Bố tôi

 

Hương kiều Loan

 

Hè năm 97, ông chồng tôi giục tôi về thăm bố, bởi cụ đã 90, chưa biết sẽ "rụng" khi nào, dù cụ còn rất minh mẫn. Món quà quý nhất mà bố cho tôi là hai bức tranh chân dung do hai họa sĩ vẽ tôi hồi tuổi hồng. Hai bức tranh được cuốn tròn trong nhiều lớp giấy bọc ngoài. Tôi vô cùng xúc động khi nhìn lại chúng. Tưởng rằng chúng sẽ vĩnh viễn biến mất trên cõi đời này, như bức chân dung pastel mà họa sĩ Nhan Chí đã vẽ tặng tôi năm 66.

Cuộc đổi đời của dất nước đã gây bao nhiêu những mất mát cho mỗi thân phận đời người, những món quà tinh thần quý báu đó đã mất, thế nhưng.... nay tôi lại có được chúng lại trong tay. Hai bức tranh mà tôi còn nhớ như in trong tiềm thức. Đám bạn bè của tôi vẫn thường nhắc đến chúng, mỗi khi chúng tôi có dịp gặp nhau.

Một bức trắng đen, vẽ bằng than, do Nhan -Trung , người con trai trưởng của họa sĩ Nhan Chí, vẽ cho tôi, Trung hơn tôi một tuổi, Trung vẫn theo bố những khi ông đi vẽ, do đấy ngày xưa tôi đuợc hai bức, một của Nhan Chí, pastel mầu, và một của Nhan Trung. Bức khác, vẽ bằng phấn tiên, của họa sĩ Trí, giaó sư Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định năm 65, 66. Mấy chục năm trôi qua, thời gian đã làm rụng bớt một số phấn tiên trên giấy, và có chỗ đã sờn rách, nhưng với tôi,nó vẫn là món quà vô giá mà bố đẵ cho tôi bấy giờ. Có lẽ cụ biết tôi thích vẽ, nên đã cố gắng giữ lại những bức này, để đợi ngày đứa con gái út trở về thăm bố.

Tôi thừa hưởng cái khiếu về văn nghệ nơi bố. Cụ vẽ rất đẹp, dù chả học ở trường Mỹ - Thuật nào. Những ngày nhỏ ở ngoaì Hà Nội, mỗi khi thấy bố rảnh, là tôi thường quanh quẩn bên bố để mè nheo bố vẽ cho mình những hình con chim phượng, với bộ đuôi lông dài thậm thựợt, hoặc con rồng hung dữ phun khói nơi miệng.đầy lửa..Bố vẽ rất nhanh, bằng bút chì hay bằng bút lông với mục Tàu. Tôi rất hài lòng với những bức tranh "ngùoáy bút" của bố. Nhiều lúc đã thấy chán với tranh chim chóc, tôi dụ khị bố vẽ cho tranh người: những cô tiên với xiêm y lộng lẫy thuớt tha, hoặc ca'c tiên đồng với hai búi tóc quả đào coi rất dễ thuơng.

Ngoài bố, tôi có một ông chú thật tài hoa, vì chú tôi chơi violon rất giỏi, chú cũng có khiếu về hội họa và điêu khắc nữa. thuở còn ở trung học, tôi thường ra nhà chú ở đuòng Trần Hưng Đạo, để được nghe chú kéo đàn khi rảnh, và đựợc nghe giọng hát cao vút, trong vắt của thím tôi. Hai ông bà thật tâm đầu ý hợp. Tôi yêu nhạc từ ngày đó. Ngoài ra chú cũng thường giảng giải cho tôi và Minh Cường, con trai đầu của chú, hơn tôi vài tuổi, về âm nhạc và nghệ thuật. Cường cũng chơi violon và vẽ đẹp, đua theo Cường, tôi đã vẽ, và bức tranh đầu tiên của tôi, được chú khuyến khích, khen đẹp, làm con bé hý hửng lắm.

Tôi là gái út trong nhà, có lẽ vì thế được bố cưng chiều hơn cả, hay tại vì là con cầu tự chùa Hương, như lời mẹ kể lại. Những kỷ niệm về tuổi thơ, những ngày êm dềm hạnh phúc ngoaì Hà Nội, những buổi tối khi bố không thích ăn cơm nhà, đã cho tôi theo bố lên phố hàng Buồm để ăn cơm Tàu. Tôi được ngồi lòng bố trenâ chiếc xích lô quen thuộc mà mẹ thuê tháng để đưa chúng tôi đi học.

Những tiệm ăn hẹp và sâu, người hầu bàn thường mang ra từng mâm đồ ăn đã được làm sẵn, và để khách chọn lựa , bao nhiêu là món, món nào cũng hấp dẫn vì họ trình bày món ăn thật đẹp ,cái gì thấy đẹp là tôi lấy ra khỏi mâm.   Con bé tham ăn, gọi cho nhiều, ø cái bao tử thì nhỏ xíu, nỏ xiu…, bố vẫn không cản. Khi ăn không hết, bố mới bảo lần sau con đừng gọi nhiều như thế phí đi.

Bố biết tôi thích chơi búp bê, nên thỉnh thoảng đi đâu xa về, là bố lại mua cho một con búp bê thật đẹp, tích dần lại, tôi có đến mấy chục con, lớn nhỏ đủ hiệu, do Pháp sản xuất. và lũ búp bê đó được tôi mang theo vào tận miền nam, chúng đúng chen chucù nhau trong chiếc tủ kính lớn ở nhà.

Tuy đuợäc cưng chiều như vậy mà có lần tôi suýt bị đòn, chỉ vì cái tật nghich ngợïm không thua gì con trai! Một lần bố đi chơi đâu về, bất chợt bắt gặp tôi và mấy đứa bạn cùng phố, dám chơi đấu kiếm với bọn thằng lập, thằng Phong, lũ lỏi tì ở phố bên cạnh. Cuốn phim " Les Trois Musquetaires đang rầm rộ thuở đó, lũ nhóc nào cũng mơ làm anh hùng D'atagnan. Sau lần đó, bố nghe lời bàn của anh rể tôi, bèn gửi tôi vô nội trú ở Saint Paul, dù nhà tôi theo đạo Phật. Bố quan niệm chỉ có truờng đạo mới có kỷ luật nghiêm minh để giúp bố uốn nắn con bé nghịch ngợm không khác gì "Tom boy".

Thế là những buổi trưa hè tự do xưa kia đã bị biến mất, con bé buồn lắm ,nhớ lũ bạn vẫn cùng nhau lén người lớn lang thang lên tận hồ Hoàn Kiếm để nhặt hoa phượng, dể chia nhau ăn kẹo dừa, để chạy đua với nhau trên cầu Thê Húc. cong cong mầu đỏ như son

Tôi đã về lại chốn cũ, nhưng tất cả đã đổi thay. Bố tôi đã già quá, râu tóc cụ dài và bạc phơ, trắng như tuyết, cụ đẹp như một vị tiên phong đạo cốt. Tiếc rằng vì tuổi tác, bố đã không thể cùng chúng tôi ra tận Hà Nội, thăm lại chốn cũ, nơi bố đã hơn nửa đời người gây dựng mấy căn nhà to lớn, để rồi nay người thân chỉ được nhà nước "ban phát" lại cho một phần của căn lầu hai tầng. ( bên dưới nhà đã bị họ xung công, chỉ chừa cho một lối đi nhỏ lên lầu.) mấy căn nhà to lớn khác ở Cửa Nam và đường Tràng Thi, thì đã bị chiếm trọn. Tôi nghĩ có lẽ vì thế đã bố không về lại Hà Nội! Bố về sẽ đau lòng lắm lắm.

Tôi đã ngỡõ ngàng khi đứng trước của nhà ngày xưa, nơi mà tôi đã có bao kỷ niệm êm đềm ngày nhỏ... Ngôi nhà thân yêu đã hoàn toàn biến dạng ! thảm hại!

Người thân giờ tan tác mọi nơi....tôi đã về lại chốn cũ, nhưng chỉ còn những ngậm ngùi và mất mát đầy hồn! biết thế không về nữa cho xong!

 

Hương Kiều Loan

(Links: xin xem tranh chân dung HKL)
Chân Dung HKL qua nét vẽ của Nhan Trung
Chân Dung HKL qua nét vẽ của Trí