợp xướng một vài bài ca cổ điển nhưng không gây sự chú ý , cho nên trong phòng ồn tiếng người nói chuyện . Khi tôi lên sân khấu trình diễn hai màn : hát đồng song thanh và đàn môi, cả cử tọa đều lặng thinh nghe và vỗ tay vang cả phòng . Khi tôi đi xuống , mọi người bu lại khen và hỏi thăm cách hát đồng song thanh ra sao . Một nhà nghiên cứu Đại Hàn ngõ ý muốn mời tôi sang Seoul để thuyết trình về hát đồng song thanh . Dù chỉ xuất hiện rất ngắn tại hội trường , tôi đã gieo vào đầu những người tham dự hội nghị một ấn tượng tốt đẹp về việc nghiên cứu của tôi và đối với xứ Việt Nam .

Khoảng 22giờ 30 tôi trở về khách sạn , lòng vui phơi phới vì đã mang lại tiếng tốt cho công trình nghiên cứu về hát đồng song thanh của tôi .

 

Kyoto thứ năm 8 tháng 4, 2004

Sáng nay tôi phải lấy xe lửa tốc hành Shinkansen NOZOME superexpress để đi Tokyo . Tới nhà ga sớm, tôi tìm được chỗâ đậu xe lửa cổng 11.

9giờ 34, xe lửa tới đúng giờ và đậu đúng nơi tôi đứng đợi . Tôi lên xe và ngồi ghế 13A, cạnh cửa sổ . Bên ngoài trời nắng đẹp .

Xe lửa tốc hành Shinkansen Nozome chạy mau nhất trong các loại xe lửa tốc hành của Nhật . Giá vé cũng mắc nhưng có cái lợi là đỡ mất thì giờ .  Từ Kyoto tới Tokyo xa 600 km mà chỉ mất có  2 giờ20 phút thôi .

11giờ 53 xe lửa tới nhà ga Tokhyo. Anh bạn của tôi , Leo TADAGAWA, cũng là người tổ chức buổi diễn cho tôi tại Tokyo, đã đứng chờ tôi sẵn . Hai chúng tôi ôm nhau chào mừng . Sau đó cùng đi bộ lại một tiệm cơm Tàu gần nhà ga . Tôi ăn món cá xào rau với cơm . Có một tô bún súp, dưa, giá 1.000 Yen . Trà uống miễn phí . Như vây là rẻ lắm , chứ ăn cơm Nhật thì phải mắc gấp 3 lần .

13 giờ, hai chúng tôi đi bộ lại phòng diễn cũng ở gần nhà ga . Có cả một toán lo trang trí phòng . Nơi đây , nhỏ , xinh xắn, có thể chứa 100 khán giả . Tôi thử đàn bầu do anh Leo Tadagawa cho mượn . Gặp Nadia, vợ của Leo là người xứ Yakutia mà tôi có quen cách đây gần 10 năm .

15giờ 30 tôi gặp Shuzi, một nhạc sĩ Nhật đàn môi Ấn độ, thuộc nhóm VIONS (có nghĩa là Bồi âm / Overtones). Anh này biết tiếng tôi , đã từng nghe tôi trình diễn tại Tokyo cách đây vài năm trước .

17giờ 30, tới giờ ăn cơm tay cầm cá thu và uống nước cầm hơi

18giờ 15, tôi thay quần áo diễn (áo dài the đen), rồi đi vào phòng diễn gặp anh Đỗ Thông Minh, ông Ebato Akira (một giáo sư Nhật quen tôi hơn 20 năm), và một số bạn .

19 giờ, phòng chật cả người , phải xếp thêm ghế . Tại phòng “Shakkyo” ở Yotsuya, Tokyo  có một bàn bày bán các loại đàn môi do 10 người Nhật đã thực hiện , dựa trên những loại đàn đã thấy và sáng chế ra . Anh Nagase Mahiko , dựa theo đàn môi Mông chế ra loại đàn môi tương tự nhưng tinh xảo hơn .

Anh Leo Tadagawa , đại diện cho hội đàn môi mở lời chào mừng quan khách và trân trọng giới thiệu tôi để mở màn chương trình . Tôi  mặc áo dài đen , trình diễn ba loại đàn môi xứ Yakutia, Nam Dương và Việt Nam qua bài “Đi viếng miền Thượng” do tôi sáng tác . Tôi đã chinh phục ngay khán giả với lối giải thích giản dị, và kỹ thuật tân kỳ do tôi chế biến . Khán giả chăm chú nghe và say mê với âm thanh huyền bí của đàn môi .Mới nghe đàn môi lần đầu , người ta có cảm tưởng như là tiếng “ểnh ương” kêu . Khi nghe lâu thì sẽ nhận thấy nhiều âm thanh mới lạ , giống âm thanh điện tử , có thể tạo những âm như trong loại nhạc “techno” . Tiếng vỗ tay của khán giả vang dậy trong phòng sau mỗi tiết mục . Tôi tiếp tục trình bày kỹ thuật gõ muỗng . Tôi cho thấy với một cặp muỗng súp thường , tôi có thể biến chế các loại tiết tấu khúc chiết, có thể gõ thành bài bản giống như synthetizer với tốc độ mau chậm khác nhau khi gõ lên các ngón tay, bàn tay, đùi, càm, miệng , vv…

Tiếp theo đó, Leo Tadagawa cũng biểu diễn đàn môi của Yakutia, Na Uy, Trung Quốc,  cho tới nhạc cụ đơn giản  là giấy xe métro, muỗng, nĩa, dao bằng nhựa tạo âm thanh bồi âm khi để vào trên môi vừa gõ vừa đánh . Sau phần đầu đã thu hút hồn người đến dự, tôi tiếp tục trong phần nhì cách hát đồng song thanh và chỉ cách cho mọi người cùng hát theo tôi .  Điều ngạc nhiên là sau vài phút chỉ dẫn, tôi chỉ định một vài khán giả để thể nghiệm cách dạy của tôi , mọi người đều hát ra bồi âm trước sự ngạc nhiên của cử tọa .Tiếng Nhật gọi là “baion shoho” (bội âm xướng pháp). Ca nhạc sĩ Shuji Okayama biễu diễn đàn môi Ấn độ và hát đồng song thanh rất điêu luyện và được khán giả tán thưởng .  Tôi trở lại với màn đàn môi của xứ Baskorkostan , và chỉ cách tụng kinh Tây tạng . Màn cuối cùng là ba người cùng tức hứng tức tấu rất đặc sắc . Một buổi giới thiệu nhạc hoàn toàn thành công . Hơn 30 người còn ở lại trao đổi với tôi về nhạc đồng song thanh và đàn môi .

Mọi người xúm lại xin chụp hình chung với tôi làm kỷ niệm . Ban tổ chức đãi ăn bánh, uống nước , rượu,  bia cho tới 22 giờ 30 mới tan tiệc . Anh Đỗ Thông Minh ở tới cuối

Nhạc sĩ Shuzi, Đỗ Thông Minh, TQHải, Leo Tadagawa

buổi , ghi thêm chi tiết các loại  đàn môi để viết một bài tường thuật về buổi trình diễn này trên báo Mekong của anh .

Trên đường đi về nhà Leo, tôi có nói chuyện với một cô người Nhựt tển là Mao hát đồng song thanh theo kiểu Kargyraa (tức là giọng trầm) rất hay và hát theo kiểu sygyt (giọng cao) cũng hay nữa . Tuổi còn trẻ ngoài 20, tự học lấy . Tôi rất ít thấy một người đàn bà hát đồng song thanh giọng trầm  hay như cô người Nhựt này . Không biết trong tương lai cô  này có bền chí luyện tập để tiến xa hơn nữa hay là chỉ đứng một chỗ vì  thiếu môi trường .

Sau khi đi xe điện ngầm tới gần nhà của Leo , chúng tôi ghé lại một quán cơm tàu để ăn tối mặc dù đã gần 1 giờ sáng rồi . Tôi chỉ  ăn một món cơm rau xào (580Yen), uống nước lạnh thôi vì cũng khá buồn ngủ . Leo gọi taxi đưa vợ chồng Leo và tôi về nhà . Cha mẹ của Leo vẫn còn thức để chào đón tôi, uống trà và ăn cơm táo tây ngọt ngon trước khi đi ngủ .

 

Tokyo thứ sáu 9 tháng 4, 2004

Sau khi ngủ ngon giấc trong phòng đầy sách vở và đủ các loại đàn môi, tôi thức dậy lúc 8giờ sáng . Rửa mặt xong xuôi tôi đi vào phòng khách thì đã thấy cha mẹ của Leo ngồi sẵn đó chờ tôi ăn sáng . Có cơm, cá salmon ướp muối, cá salmon sống trộn với hành sống, rong biển, súp misa, uống cà phê hay trà . Quả thật đúng một bữa cơm lót lòng theo truyền thống Nhựt . Tôi được may mắn là khi tới nước nào cũng có dịp được mời vào ở trong nhà, ăn cơm của xứ đó do người nhà nấu chứ không phải chỉ đi ăn cơm tiệm mà thôi . Nhờ đó mà tôi biết phong tục, đời sống của người bổn xứ . Oâng thân của Leo là giáo sư đại học về hưu, biết nói tiếng Pháp . Oâng có dịp nói tiếng Pháp với tôi và tỏ vẻ thích lắm . Oâng lại khoe ông mới có một miếng vườn nhỏ trồng bông , nhiều cây bonsai, các loại hoa anh đào, camelia . Leo thức dậy sau khi ông Ebato gọi điện thoại . Tôi có chụp hình làm kỷ niệm .

Leo đưa tôi lên lầu cho tôi xem các cây đàn môi mới mua sau này , vì tôi có ghé thăm Leo cách đây 4 năm . Có trên 2.000 cây đàn môi nhỏ được xếp đàng hoàng ngăn nắp trong các hộp . Phòng này lại có đầy CD chuyên về đàn môi .

 Có thể nói là chưa có một nơi khác có đầy đủ tài liệu sách vở, dĩa hát và nhạc khí đàn môi như nơi đây . Leo có cho tôi xem một phim video anh ấy quay ở xứ Kyrgyskistan . Nhạc rất giống nhạc

 

Leo và Trần Quang Hải trong phòng CD nhà Tokyo

Na Uy, đặc biệt là dùng 3 cung liên tục (do, re, mi, fa#). Lúc hát và lúc đàn môi nghe không giống cùng một giai điệu .

Đến 13 giờ, tôi ăn trưa cùng với gia đình Tadagawa. Hai đứa con của Leo tên Lena (8 tuổi) và một cậu con trai (5 tuổi ½) rất dễ thương  cùng ăn cơm với chúng tôi . Các món ăn gồm có cơm, canh nấm và hào (oysters) và rau dền (spinach). Có trái bí rợ (pumpkin) gọi là campoja vì trái này được xứ Nhựt khám phá từ xứ Cao Miên – người Nhựt gọi xứ Cao Miên là Kampoja). Trái cây thì có khóm và táo tây rất ngon ngọt . Sau đó uống trà xanh, ăn bánh bột gạo . Oâng Ebato gọi lúc 14 giờ chờ tôi ở tiệm của anh Đỗ Thông Minh .

14giờ30 tôi từ giã hai ông bà Tadagawa và Nadia (vợ của Leo) để lấy taxi đi ra nhà ga cùng với Leo . Lấy xe lửa để đi Ueno, rồi đổi xe lửa khác đi Shinagawa .

16 giờ Leo và tôi mới tới tiệm Mekong của anh Đỗ Thông Minh . Gặp ông Ebato chờ tôi trên 4 tiếng đồng hồ mà vẫn vui vẻ . Oâng ấy tặng tôi một quyển sách ông ấy viết về các dĩa CD chuyên về nhạc cổ truyền thế giới .

Anh Đỗ Thông Minh giới thiệu cửa tiệm anh và tặng tôi một dĩa CD của một nữ ca sĩ  Nhựt tên Tendo hát bài “Diễm Xưa” của Trịnh Công Sơn và bài này được lên Top Ten ở Nhựt gần đây . Anh Minh có gọi điện thoại bà Modori  Thúy (sinh năm 1941) ,

 

                             ĐỗThông Minh, Trần Quang Hải, GS Ebato Akira tại tiệm Mekong Center

nói tiếng Việt giọng Nam rất giỏi. Bà ấy có học đàn bầu tới cấp 2 ở Việt Nam trên 8 năm . Bà mới trở về Nhựt năm 2003 . Hiện bà có hai học trò người việt học đàn bầu với bà . Bà cũng có viết một quyển sách nhỏ về đàn bầu. Sau đó anh Minh đưa chúng tôi sang tiệm cơm Shiraki ngay bên cạnh tiệm Mekong dùng cơm tối .  Đây là một loại tiệm cơm rẻ tiền (có trên 800 tiệm như thế trên toàn xứ Nhựt). Tôi ăn món cá sống (sashimi), tôm sống ngọt, ăn sụn gà bọc chiên bột, cơm tôm, và một số món ăn chơi chả cá, uống bia 0,5 lit. Giá tiền chung cho 4 người là 8.975 Yen ( gần 90 US dollars) .

18 giờ 50, tôi từ giã mọi người , lấy xe lửa cùng đi với Leo tới nhà ga Shinagawa để lấy xe lửa tốc hành Shinkansen đi Kyoto . Tôi từ giã Leo và hẹn lần tới gặp lại nhau hoặc Tokyo hoặc Paris .

19giờ 21 , tôi lên xe lửa ngồi toa 4, ghế 13E . Trên 2 giờ sau là tới Kyoto, tôi lấy subway đi về khách sạn . Lại phải làm hành lý, vì sáng hôm sau là tôi phải đi Osaka, lấy máy bay trở về Pháp . Gần 24 giờ, anh bạn người Đức tên Ingo ở chung phòng trở về . Hai bên chào hỏi cho biết tin tức với nhau .

 

Kyoto thứ bảy 10 tháng 4, 2004

7giờ sáng tôi thức dậy , tắm rửa xong xuôi, ăn lót lòng theo kiểu Tây phương gồm có 2 trứng gà úp-la, bơ, thịt nguội, trái cây, cà phê, 2 miếng bánh mì nướng, một ly nước cam .

Ingo và tôi cùng đi lại quày khách sạn để trả tiền phòng . Hai bên chia nhau và mỗi người trả 41.000 Yen (khoảng 400 US dollars cho 6 đêm)

9giờ 15 rời khách sạn đi  lại nhà ga Kyoto, tìm khu xe điện JR để lấy xe lửa tốc hành Hakura đi tới phi trường Sankai ở  Osaka

9giờ46 tôi leo lên xe lửa ở bến xe 30 , tìm toa xe số 5, ngồi ghế 3D không có giữ chỗ . Trên xe lửa , tôi nhớ lại chuyện anh Đỗ Thông Minh kể cho tôi biết là người Nhật kỵ hai con số 4 và 9 vì số 4 đọc là  “Shi” mà “Shi” có nghĩa là “Tử” tức là chết. Còn số 9 đọc là  “Kyu” tức là “cực” (khổ cực). Cho nên ở trong các tiệm ăn thường không thấy các bàn số 4, 14, 24 hay 9, vv…. Ngoài ra khi đi ngang  qua một tiệm ăn , thấy có treo màn phía trước tức là tiệm mở cửa . Khi nào không thấy màn là tiệm đóng cửa .

Xe lửa tới Sankai AirportOsaka đúng giờ . Tôi đi vào phi trường phía Nam  thẳng từ nhà ga . Ở phi trường này có hai hướng Bắc và Nam , phải nên coi chừng vì tùy theo hãng máy bay đậu ở đâu . Tôi tới quày G, hãng JAL của Nhật thay thế cho Air France để bay về Paris . Sau khi đứng làm đuôi, tôi lựa quày hạng nhứt vì tôi có thiệp Frequence Plus màu xanh . Tôi đổi được chỗ từ hàng 40 lên 34 C, ngồi phía bên ngoài (aisle) . Máy bay loại Boeing 777.

Gởi hành lý xong, tôi đi mua bưu ảnh hình lâu đài Osaka để gởi cho tôi với một bài thơ lục bát ngắn .

Kyoto rực rỡ thành công

Song thanh nổi tiếng thỏa lòng một phen

Tokyo trình diễn vang rền

Đàn môi ngưỡng mộ nhớ tên để đời .

 

Ở lầu 3 phía dưới , tôi tìm một tiệm cơm ăn một tô súp bánh phở Nhựt có thịt phía trên giá 1.000 Yen .

12giờ 45, tôi đi qua hải quan, không có bị xét gì hết . Tới cửa hàng bán miễn thuế , tôi mua thuốc dán salonpas (3 bao gió 565 Yen một bao) cho Bạch Yến, và mua một chai rượu sake (1.800 Yen)

13giờ30, tại cổng 45, tôi phải lấy xe lửa tự động đi lại cổng 45 từ phi trường chánh . Cùng đi chuyến này có cô Michele Castellengo nghiên cứu âm thanh học  mà tôi quen trên 35 năm ở Pháp .

Trên máy bay , ngồi cạnh tôi là hai cô người Nhật tên là Matsumura Yoshiko (phụ tá nha sĩ) và Fujimoto Ayako quê quán ở gần Hiroshima mới lần đầu đi Aâu châu .

15 giờ, trên máy bay dọn cơm. Tôi uống rượu Nhựt trắng pha với soda, bánh bột gạo dòn . Sau đó ăn cơm Nhật, thịt bò với cơm, bánh phở xanh cây chế với nước sốt (giống canh). Có mấy loại rau giống rau ngâm dấm, và một cái bánh Nhật ngọt, hơi giống bánh dẽo của Việt Nam, uống rượu đỏ Bordeaux và trà xanh .

Nhân dịp này tôi xem phim “Le Samourai” với Tom Cruise, một phim Nhựt xưa không biết tựa, và một phim hoạt họa về con gấu .

22giờ tôi được cho ăn loại bánh bột gạo khai vị Otsumami

Tới 24 giờ thì ăn tối với spaghetti Ý với rau . Ngoài ra có salad trái cây và bánh ngọt . Tôi uống rượu đỏ Bordeaux “éFleur de Lynch” 12 độ . Tôi buồn ngủ quá, nhưng chỉ ngủ chập chờn .

2giờ 10 sáng (giờ Nhật, tức 19giờ 10 giờ Pháp của ngày hôm trước) máy bay đáp xuống phi trường Charles de Gaulle 2F .

 

Thế là xong một chuyến đi thành công như dự trù .

1.     Tại Nara, nhờ trình diễn tại buổi chiêu đãi trước khi tôi khởi sự trình bày lớp biểu diễn hát đồng song thanh mà tôi có tới trên 40 người tới dự buổi nói chuyện của tôi . Cả cử tọa đã đứng dậy vỗ tay hoan nghinh tôi vì tôi đã dạy cho mọi người có thể phát ra hai giọng cùng một lúc trong một thời gian rất ngắn .

2.     Tại Kyoto, bài tham luận của tôi cũng thu hút  người nghe đông đảo , và tại buổi chiêu đãi tôi trình bày hai tiết mục đàn môi và hát đồng song thanh được hàng mấy trăm người nghe và thán phục .

3.     Buôỉ trình diễn đàn môi tại Tokyo với số khán giả đầy phòng ngoài sức tưởng tượng của ban tổ chức. Nhiều người Nhựt biết tiếng tăm của tôi và cố ý đến nghe tôi diễn .