Sơ Khảo Dân Nhạc Đồng Bào Thái Ở Việt Nam

Trần Quang Hải

Người Thái, một trong 54 sắc tộc ở Việt Nam, sống đông đúc ở miền Tây Bắc xứ Việt Nam. Họ đến định cư tại Việt Nam từ thế kỷ thứ 10 và hiện nay dân tộc Thái đã có gần 400.000 người. Ngôn ngữ Thái hiện nay đã được xếp vào nhóm tiếng Thái hay còn gọi là nhóm Tày Thái. Những dân tộc cùng hệ ngôn ngữ Thái ở miền Tây Bắc còn có nhóm : Lào, Lự, Tày, Nùng, Giấy, Pu Nà .

Trước khi nghiên cứu về nhạc và các điệu múa của người Thái, thiết tưởng chúng ta nên có một khái niệm sơ về người Thái nói chung . Mặc dù cũng có những đặc trưng cơ bản của người Thái ở miền Tây Bắc, ta nhận thấy có hai ngành Thái: Thái Trắng vàThái Đen . Đó là một đặc điểm cần lưu ý đến khi nghiên cứu về họ .

Thái Trắng có thể chia làm hai nhóm địa phương . Nhóm thứ nhất cư trú ở phía Bắc trong các huyện Mường Lay, Mường Tê, Phong Thổ, một phần ở Tuần Giao, Quỳnh Nhai, Sinh Hồ, Tủa Chùa, và xã Ngọc Chiến thuộc Mường La . Nhóm này có những đặc trưng văn hóa của một nhóm địa phương thống nhất như cùng một vùng thổ ngữ, một loại hình sinh hoạt phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật dân gian, tôn giáo, vv... Nhóm thứ hai nằm ở phía Nam trong các huyện Mộc Châu, Phú Yên và một phần Văn chấn . Nhóm này do ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khác nhau, nên chỉ có thể thống nhất trên những nét chung chung như : cùng chung một chuyện kể về nguồn gốc vàsự Thiên di, cùng một phong tục tập quán, một loại hình văn học, nghệ thuật dân gian .

Thái Đen có những đặc trưng của một nhóm địa phương tương đối đồng nhứt . Đồng bào Thái Đen hiện nay sống ở các huyện Văn Chấn, than Uyên , Mường La, Thuần Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Tuần Giao, Điện Biên, Phong Thổ, Sinh Hồ, Quỳnh Nhai. Một nhóm Thái Đen có hơi khác một số điểm về tập quán và thổ ngữ hiện nay cư trú ở huyện Yên Châu , nên thường được gọi là Thái Yên Châu .

Sự phân chia thành hai ngành Thái Trắng vàThái Đen ở miền Tây Bắc hiện nay là kết quả của một quá trình trên những diễn biến lịch sử lâu dài và khá phức tạp. Có người cho rằng Thái Đen vì họ ăn mặc đen, quấn khăn đen . Ngược lại Thái Trắng được gọi như vậy là vì họ ăn mặc trắng, quấn khăn trắng . Tại sao lại có chuyện ăn mặc khác nhau như vậy ?  Nên biết rằng người Thái Trắng có nơi khi thờ cúng tổ tiên lại ăn mặc đen ? Có một giả thuyết cho rằng là người Thái Trắng có nước da trắng hơn người Thái Đen ! !

Nơi sinh sống của người Thái được gọi la ø"bản" và "mường" . Nhiều bản hợp lại thành một "mường" nhỏ . Nhiều "mường" nhỏ hợp lại thành "châu mường". Ngay từ đầu các "bản" , "mường" đã phân chia rải rác tương đối đông đúc trên những vùng cư trú của ba nhóm địa phương vùng Tây Bắc .

Về mặt tôn giáo, người Thái cho rằng trên trái đất này có hai thế giới : thế giới của sự sống, và thế giới hư vô . Thế giới sự sống bao gồm sự tồn tại của con người, muôn vật vàcác hiện tượng trong thể trạng thực mà người ta có thể nhìn thấy được . Thế giới hư vô bao gồm một cõi sống mà họ gọi là "phi". Thí dụ như người ta muốn sống và sống được là nhờ "phi khuôn" của người va øvật tức la  "phi then" có nghĩa là chủ cõi trời .

Người Thái cũng như các dân tộc khác vì đã sống qua các thời kỳ lịch sử nên họ có những tín ngưỡng linh hồn, tín ngưỡng thờ thần ma .

Sau khi nhìn qua một vài khía cạnh sắc tộc và tôn giáo của sắc tộc Thái, chúng ta thử tìm hiểu âm nhạc dân gian và điệu múa cổ truyền của họ .

ÂM NHẠC DÂN GIAN

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật được người Thái ưa thích . Trong cuộc sống hàng ngày, "khắp" (hát) đối với họ không thể thiếu được . Người ta nghe hát hoặc hát cho mọi người nghe một cách rất say mê.  Trước đây đã từng có những cuộc hát kéo dài tới hai , ba ngày đêm . Qua loại hát, không những người ta chỉ thưởng thức những thi vị của ý thơ mà còn gởi gắm tâm tình vào những âm thanh trầm bổng của giọng hát hay nữa .

Ngoài loại hát, người Thái còn có những nhạc khí để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình hoàn toàn bằng âm thanh không cần có lời hát . Những nhạc khí này đã đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên âm nhạc dân gian của người Thái .

Âm nhạc dân gian Thái có nhiều làn điệu khác nhau được cấu trúc trên các âm giai ngũ cung mà người Kinh gọi là Hò xự xang, xê, cống, líu . Người Thái chưa có phương pháp ký âm nên không có tên gọi các cung bậc của âm giai .

Hát được người Thái gọi la ø"Khắp" . "Khắp" có thể đồng nghĩa với hát, hò, ngâm. "Khắp" có rất nhiều làn điệu và mỗi làn điệu dùng để thổ lộ tư tưởng và tình cảm khác nhau .

Một lối "Khắp" rất phổ biến , đó là những giọng mà người Thái gọi la ø"quám khắp" (hát thơ). Đây làlời hát dùng cách hát để làm hình thức để diễn đạt nội dung bài thơ . Như vậy , hễ có thơ là người ta có thể hát ngay theo một lối hát cho hợp thể loại . Đó chính làcác điệu dân ca biểu hiện bằng các lối hát thơ thích hợp với làn điệu của từng vùng cùng làtruyện thơ, nhưng khi hát, làn điệu khác nhau hoàn toàn . Chẳng hạn như không bao giờ người ta hát tập thơ sử Tây pú xớc như tập anh hùng ca Chương han . Hoặc người ta cũng không hát Phanh Mường (kể chuyện dựng mường) như hát truyện thơ Chàng Lù, Nàng Ủa . Lại cũng có thể có hai lối hát cho cùng một tác phẩm thơ . Truyện thơ Sống Chụ Xon Xao, khi nằm để ngâm nga thìphải theo làn điệu "khắp xư", nhưng khi trong các bữa tiệc cưới thì phải theo làn điệu "khắp báo xao"... Như vậy một bài thơ, hoặc một truyện thơ bao giờcũng là một bài hát . Hoặc cũng có thể nói được rằng cứ hát là đã có nội dung thơ . Do đó người Thái gọi baì thơ sáng tác là "khắp bắ" nghĩa là tự Nghĩ ra thơ để hát . Ngày xưa người làm thơ thường được gọi là "mo khắp bắc" (mo hát thơ), "chang khắp bắc" (người khéo hát thơ), "sây khắp bắc" (thầy hát thơ) , hoặc "nài khắp bắc "(có nghĩa là người giỏi về hát thành thơ ) . Như vậy làn điệu của hát rõ ràng đã diễn tả được ý thơ theo quan niệm thẩm mỹ âm thanh làn điệu thì đặc tánh âm nhạc dân gian Thái đã hình thành . Lúc này người ta không nhất thiết phải hát bằng lời thơ mà chỉ cần xướng âm , thổi sáo, hoặc dùng các nhạc khí, vv... biểu hiện làn điệu của hát thơ, người ta cũng có thể nhận ra một cách chắc chắn đó là âm nhạc Thái .

Hát thơ cũng có rất nhiều làn điệu .

Hát thơ theo làn điệu "khắp xư" là một lối đọc thơ nhưng theo một quy cách hát, thường phổ biến trong cách đọc phần lớn các truyện thơ . "Khắp xư" có nghĩa là hát thơ , bởi vậy có lẽ phải có các thể thơ, giọng hát này mới ra đời . Làn điệu của "Khắp xư" biểu hiện sự sắp xếp nhịp điệu cung cách của thơ Thái . Đó là lời thơ tự do . Các câu thơ tùy , có lúc sẵn tiếng nhưng phần lớn thường lẻ tiếng như 3, 5, 7, 9, 11,13, vv... Thơ không bó buộc phải theo một luật bằng trắc, nhưng rất chú trọng các thanh trầm bổng cân đối nhịp nhàng . Không gieo vần thơ ở tiếng cuối màlấy tiếng cuối câu trên gieo ở tiếng đầu, thì 2, 3, 4 (vần lưng) ở câu dưới. thể hát thơ "khắp xư" mang tính chất ngâm nga .

Tuy nhiên, do cấu trúc của làn điệu đã biểu hiện được tính chất của hát nên người Thái đã gọi thơ là "khắp", có nghĩa là hát, chứ ít sử dụng từ "xư bắc" (thơ) một cách riêng rẻ . Nếu đem so sánh tiếng Việt với tiếng Thái thì thấy như sau:

Tiếng Việt, thơ, ngâm thơ, ca dao, thi ca

Tiếng Thái "xư khắp bắc", "khắp xư", "khắp", "khắp"

Người Việt có từ chỉ thơ và ca, còn người Thái chỉ có "khắp"dùng cho cả thơ lẫn ca .

Nhờ nhịp điệu của loại thơ 5 chữ, "khắp xư" (hát thơ) lại không thể hiện tính chất ngâm nga của thơ . Lúc đó "khắp xư" trở nên bài xướng thơ có nhịp phách . Ngược lại có thể nói đây là lối đồng ca thơ, dùng mở đầu cho một làn điệu múa .

Những bài đồng dao trẻ em Thái càng thể hiện tính nhịp phách một cách rõ rệt hơn . Đó làbài hát thơ có nhịp 2/4 khiến cho trẻ em vừa đọc vừa vỗ tay.  Tiếng cuối câu thơ được nhấn hai lần vào nhịp mạnh làm cho bản đồng dao mang tính chất ngây thơ .  Như vậy rõ ràng lối "khắp xư", một mặt còn nằm ở dạng chưa ổn định về nhịp phách, vì tính giai điệu của âm nhạc còn tùy thuộc quá nhiều vào thơ . Mặt khác cũng đã xuất hiện khuynh hướng ổn định về nhịp phách và hình thành cấu trúc giai điệu để tạo thành những bài ca khúc dân gian hoàn hảo . Từ sự thể hiện tính làn điệu của "khắp xư" mà những làn điệu ở các vùng khác xuất hiện .

Dân ca trữ tình gọi la ø"khắp báo xao" (hát trai gái), "khắp chiêu" (hát reo), "khắp au hua, au hang" (hát cùng kéo đầu , cùng vuốt đuôi) là một thể hát thơ . Làn điệu thường mở đầu bằng chuỗi tượng thanh hò. Tiếp theo làlối hát ngâm nga từ 1 tới 2, 3 câu thơ và kết bằng một chuỗi tượng thanh hò .  Cứ như vậy, làn điệu được nhắc đi nhắc lại theo thể đơn nhất để diễn tả nội dung bài thơ . Phải chăng đây là nguồn gốc tạo ra cấu trúc ba thành phần của âm nhạc dân gian Thái : mở đầu, phần giữa, và phần kết thúc ?

Ở một vài nơi, người Thái địa phương còn có lối hát được gọi là "khắp phẳn" (hát xoán lại). Thường cứ hát trên làn điệu "khắp xư" rồi lại chuyển sang hát dân ca trữ tình . Mục đích của "khắp phẳn" là để gắn những câu tình tứ của người hát theo thơ dân ca với câu tinh tứ đã được khẳng định ghi chép lại trong các truyện thơ Thái .

Lối hát "khắp phẳn" phải chăng cũng là cách tập hợp một số làn điệu tập thể đồng ca . Một người cất tiếng hò, cả đám hò theo để hưởng ứng . Sau đó, người hát chuyể n sang hát ngâm nga đổi câu thơ rồi hò, cả đám lại hò hưởng ứng . Lối hát đó đã làm tiếng thơ thêm tươi sáng và vui hẳn lên .

Hát thơ trữ tình đã tiến tới sụ thống nhứt trong các làn điệu dân ca của từng vùng Thái . Vùng Thái Trắng ở miền Bắc thường vừa hát vưà đệm đàn tính . Giai điệu của hát và các đàn tính theo lối đệm khác nhau nhưng rất ăn nhịp tạo một sự hòa hợp âm thanh làm tình cảm trở nên trong sáng . Vùng Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu còn có"lối hát đệm sáo gọi là "pí pặp" với làn điệu biểu hiện tình cảm say đắm . Ở Mường La, người ta còn có giọng hát gọi là "loang tông" (xuôi theo lòng cánh đồng) thường để diễn tả nỗi ai oán trong sự phũ phàng của tình yêu . Người Yên Châu rất ưa dùng khèn bè để đệm cho hát . Trong một làn điệu nghe tưởng như rất khúc chiết vì tiếng hát xen với tiếng khèn bè rất nhộn nhịp chồng chất nhau . Tiếng hát của người Thái Mộc Châu khi cần thiết cũng đệm bằng ống tiêu gọi la ø"pí khúi" hay còn gọi là "pí thiu".

Tiếng hát xưa còn được nghe trong những làn điệu "Khắp mo". Đây là giọng hát của những "mo chang" dùng để diễn đạt tứ thơ trong tôn giáo , và đặc biệt phổ biến hơn, người ta sử dụng giọng "khắp mo" để diễn ca các tập thơ lịch sử . Nói một cách khác, khi đọc các truyện thơ lịch sử một cách đúng nhứt bao giờ cũng phải diễn tả bằng giọng hát "mo". Ở đây giai điệu thường chỉ nằm tren các quãng 3 (do-mi) và quãng 5 (do-sol) , với nhịp điệu rõ ràng biểu hiện vẻ trang nghiêm của chất thơ lịch sử .

Bên cạnh hát "mo", dân ca Thái còn có lối hát "chương han" (thơ kể chuyện về chàng Chương gan dạ) gọi là "khắp Chương".

Ngoài "khắp mo", trong lối hát thơ phục vụ cho tôn giáo Thái còn phải kể đê 'n các giọng hát gọi là "khắp một". "Một" đàn ông hát đệm theo sáo nứa (co lưỡlam đồng) gọi là "pí láo", còn gọi cách khác là "khắp một láo". "Một" đàn bà không đệm theo nhạc cụ và gọi là "khắp một nhính" hoặc "khắp một há ní"  Đây là lối sử dụng âm nhạc để gây cho những tín đồ của thế giới hư vô . Âm nhạc ở đây trở thành tiếng ru lòng người chập chờn như liều thuốc mê . "Khắp một láo" (một đàn ông) không những chỉ có làn điệu mà đã có những đoạn hát có nhịp phách hẳn hòi . Do đó cũng có thể coi những đoạn hát đó là một loại ca khúc hoàn hảo của âm nhạc dành cho các "một" của người Thái . Phải kể tới các bản ca khác xuất hiện trong các dân vũ Thái Trắng được mang tính độc lập của nó với thơ . Khác với các bài hát thơ , những bài ca này , cấu trúc nhạc thực rõ ràng, nhịp phách phân chia đàng hoàng .  Có thể kể ở đây những bài bản như "Táng Xạ", "Nhụm Hứa", "Inh lả ơi", vv.....

Nhạc khí Thái có đàn "Tính Tẩu" một loại đàn dây rất được ưa chuộng . Ngoài ra có nhiều loại "pí" (sáo) va ø"kén (khèn bè). Thêm vào đó có nhạc cụ gõ như trống, chũm chọe, chiêng .

Ve àmúa , người Thái có rất nhiều điệu múa như múa tập thể "xé vòng", "xé lảng" (múa mộc), "xé pén" (múa khiên). Một loạt điệu múa dính liền với đời sống hàng ngày như múa khăn, múa nón, múa chai, múa hái rau . Múa "xé cắp" (múa cằm bẫy) của Thái được người Việt chế biến thành múa sạp .

Một số điệu múa cải biên như "Nhụm Hứa" (đẩy thuyền) biến đổi từ múa khăn, "Tạng Xá" từ điệu múa khăn vừa hát vừa múa theo điệu nhạc đàn tính

Sự đóng góp của âm nhạc dân gian Thái rất lớn trong nhạc dân tộc Việt Nam . Trong tương lai, với điều kiện nghiên cứu cho phép, chúng ta sẽ có dịp khám phá biết bao truyền thống dân nhạc của 54 sắc tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và sẽ mang lại cho chúng ta một niềm tự hào vềsự phong phú của dân nhạc, đa văn hóa của nền nghệ thuật đa dạng tại Việt Nam .

Trần Quang Hải