Tổng kết nhạc Việt hải ngoại năm 2003

Trần Quang Hải (Paris, Pháp)

 

Mỗi năm tôi đều viết một bài tổng kết sinh hoạt âm nhạc tân cổ Việt Nam rải rác khắp nơi trên thế giới . Tôi không thể liệt kê tất cả những biến cố âm nhạc vì thiếu báo chí , tài liệu . Tôi chỉ viết những gì tôi có trong tay đặc biệt chú trọng nhiều vào sinh hoạt của chúng tôi để bổ sung vào những bài vở về âm nhạc đã được đăng trên các báo ở Hoa kỳ, Gia nã đại, Pháp, Úc , và Nhựt .

 

Tháng giêng

 

Đêm họp mặt tất niên của lớp nhạc Hoàng Nam tại Montreal (Canada)

Hàng năm, lớp nhạc Hoàng Nam tại Montreal đều có tổ chức một buổi tiệc tất niên (văn nghệ, dạ vũ) để các nhạc sinh có dịp thi thố tài nghệ trên sân khấu và thắt chặt tình bạn, tình thầy trò . Ngày 31 tháng 12, 2002, tại nhà hàng Kam Fung ở Montreal, với sự hiện diện của 250 quan khách do 9 nhạc sinh của Hoàng Nam là Lệ Dung, Tiên Dung , Lệ Thanh, Ngọc Vân, Viết Huy, Sỹ Thực, Văn Trọng, Đăng Tú, và Xuân Tuấn tổ chức . Những ca sĩ tham dự gồm Mai Thy, Mộng Hùng, Mỹ Dung , Mỹ Hương , Phạm Ân, Viết Huy, Quỳnh Liên, Hoàng Mai, Ngọc Anh, Tina, Tường Loan, Thanh Yến, Ngọc Diệp, Ngọc Việt, Tú Hiến, Trần Văn Thư, Phi Bằng, Dương Anh, Dương Hiển, Bích Huyền, Trần Ngọc và Lệ Thanh . Buổi sinh hoạt rất thành công trong tiếng nỗ nút champagne để chào đón mừng năm 2003 .

*Trần Quang Hải nhận giải thưởng chương trình Truyền hình Pháp FR3 « C’est Mon Choix »

Ngày 1 tháng giêng 2003, từ 13giờ 55 tới 15giờ 10, Trần Quang Hải được mời tham dự chương trình truyền hình Pháp FR3 « C’est Mon Choix » do Evelyne Thomas điều hành chương trình để nhận giải thưởng của « C’est Mon Choix » . Có 11 người được giải này sau khi lựa chọn những người đặc sắc nhất trong 3 năm qua kể từ khi khai trương chương trình này . Chương trình truyền hình này rất được dân chúng ưa thích, được chiếu mỗi ngày và có hàng triệu khán giả theo dõi . Mỗi tháng có một chương trình dài hơn vào buổi tối có tới 5 triệu người xem . Trần Quang Hải đã được mời lên chương trình này ba lần để giới thiệu những khám phá đặc biệt về giọng, đàn môi .

· Trần Quang Hải & Bạch Yến trên đài phát thanh BBC , Radio 3, tiếng Anh

Ngày 4 tháng giêng 2003, từ 14 giờ tới 15 giờ (giờ Pháp) , Trần Quang Hải và Bạch Yến được mời tham gia chương trình phát thanh của đài BBC, Radio 3 (Anh ngữ) ở World Routes do bà Lucy Duran điều hành với đề tài « Cái nhìn của một nhạc sĩ Việt Nam tha hương trên 40 năm đối với hiện trạng nhạc tân và cổ ở Saigon » . Chương trình thứ nhứt về hiện trạng nhạc Việt ở Hà nội được phát thanh vào ngày thứ bảy 28 tháng 12, 2002. Trần Quang Hải và Bạch Yến đã gặp gỡ các giáo sư , nhạc sĩ của Viện âm nhạc Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Văn Mùi và ba người con Khuê, Tiến, và Thúy Hòa chuyên về Ca Trù, nữ nhạc sĩ Thanh Thủy, huy chương vàng đàn tranh 1998, và một chương trình múa rối nước của đoàn Thăng Long dành cho phần chương trình nhạc miền Bắc . Chương trình ở Saigon gồm có phần phỏng vấn nữ giáo sư Phạm Thúy Hoan cùng ái nữ là nữ nhạc sĩ Hải Phượng , huy chương vàng đàn tranh và người đàn độc huyền giỏi nhứt miền Nam cùng với đàn Trưng, Papung. Ngoài ra còn có gặp nhạc sĩ Nhứt Dũng chuyên về nhạc lễ miền Nam và có đi thu vài tụ điểm vọng cổ và tân nhạc . Cả hai chương trình nói tiếng Anh đều có thể nghe trực tiếp bằng cách gõ chữ <http://www.bbc.co.uk/radio3/world/vietnam.shtml> . Chương trình này lại được phát thanh lần thứ nhì vào hai ngày 27 tháng 12, 2003 và 3 tháng giêng 2004 . Rấy hiếm khi đài BBC phát thanh hai lần một chương trình . Âu đó cũng là niềm vinh hạnh cho nhạc Việt .

· Ngày 9 tháng 1, 2003, từ 9 giờ tới 17 giờ, Trần Quang Hải dạy một lớp về Giọng nói và giọng hát (Voix parlée / Voix chantée - Spoken Voice / Sung Voice) tại trung tâm văn hóa của tỉnh Marseille do bà Marie Christine Oberlinkels điều hành .

· Ngày 11 tháng 1, 2003, từ 14 giờ tới 18 giờ, Trần Quang Hải điều khiển một lớp học về hát đồng song thanh do bà Gaelle Bordes tổ chức tại Paris . Bộ môn hát đồng song thanh đã được phổ biến khắp Âu châu từ hơn 30 năm nay do Trần Quang Hải phổ biến qua nhiều khóa dạy khắp nơi .

· Từ 17 tới 19tháng 1, 2003, Trần Quang Hải được mời sang tỉnh Genova (Ỳ) để dạy một khóa do Davide Ferrari tổ chức về kỹ thuật hát hai giọng cho một nhóm người chuyên về giọng để dùng các bồi âm trong việc trị bịnh tâm thần .

· Từ 23 tới 27 tháng giêng 2003, Trần Quang Hải và Bạch Yến cùng nhạc sĩ dương cầm Jules Tambicannou được mời sang trình diễn tại Seattle, tiểu bang Washington, Hoa kỳ trong khung cảnh chương trình Tết Việt Nam do Hội Tết tại Seattle của một nhóm sinh viên trẻ tổ chức hàng năm . Năm nay là năm thứ 7. Một chương trình thuyết trình có minh họa do Trần Quang Hải đảm trách dành cho học sinh và sinh viên Việt và Mỹ tại một trung tâm văn hóa ở trung tâm thành phố Seattle (thứ sáu 24 tháng 1, từ 15giờ tới 17giờ 30) . Một chương trình nhạc thính phòng do nữ ca sĩ Bạch Yến và nhạc sĩ dương cầm Jules Tambicannou đảm trách gồm có những ca khúc tiền chiến và đương đại của tân nhạc Việt Nam và ngoại quốc (thứ sáu 24 tháng 1, từ 20 giờ tới 22 giờ 30 tại hội trường của Town Hall, 1119 , 8th Avenue , Seattle). Một chương trình giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam với Trần Quang Hải và Bạch Yến dành cho khán giả Mỹ và Việt được tổ chức tại Seattle Center Pavilion, 305 Harrisson St, Seattle, WA 98109, vào ngày thứ bảy 25 tháng 1, từ 16giờ tới 17 giờ 30 . Một chương trình hoạt náo về nhạc cổ truyền dân tộc vào ngày chủ nhựt 26 tháng 1, từ 14 giờ tới 15 giờ cho khán giả tới thăm chợ Tết . Tất cả chương trình được thông báo và tường thuật trên trang nhà www.tetinseattle.org <http://www.tetinseattle.org>

· Từ 30 tháng giêng tới 10 tháng 2, 2003, Trần Quang Hải được mời sang Đài Loan để dạy về truyền thống giọng cổ truyền thế giới và 3 lớp dạy hàt đồng song thanh cho các sinh viên đại học và các giáo sư về giọng do GS Wu Rung Shun tổ chức tại Đài Bắc .

 

Tháng 2

 

Trần Quang Hải tham dự đại hội liên hoan nhạc đương đại tại Budapest, Hun-ga-ri

· Từ 11 tới 17 tháng 2, 2003, Trần Quang Hải được mời trình diễn cho đại hội liên hoan nhạc đương đại « Making New Waves Festival 2003 » do hội Trafo Contemporary Art Center (www.trafo.hu <http://www.trafo.hu>) và hội Âm nhạc điện tín Hung (Hungarian Computerized Music Foundation (www.hcmf.hu <http://www.hcmf.hu>) do cô Andreas Szigetvari (seiget@starkingnet.hu <mailto:seiget@starkingnet.hu>) tổ chức tại thủ đô Budapest, Hun-ga-ri . Đây là một đại hội liên hoan về nhạc đương đại, nhạc điện thanh (electro-acoustical music), nhạc tùy hứng (improvized music) với sự hỗ trợ của máy vi tính . Các nhà soạn nhạc, các nhạc sĩ trình diễn đến từ nhiều quốc gia , trong số đó có Sing Circle, Gregory Rose, Trần Quang Hải, Trevor Wishart, Heiner Goebbels, Torn Bogdan, Laszlo Sary và Andreas Szigetvari. Trần Quang Hải trình diễn một buổi nhạc tùy hứng với kỹ thuật hát đồng song thanh , đàn môi, và muỗng ( 14 tháng 2), và dạy hai lớp hát đồng song thanh cho những người tham dự đại hội (16 tháng 2)

 

Nghệ sĩ Việt Nam ăn Tết Quý Mùi tại Quận Cam

Lần đầu tiên sau 28 năm lưu lạc ở hải ngoại , Quận Cam, Little Saigon, California, ở Hoa Kỳ rần rộ đón mừng xuân Quý Mùi với rất nhiều chương trình văn nghệ . Đại hội truyền thông thế giới với một thành phần nghệ sĩ hùng mạnh đã tổ chức một chương trình gây quỳ thành công .Đài phát thanh VNCR, đải Saigon Hải Ngoại, đài Mẹ Việt Nam, nhựt bào Người Việt đều có tổ chức văn nghệ đón xuân . Các vũ trường Majestic, Đêm Màu Hồng, Pha lê Ritz ở Anaheim, hội chợ Tết Quý Mùi do tổng hội sinh viên Nam Cali, Hội chợ Tết Los Angeles đã quy tụ hàng trăm nghệ sĩ . Trình trạng « chạy rạp » diễn ra giống như thời trước 75 ở Saigon .

· Ngày 27 tháng 2, 2003, từ 17 giờ30 tới 19 giờ 30, Trần Quang Hải thuyết trình về hát đồng song thanh trong âm nhạc điều trị học (music therapy) và tâm lý điều trị học (psychotherapy) tại trường đại học Université de Montpellier 3 trong khung cảnh của khóa thuyết trình về dân tôc nhạc học do GS Jacques Bouet (jacques.bouet@univ-montp3.fr <mailto:jacques.bouet@univ-montp3.fr>) đảm trách

 

Tháng 3

 

Trần Quang Hải và Bạch Yến lưu diễn tại Na Uy


 

 

Trần Quang Hải với trẻ em Na Uy , 10 tháng 3, 2003


* Từ 1 tới 14 tháng 3, 2003, Trần Quang Hải và Bạch Yến trình diễn 20 buổi cho học sinh Na Uy do hội RIKSKONSERTENE (ida.overhagen@rikskonsertene.no) tổ chức tại thành phố Arendal, vùng Aust/Agder, xứ Na Uy. Sau 20 năm ngưng làm việc với cơ quan Rikskonsertene, cặp nghệ sĩ này chấp nhận diễn 20 buổi giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam cho 2.000 trẻ em Na Uy . Vùng này có vài trăm người Việt Nam cư ngụ . Khoảng 30 đứa trẻ Việt Nam có dịp nghe những bài « Cò lã » , « Hái hoa », « Hò Hụi » .

 

Ngày 8 tháng 3, 2003, hội sinh viên Việt Nam ở Minneapolis , Hoa kỳ tổ chức Tết hàng năm . Sau nhiều tháng tập dượt, một chương trình văn nghệ đặc sắc với các ca sĩ nghiệp dư và nhạc sĩ cũng nghiệp dư nhưng đã thành công thu hút rất đông cộng đồng Việt Nam tới dự . Các ca sĩ như Quỳnh Chi, Phương Uyên , Triết Bình, Tú Uyên, Phương An, Lệ Dung và các nhạc sĩ do Hoàng Kim Chi điều khiển . Một CD với chủ đề Tính Tự Mùa Xuăn và một DVD (đặc biệt dành cho hội viên và thân hữu) đưỡc hội Việt Nhạc phát hành . Thức ăn và vào xem miễn phí là hai khía cạnh thu hút rất đông người lớn và trẻ em cùng các bạn Mỹ .Muốn xem các hình ảnh của các buổi tập dượt và trình diễn , xin vào trang nhà : www.vietnhac.org <http://www.vietnhac.org>

 

· Ngày 22 tháng 3, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh tại Trung Tâm Yoga, 137 avenue de Choisy , 75013 Paris. Trần Quang Hải đã đưa kỹ thuật hát hai giọng vào trong yoga và chế biến theo phương pháp riêng biệt để có thể nghe và thấy được 7 chakras .

· Ngày 28 tháng 3, 2003, Trần Quang Hải , Bạch Yến, và Quỳnh Hạnh trình diễn nhạc cổ truyền Việt Nam tại Viễn Bảo Tàng Nghệ Thuật Á Châu (Musée des Arts Asiatiques / Museum of Asian Arts), 405 Promenade des Anglais, Arenas ở thành phố Nice, Pháp . Buổi trưa, Trần Quang Hải điều khiển hai lớp minh họa về muỗng cho trẻ em. Bà Geneviève Dournon (www.arts-asiatiques.com <http://www.arts-asiatiques.com>)

 


Tháng 4

· Ngày 3 tháng 4, 2003, Trần Quang Hải thuyết trình về kỹ thuật giọng trên thế giới với tài liệu âm thanh và biểu diễn trực tiếp về hát đồng song thanh tại Maison Populaire do ông Stephane Boquet điều hành (stephane.boquet@maisonpop.fr <mailto:stephane.boquet@maisonpop.fr>) , 9 bis, rue Dombasle, 93100 Montreuil sous Bois

· Từ 11 tới 13 tháng 4, 2003, Trần Quang Hải điều khiển một lớp dạy hát đồng song thanh do Davide Ferrari, giám đốc trung tâm Echo Art (festival@echoart.com <mailto:festival@echoart.com>) , tại thành phố Genova, Ý đại lợi .

 

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương , Lê Dinh và Trường Sa xuất hiện trong chương trình Paris by Night của trung tâm Thúy Nga

Ngày 10 tháng 4, 2003, NS Lê Mộng Nguyên, thi sĩ Bích Xuân và thi sĩ Việt Dương Nhân tỏ chức một buổi ăn tại một nhà hàng để đón tiếp 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Phạm Mạnh Cương , và Trường Sa, cả ba đề cư ngụ tại Canada . Một số đông văn nghệ sĩ đến chung vui trong buỏi tiệc này . Ngày 12 tháng 4, 2003 tại Studio Carriere, Paris 19, trung tâm Thúy Nga tổ chức một chương trình thu hình có khán giả với chủ đề «Những sáng tác của Phạm Mạnh Cương , Lê Dinh , Trường Sa » với sự tham gia của 20 ca sĩ như Khánh Ly, Khánh Hà, Lệ Thu, Hoàng Oanh, Như Quỳnh, Tuấn Ngọc, Thế Sơn, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh, Nguyễn Hưng , Lâm Nhật Tiến, Don Hồ, Ngọc Hạ, Bảo Hân, Trúc Linh, Trúc Lam, Thanh Hà, Thủy Tiên, Hạ Vy, Trần Thái Hòa, Phi Nhung, Phương Diễm Hạnh, Tâm Đoan, Minh Tuyết và trên 20 vũ công qua lời giới thiệu của Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên . Bích Xuân và NS Lê Mộng Nguyên có viết hai bài kể lại những cuộc gặp gỡ các văn hữu và sinh hoạt của LêDinh tại Paris (xem báo Nghệ Thuật số 110, tháng 5, 2003)

 

Phong trào Hưng Ca sinh hoạt tại Mỹ và Aâu châu

Trong chiến dịch « Trả ta sông núi », phong trào Hưng Ca đã bắt đầu từ ba tiểu bang Texas, Louisiana và New York bên Mỹ , sau đó đi một vòng qua 6 xứ bên Âu châu . Thành phần Hưng Ca viên gồm có Nguyệt Ánh, Đoàn Chính, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Quyết Thắng và Lưu Xuân Bảo. Buổi sinh hoạt đầu tiên tại Houston vào tối 25 tháng 4, 2003 trước cả nghìn người tại khu vực Hong Kong plaza trong đêm Thắp nến lửa tưởng niệm quốc hận thứ 28 do cộng đồng Việt Nam tại Houston tổ chức Ngoài đoàn Hưng Ca chủ lực , còn có ca sĩ địa phương, Hưng Ca Houston (Hồ Sĩ Thư Linh, BS Trần Văn Thuần, Viễn Phương , Hoàng Mai, Mỹ Chương , Phương Nga, Hoàng Dũng, Thi Thi, Đoàn Nguyên, Diệu Minh, Xuân Hương, Ngọc Duyên, Lệ Khanh, Nguyễn Văn, Bích Thủy, Charles Chương Nguyễn, vv…

Chiều 26 tháng 4, phong trào Hưng Ca Việt Nam tham dự chương trình văn nghệ đấu tranh tại New Orleans do cộng đồng Việt tại New Orleans tổ chức. Ngày 27 tháng 4 phong trào Hưng Ca lên đường đi Detroit, tham dự chương trình « Một Góc Quê Nhà » do hội Cựu chiến binh Michigan và tạp chí Quê Hương hải ngoại (nhà văn Ngô Sỹ Hân) đồng tổ chức .Các thành viên Hưng ca lên đường đi Geneva, Thụy Sĩ ngày 28 tháng 4. Đúng 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, 2003, trước trụ sở Liên Hiệp quốc, đoàn Hưng Ca tham gia chương trình bảo vệ nhân quyền và ca những bản tranh đấu . Chiều 1 tháng 5, Hưng Ca có mặt tại Vương quốc Bỉ. Cùng với Linh mục Nguyễn Hùng Lân và ông Bùi Bách Diệp và đoàn thể đấu tranh , Hưng Ca tham gia chương trình kỷ niệm Quốc Hận . Chiều ngày 2 tháng 5, Hưng Ca có mặt tại Paris trong đêm Tâm Tình với phong trào Hưng Ca Việt Nam do Tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris tổ chức . Ngày 3 tháng 5, Hưng ca đi sang Đức sinh hoạt cùng đồng bào địa phương . Ngày 4 tháng 5, lên đường đi Hòa Lan tiếp tục tranh đấu qua ca khúc .Một chuyến đi thành công trong sứ mạng « trả ta sông núi » .

· Từ 26 tới 27 tháng 4, 2003, Trần Quang Hải được hội EXISTENCE (existence@net-up.com <mailto:existence@net-up.com>) mời dạy lớp hát đồng song thanh cho một nhóm người chuyên về thiền (<http://www.existence-ardeche.com>)

Tháng 5

* Từ 5 tới 9 tháng 5, 2003, Trần Quang Hải và Bạch Yến trình diễn 10 buổi nhạc cổ truyền Việt Nam cho học sinh Na Uy tại tỉnh Arendal, Na Uy trong khung cảnh của Rikskonsertene (trung tâm tổ chức nhạc thế giớ cho trường học tại Na Uy) . Trng năm 2003, học sinh tiểu học của tỉnh Arendal, Na Uy đã có dịp khám phá và hiểu được một phần nhạc việt và văn hóa Việt . Cộng đồng Việt Nam tại Arendal cũng được cặp nghệ sĩ này hát tặng một buổi đủ các loại nhạc Việt Nam và có dịp tìm thấy lại hương vị quê hương qua các giai điệu dân nhạc .

* Ngày 11 tháng 5, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh tại CentreMANDAPA (mandapa@compuserve.com <mailto:mandapa@compuserve.com>) , 6 rue Wurtz, 75013 Paris. Hàng năm tại trung tâm này , Trần Quang Hải dạy ba lớp về hát hai giọng . Cho tới nay đã hơn 25 năm với 300 người đã học được kỹ thuật hát hai giọng cùng một lúc .

Trần Quang Hải dạy tại đảo La Reunion và thực hiện một cuốn phim về phương pháp dạy hát đồng song thanh

 

 

Trần Quang Hải và các giáo sư dạy nhạc theo học lớp hát đồng song thanh, La Réunion, 20 tháng 5, 2003

* Từ 16 tới 30 tháng 5, 2003, Trần quang Hải dạy tại trường IUFM (trường đào tạo giáo viên). Ngày 17 tháng 5, 2003, từ 14giờ tới 16giờ, hội Những người bạn trường đại học (Association des Amis de l’Université)do ông Yves Bosquet điều khiển (<http://amis.univ-reunion.fr>) mời Trần Quang Hải trình diễn nhạc Việt và hát đồng song thanh cho buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập hội tại khu học xá của Université de la Réunion, 117 rue du General Ailler et Trois Mares 97430 Le Tampon. Từ 19 tới 24 tháng 5, Trần Quang Hải cộng tác thực hiện một cuốn phim mang tên là « Le Chant Diphonique » (hát đồng song thanh) với sự tham gia của Luc Souvet (giáo sư âm nhạc) (luc.souvet@wanadoo.fr <mailto:luc.souvet@wanadoo.fr>) , và nhóm tứ ca Huun Huur Tu do trung tâm Regional Center for Pedagogic Documentation và đài truyền hình địa phương RFO sản xuất. Cuốn phim này được thực hiện trong vòng 1 tuần và phải chờ 4 tháng để hoàn thành với phụ đề Anh ngữ .

 

Bạch Yến thành công trong chương trình sinh hoạt văn hóa tại Washington D.C.

Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật, Hội Nghệ thuật Việt Mỹ, và nguyệt san Kỷ Nguyên Mới đã cùng tổ chức buổi sinh hoạt văn hóa vào ngày 25 tháng 5, 2003 tại Ernst Theater - Community Cultural Center, Nova Campus .Chưong trình gồm có hai phần : phần triển lãm tranh ảnh, sách báo, và phần nhạc Việt Nam với nữ nghệ sĩ Bạch Yến và nhạc sĩ Jean Louis Beydon từ Pháp sang . Chương trình do nhà ván Trần Quán Niệm giới thiệu đã thu hút mấy trăm khán giả qua cách trình diễn khác lạ từ các bản quen thuộc như Đêm Đông, Đoàn lữ nhạc, Ghen hay các nhạc phẩm ngoại quốc như « La vie en rose », « Ne me quitte pas », « Les feuilles mortes », « La Seine », « Malaguena salerosa », « La Llorona », đến cảc nhạc phẫm ít được biết như « Lá thu vàng »( Lương Ngọc Châu), « Giàn Thiên Lý » (Lương Ngọc Châu / Duyên Anh), « Cho em quên tuổi ngọc » (Lam Phương ), vv… Nữ ca sĩ Bảo Oanh của vùng Thủ đô , được khán giả hoan nghinh với hai bài « Hương Xưa » (Cung Tiến), « Yêu Trăng » (thơ Hà Bỉnh Trung , nhạc Linh Phương ). Một buổi hát khó quên trong lòng những khán giả có mặt hôm đó .

 

Tháng 6

* Từ 6 tới 8 tháng 6, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh cho học sinh trường trung học ở Delemont (Thụy Sĩ) và một khóa hát đồng song thanh cho một nhóm ca sĩ cũng tại tỉnh Delemont .

* Từ 13 tới 15 tháng 6, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh tại trung tâm La Chiara di Prumiano (info@prumiano.it <mailto:info@prumiano.it>) , strada di Cortine 12, 50021 Barberino Val d’Elsa, Florence, Ý

* Từ 20 tới 22 tháng 6, Trần Quang Hải dạy hát đồng thanh tại trung tâm Echoart (festival@echoart.com <mailto:festival@echoart.com>) do Davide Ferrari điều khiển . Cũng nhân dịp này , Trần Quang Hải tham dự hội nghị về hiện tượng lên đồng (shamanism) với một bài tham luận về « shamanism in Tuva » (hiện tượng lên đồng ở xứ Tuva)

* Ngày 22 tháng 6, 2003, lúc 18giờ30, một chương trình Ca Vũ Nhạc Dân Tộc lần đầu tiên quy tụ các cựu giáo sư, nhạc sĩ, và sinh viên trường quốc gia âm nhạc Saigon được tổ chức tại Ernst Theater - Community Cultural Center, Nova Campus, 8333 Little River Turnpike, Annandale, VA 22003, Hoa Kỳ . Với sự góp mặt của Đoàn Nhạc Dân tộc Lạc Hồng đền từ California, GS Nguyễn Châu (tranh , nguyệt, nhị, bầu , sào), GS Nguyễn Lan (tranh) từ tiểu bang Utah, nhóm Hương Xưa với sữ hướng dẫn của GS Kim Oanh. Ngoài ra còn có sự đóng góp của Nhóm Thế Giới Trẻ, Ban vũ Lạc Hồng (Virginia), Ban Việt Nhi hải ngoại, Phương Mỹ (tranh, cổ nhạc ba miền), nhạc sĩ Đào Công Minh (sáo), Nguyễn Xuân Thường (cổ nhạc), Ngọc Thúy (vĩ cầm), Trần Tường Nguyên .

 

 

Tháng 7

· Từ 5 tới 6 tháng 7, 2003, Trần Quang Hải dạy lớp hát đồng song thanh tại Trung Tâm (Center of Yoga) ở tỉnh Neuchâtel (Thụy Sĩ) do cô Nathalie Borelli tổ chức .

· Từ 12 tới 13 tháng 7, 2003, Trần Quang Hải dạy lớp hát đồng song thanh tại Trung tâm thiền (Center of Meditation) ở tỉnh Trento (Ý). Những bồi âm từ giọng hát có thể giúp cho người học thiền tập trung tư tưởng và có thêm sức mạnh

· Từ 19 tới 20 tháng 7, 2003, Trần Quang Hải tham dự hội thảo về kỹ thuật hát trong nhạc cổ truyền (Vocal Techniques in Traditional Music) tại tỉnh Montpellier (luc.daniel@wanadoo.fr <mailto:luc.daniel@wanadoo.fr>)

· Từ 22 tới 29 tháng 7, 2003, Phư+o+ng Oanh và nhóm Phượng Ca Thiếu Nhi trình diễn trong chương trình Hội Ngộ Niềm Tin tại Roma (Ỷ đại lợi) do giáo hội công giáo Việt Nam tổ chức .

 

Tháng 8

 

Trần Quang Hải tham dự Telemark Music Festival ở xứ Na Uy

· Từ 7 tới 10 tháng 8, 2003, Trần Quang Hải trình diễn chung với nhạc sĩ Na Uy Svein Westad chuyên về đàn môi tại đại hội liên hoan dân nhạc (Telemarkfestivalen), tỉnh Bo, Telemark, Na Uy . Mỗi năm vào tháng 8, đại hội liên hoan dân nhạc (Telemark International Folk Festival) được tổ chức tại tỉnh Bo (5.500 dân) để giới thiệu nhạc dân tộc thuần túy của thế giới cùng với nhạc dân tộc xứ Na Uy cho 50.000 khán giả đến từ các vùng của xứ Na Uy. Với 24 buổi trình diễn do 150 nhạc sĩ thuộc 10 quốc gia (trong đó có Trần Quang Hải là nhạc sĩ Việt Nam duy nhứt), đại hội quốc tế dân nhạc đã gây một tiếng vang lớn tại Bắc Âu. Năm nay là năm thứ ba được tổ chức . Nhạc sĩ Trần Quang Hải trình diễn đàn môi Á châu, muỗng , và hát đồng song thanh ba buổi vào ngày thứ năm 7 tháng 8 (buổi khai trương đại hội), ngày thứ sáu 8 tháng 8 chung với một nhóm nhạc sĩ Na Uy học sinh của một trường âm nhạc ở tỉnh Rauland, và ngày 9 tháng 8 chung với nhạc sĩ Svein Westad . Muốn biế rõ chương trình toàn diện, có thễ vào xem trang nhà www.telemarkfestivalen.no <http://www.telemarkfestivalen.no>

 

Tháng 9

* Ngày 9 tháng 9 , 2003, từ 10 giờ tới 17giờ, Trần Quang Hải giảng dạy kỹ thuật hát đồng song thanh cho các giáo sư âm nhạc tại trường âm nhạc thành phố Bourg La Reine (Ecole National de Musique, de Danse et d’Art Dramatique, 92340 Bourg La Reine) . Một số trường âm nhạc ở Pháp bắt đầu chú ý tới dân nhạc thế giới và thường tổ chức những chương trình học tập để mở rộng kiến thức về các loại nhạc trên thế giới .

 

Trần Quang Hải tham dự hội nghị về tâm lý điều trị học tại Đức

· Trường đại học âm nhạc (MusikHochschule) của tỉnh Hannover (Đức) đà mời Trần Quang Hải sang trình diễn kỹ thuật hát đồng song thanh và các loại giọng hát Á châu tại hội nghị về tâm lý điều trị học (psychotherapy). Đây là một bộ môn mới lạ đối với người Việt . Trong 4 ngày hội thảo có rất nhiều phương pháp để trị bịnh về tâm thần .

 

 

 

Trần Quang Hải và GS Reihnard Kopiez,Hannover , Đức

 

· Từ 12 tới 14 tháng 9, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh tại Trung Tâm La Chiara de Prumiano, Florence (Ý)

· Ngày 13 tháng 9, 2003, Bạch Hạc tổ chức một chương trình nhạc Ngô Thụy Miên với tựa đề « Tình Ca Ngô Thụy Miên / Một lần là mãi mãi » tại rạp Fitzgerald

Theater, Saint Paul , Minnesota với sự góp mặt của Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Trần Thái Hòa, Nguyên Châu do MC Ngọc Thúy và Nguyên Châu điều hành chương trình . Dàn nhạc gồm Trung Nghĩa, Hoàng Thi Thi, Hoàng Minh Đức, Hoàng Kim Chi, Lê Phú, Vương Hương , Đặng Trần Thiện và Luân Vũ .Ngô Thụy Miên có mặt để thưởng thức những nhạc phẩm do anh sáng tác đã đi sâu vào trong lòng người Việt .

· Ngày 26 tháng 9, Trần Quang Hải và Bạch Yến trình diễn nhạc cổ truyền Việt Nam tại rạp Totem , thành phố Sion (Thụy Sĩ) và một buổi trình diễn nhạc Việt khác tâi Casino de Montbenon trong khung cảnh của một chương trình « Vietnam en Fête » do hội Helvetas (www.helvetas.org <http://www.helvetas.org>) tổ chức. Đây là cách giới thiệu văn hóa Việt Nam cho người Thụy sĩ . Nhiều gian hàng bán sách, tiểu công nghệ, thức ăn, múa lân, thuyết trình về xã hội Việt Nam , màn múa lồng trong chuyện cổ tích Việt Nam . Ngoài ra còn có những ngày khác dành cho phim ảnh, hình ảnh, tranh, vv…

Trần Quang Hải và Bạch Yến tại tỉnh Sion (Thụy Sĩ)

· Ngày 30 tháng 9, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh tại khóa tu nghiệp « Porter la Voix » ở Theatre du Lierre, rue du Chevaleret, 75013 Paris do Pole Territorial de Formation, Ile de France, Centre National de Formation et d’Etudes de la Protection Judiciaire de la Jeunesse, Ministere de la Justice (Bộ Tư Pháp) tổ chức (crf-paris@justice.fr <mailto:crf-paris@justice.fr>)

 

Trần Quang Hải cùng các học trò học hát đồng song thanh

Tháng 10

Từ 10 tới 12 tháng 10, 2003, Trần Quang Hải được Istituto Interculturale di Studi Musicali Comparati (Viện giao lưu văn hóa nghiên cứu nhạc đối chiếu email : comparati@cini.it <mailto:comparati@cini.it> ) thuộc Trung tâm Giorgio Cini (Foundazione Giorgio Cini <http://www.cini.it> ) Florence (Ý) tổ chức . Đây là lần thứ tư Trần Quang Hải được mời sang dạy kỹ thuật hát đồng song thanh .Mỗi khóa dành cho 20 học trò tuyển lựa trong số hàng trăm người ghi tên để học .

 

Bạch Yến trình diễn tân nhạc tại Centre Mandapa, Paris

Chủ nhựt 19 tháng 10, 2003 vào lúc 15 giờ, tại Centre Mandapa, 6 rue Wurtz, 75013 Paris, Bạch Yến trình diễn một chương trình tân nhạc Việt Nam và nhạc ngoại quốc rất thành công với sự phụ đệm của nhạc sĩ dương cầm Jean Louis Beydon, giám đốc trường âm nhạc thành phố Vanves và nhạc sĩ Jules Tambicannou .Bạch Yến vừa giả trai để hát những bài dành cho đàn ông , giả em bé để hát bé ca . Với sự có mặt của Trần Quang Hải trong màn giả làm Má của Bạch Yến đã làm cho khán giả cười thích thú . Khán giả say sưa trong ba tiếng đồng hồ của màn « one woman show » của Bạch Yến . Trong số khán giả có nhiều bạn bè ca sĩ như Mỹ Hòa, Thiên Nga, Minh Đức, và các nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Xuân Lôi, Trịnh Hưng , Lương Ngọc Châu, Mạnh Bích. Đây là buổi hát kỷ niệm 25 năm đám cưới của Bạch Yến và Trần quang Hải, đồng thời cũng là buổi hát chót mà Bạch Yến đứng ra tổ chức .Trong tương lai , Bạch Yến chỉ nhận đi trình diễn khi có người tổ chức .

 

 

 

 

Bạch Yến giả con gái và Trần Quang Hải giả làm Má Bạch Yến trong chương trình tại Center Mandapa, Paris, 19 tháng 10, 2003

 

 

Chương trình nhạc chủ đề « Tôi Yêu » vinh danh nhạc sĩ Trịnh Hưng tại Paris

Theo đúng thông lệ hàng năm , Thư viện Diên Hồng tổ chức một chương trình vinh danh một văn nghệ sĩ . Năm 2003, người được vinh danh là nhạc sĩ Trịnh Hưng . Ngày chủ nhựt 5 tháng 10, 2003, tại phòng Bruxelles của hội trường FIAP, rue Cabanis, 75014 Paris, từ 15 giờ tới 18 giờ, hơn 200 quan khách đã tới tham dự buổi nhạc chủ đề « Tôi Yêu » . Chương trình năm nay chia làm hai phần : các ca khúc của Trịnh Hưng trong 50 năm qua, và các ca khúc mới của Trang Thanh Trúc, Mộng Trang, Ngô Càn Chiếu, Lê Hoài Anh, Trần Lê Khang và Nguyễn Linh Quang .

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên được mời nói về tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Hưng, phân tích dẫn giải các ca khúc nổi tiếng của Trịnh Hưng như « Lối về xóm nhỏ », « Tôi Yêu », « Lúa mùa duyên thắm » là những bài được nổi tiếng nhứt . Anh Trịnh Hưng là học trò của nhạc sĩ Tạ Phước lúc đi kháng chiến từ 1946 tới 1953 . Năm 1954, anh di cư vào Nam và sinh sống với nghề dạy nhạc . Hai người học trò nổi tiếng của anh là nhạc sĩ Đỗ Lễ (từ trần) và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ . Năm 1990 anh sang Pháp định cư tại thành phố Lyon . Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã giúp anh vào hội nhạc sĩ Pháp SACEM . Từ năm 2.000 anh rời tỉnh Lyon, đến cư ngụ tại thành phố Creteil (ngoại ô Paris) . Anh sáng tác một số ca khúc cho Thiên chúa giáo và viết văn , làm thơ để vui với tuổi già .

Tiếp theo phần giới thiệu nhạc của Trịnh Hưng qua các nhạc phẩm « Tôi Yêu », « Lúa mùa duyên thắm », « Con có Chúa », « Ru em » (phổ thơ Phạm Ngọc) và ca khúc « Lối về xóm nhỏ » chào đời cách đây 50 năm qua các giọng hát Tố Lan, Phương Khanh, Đăng Siêu, Kim Tuấn, Bạch Thảo, Mộng Trang và Lê Hoài Anh .

Phần một của chươngtrình 1 được kết thúc bằng một màn phỏng vấn nữ nhạc sĩ Trang Thanh Trúc về CD Những ngày tháng không tên gồm 12 ca khúc phổ thơ Phạm Ngọc . Tố Lan trình bày bản «Những ngày tháng không tên », và Mộng Trang hát bản « Giọt thời gian say »

Trong phần giải lao, Trịnh Hưng đã bán rất nhiều tập nhạc và dĩa CD lưu niệm « Tôi Yêu » và Trang Thanh Trúc cùng sự có mặt đặc biệt của nhà thơ Phạm Ngọc từ Mỹ sang bất ngờ để trình làng CD « Những ngày tháng không quên » đã thu hút rất nhiều người hâm mộ tới mua .

PHần 2 của chương trình là giới thiệu các ca khúc mới sáng tác do chính tác giả tự trình bày như nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu với « Để cho nỗi nhớ » và « Biệt Khúc » , nữ ca nhạc sĩ Mộng Trang với « Hoa vẫn nở bên đồi » và « Đợi chờ », ca nhạc sĩ Lê Hoài Anh với « Sầu Tình », Nguyễn Linh Quang với « Mộng » (cùng với Đăng Siêu hát) . Đặc biệt để tưởng niệm nhạc sĩ Lê Hựu Hà vừa mất tại Saigon tháng 5, 2003, nhạc sĩ Trần Lê Khang đã sáng tác ca khúc « Ước vọng » do tác giả hát chung với nữ ca sĩ Mộng Trang . Sau đò cả nhóm hát bản « Hãy ngước mắt nhìn đời » một bản nhạc tiêu biểu của Lê Hựu Hà. Buổi nhạc chủ đề được chấm dứt với bản « Lối về xóm nhỏ » cũa nhạc sĩ Trĩnh Hưng với toàn ban Thư Viện Diên Hồng và nữ ca sĩ Bạch Yến cùng nhạc sĩ Trần Quang Hải được mời lên hát phụ họa

 

 

 

Nhạc sĩ Trần Quang Hải và nhạc sĩ Trịnh Hưng , 5 tháng 10, 2003, Paris

Tháng 11

· Từ 7 tới 14 tháng 11, 2003, Trần Quang Hải được trường đại học tỉnh Bologna (University of Bologna) mời để trình diễn 2 chương trình ( 8 và 9 tháng 11, lúc 21 giờ30) về hát đồng song thanh, đàn môi, muỗng trong khung cảnh của đại hội liên hoan nhạc thế giới lần thứ 14 "Suoni dal Mondo" (Aâm thanh thế giới" dưới chủ đề "L’Arte della Voce" (Nghệ thuất giọng hát) tại nhà hát MULTISALA, Via dello scalo 21, Bologna, Ý .Cô Junko Ueda, nữ nhạc sì người Nhật , chuyên về hát và đàn Biwa (giống đàn Tỳ Bà Việt Nam), cùng trình diễn chung một chương trình . Từ 10 tới 13 tháng 11, Trần Quang Hải giảng dạy kỹ thuật hát đồng song thanh cho 25 sinh viên trường đại học Bologna tại Laboratori DMS, Auditorium, Via Asso Gardino 65/a , Bologna . Muốn biết toàn chương trình đại hội liên hoan này, có thể vào xem trang nhà

www.muspe.unibo.it/attivita/cimes/sdm/2003/index.htm <http://www.muspe.unibo.it/attivita/cimes/sdm/2003/index.htm>

 

Trần Quang Hải và các sinh viên đại học Bologna, Ý , 13 tháng 11, 2003

 

· Ngày 8 tháng 11, 2003, từ 15 giờ tới 18 giờ, thi sĩ Hà Huyền Chi giới thiệu các tập thơ của anh và nhất là tác phẩm mới nhứt : CD Quý Hương gồm 12 bài thơ Hà Huyền Chi do Mai Anh Việt phổ nhạc , hòa âm Quốc Dũng với tiếng hát Quang Minh và Bảo Yến . Có nhiều hội viên của nhóm Nhạc Việt và của nhóm Silicon Band do Nguyễn Minh Châu phụ trách . Có những tiếng hát Mộng Trang, Tuyết Dung, Linh chi, Nguyên Lộc, và các giọng ngâm Thúy Hằng, Hồng Điệp. Phần nhạc đệm với Đỗ Bình (guitar, Trần Tam Nguyên (sáo trúc) . Buổi ra mắt sách và CD do một nhóm thân hữu và Hội nghiên cứu Việt Nam tổ chức tại trụ sở AVE (Association Vietnam Etudes) , 92330 Sceaux (ngoại ô Paris)

Nữ nghệ sĩ Bích Thuận ra sách "Từ làng Vân Hồ đến UNESCO " tại Houston

Nữ nghệ sĩ lào thành Bích Thuận gần 80 tuổi, nổi danh trong nhiều lĩnh vực (hát bội, cải lương, ngâm thơ, hát ả đào, tân nhạc, kịch), và cũng là cựu giáo sư kịch nghệ trường quốc gia âm nhạc Saigon, đã tới Houston vào đầu tháng 11, 2003 , trình làng quyển sách "Từ làng Vân Hồ đến UNESCO " , dày gần 300 trang, ghi lại cuộc đời thơ ấu, ca hát , hình ảnh tiểu gia đình, những hình ảnh của trên 50 năm sinh hoạt trong ngành cải lương và âm nhạc. Trong quyển sách có nói tới Bích Sơn, Bích Thủy là hai cháu gái nổi tiếng của bà . Bà Bích Thuận sẽ đi một vòng xứ Mỹ để giới thiệu sách hồi ký và sẽ trở lại Houston vào dịp Tết Giáp Thân . Trong dịp ra sách tại vũ trường Rainbow, vùng Southwest, Houston, gần 400 người đến tham dự để nghe bà hát và trình diễn các trích đoạn "Kim Vân Kiều", "Trưng Nữ Vương "

Ngày chủ nhựt 16 tháng 11, 2003, Trần Quang Hải dạy hát đồng song thanh tại Centre Mandapa, 6 rue Wurtz 75013 Paris và buổi chiều dạy tại 19 rue Carnot 94270 Le Kremlin Bicêtre cho 30 người đã từng học những khóa trước .

 

"Đêm nhạc Phạm Duy" với Lệ Mai, Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Quang Tuấn tại Sydney, Úc châu

 

 

 

 

· Tối thứ bảy 29 tháng 11, 2003 , từ 20 giờ, tâi Cabravale Club, Function Room 3, 1 Bartley Street, Canley Vale, Sydney, Úc châu, nữ ca sĩ Lệ Mai tổ chức một buổi

 

trình diễn những ca khúc của Phạm Duy với chủ đề "éĐêm Nhạc Phạm Duy " để ra mắt CD "Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy ", với sự tham gia của các nghệ sĩ Phi Phi, Vy Nguyễn, Đỗ Phong, Đức Thảo, Vân Đức, Vũ Hùng, Trần Đình Lương. Hai MC đảm nhiệm phần giới thiệu chương trình là Ngọc Lan và Trần Đình Lương . Hoàng Ngọc Tuấn (nhạc sĩ Tây ban cầm nổi tiếng ở Úc châu, nghiên cứu về dân tộc nhạc học) và Phạm quang Tuấn là hai nhạc sĩ Tây ban cầm đệm cho các nghệ sĩ trình diễn . Một chương trình chỉ toàn nhạc Phạm Duy ít được nghe, chỉ với đàn Tây ban cầm với cách soạn hòa âm mới lạ, chú trọng nhiều về âm thanh trung thực của giọng hát và tiếng đàn đã thu hút đông đảo khán giả . Dĩa CD "Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy " đã được mọi người chiếu cố rất nhiều .

· Ngày chủ nhựt 30 tháng 11, 2003, từ 15giờ tới 18giờ30 , nhạc sĩ kiêm văn sĩ Mạnh Bích trình làng quyển sách "Lá Rụng" và hội Bạn Văn phát hành sách song ngữ "DUO" rất được tiếp đón nồng hậu . Một chương trình văn nghệ do ban nhạc Silicon Band với Minh Châu (đàn synther), và các ca sĩ nghiệp dư của ban Silicon Band cùng với sự đóng góp của nghệ sĩ Kim Chính và một số bạn hữu .

 

Trần Quang Hải /Bạch Yến, anh chị Mạnh Bích Kim Chính và ban nhạc Silicon Band

 

Tháng 12

 

· Ngày thứ tư 3 tháng 12,2003, cuốn phim « Tran Quang Hai / Portrait » (Trần Quang Hải / Chân dung), dài 16 phút do 3 cô Audrey PLESSIS , Jie SUN, và Julie MAYER thực hiện, được chiếu tại Institut de Recherche pour le Déøveloppement , phòng thuyết trình , 213 rue La Fayette, 75010 PARIS. Nội dung cuốn phim miêu tả 3 khía cạnh đặc biệt của tài năng Trần Quang Hải : hát đồng song thanh, đàn môi, và muỗng .Trên 100 người đến dự, hầu hết là ngưòi Pháp trong giới nghiên cứu âm nhạc .

· Thứ sáu 5 tháng 12, 2003, Trần Quang Hải thuyết trình về kỹ thuật hát đồng song thanh tại Centre du Patrimoine de la Facture Instrumentale (Trung tâm di sản chế tạo nhạc khí), 11 rue des Frères Gréban, 72000 Le Mans do Bernard Poulelaouen tổ chức . Trung tâm nghiên cứu về nhạc khí này có một diện tích 650 m2, có khoảng 4.000 nhạc khí được trưng bày theo đúng tiêu chuẩn nghiên cứu . Buỗi nói chuyện này do hội Ekzeko và trung tâm CPFI đồng tổ chức trong khung cảnh VOYAGES SONORES (Du lịch âm thanh) đã thu hút gần 100 người trong một phòng chỉ chứa được 70 người .

· Ngày 12 tháng 12, 2003, vào lúc 19 giờ, nhóm Hope For Kids đã tổ chức Đêm Thơ Nhac Thính Phòng Lê HânPhan Ni Tấn tại hội trường Noel Ryan Auditorium , tỉnh Mississauga, Ontario, Canada nhằm gây quỹ cho trẻ em mồ côi thất học tại quê nhà . Đêm Thơ Nhạc đã thu hút hơn 200 khán giả và thu được trên 1.000 Gia kim . Nhân dịp này nhà thơ Lê Hân và thi nhạc sĩ Phan Ni Tấn đã trình làng hai tác phẩm « Tình Xanh Mấy Nhánh » (thơ Lê Hân) và « Tuyển Tập Tình Khúc Phan Ni Tấn » (nhạc Phan Ni Tấn) đã được sự ủng hộ nhiệt tình của quan khách. Liên lạc : Lê Hân : lehan3359ca@yahơ.com <mailto:lehan3359ca@yahơ.com> (về tập Thơ), Phan Ni Tấn : phannitan@yahoo.ca <mailto:phannitan@yahoo.ca> (về Nhạc)

· Nữ nhạc sĩ Phương Oanh giói thiệu các nhạc sinh lớp đàn tranh trong một buổi trình diễn tại thính đường Paul Arma, âm nhạc viện Antony (ngoại ô Paris) vào ngày 16 tháng 12, 2003 lúc 19giờ30 . Suốt trong năm 2003, Phương Oanh tham dự nhiều chương trình cho cộng đồng Việt Nam và cho giáo xứ công giáo tại Paris trong những dịp lễ nhà thờ . Ngoài ra, còn có tổ chức những chương trình dạy đàn tranh tại Na Uy, Hòa Lan, Pháp, cũng như tại hai âm nhạc viện ở tỉnh Sevran và tỉnh Antony . Từ 12 tới 20 tháng 12, 2003, Phương Oanh là cố vấn nhạc Việt cho vở kịch Thúy Kiều do nhà đạo diễn Pháp Hardy và Zanfonato thực hiện 8 buổi diễn tại thành phố Strasbourg (miền Đông xứ Pháp) . Muốn biết rõ hoạt động của Phương Oanh và nhóm Phượng Ca, có thể viếng trang nhà : www.phuongca.com <http://www.phuongca.com>

hay viết thư về : email info@phuongca.com <mailto:info@phuongca.com>

· Thứ năm 18 tháng 12, 2003 , lúc 16giờ, Trần Quang Hải thuyết trình về khía cạnh âm thanh học của hát đồng song thanh (Acoustical point of view of overtone singing)trong khung cảnh của hội thảo do TS Malte KOB tổ chức « Disorders of Communication and Cognition » do Department of Phoniatrics, Pedaudiology and Communication Disorders tổ chức tại Tauwelstrasse 30, D-52074 Aachen, Đức .Liên lạc : Dr. Ing Malte KOB , email : mkob@eaafenestra.org <mailto:mkob@eaafenestra.org>

· Chủ nhựt 21 tháng 12, 2003, từ 15giờ tới 18giờ30, nhạc sĩ Từ Công Phụng trình diễn tại rạp Fitzgerald Theater, 10 East Exchange St, Saint Paul, MN 55101, Hoa Kỳ , những tình khúc của anh với sự tham gia của các ca sĩ Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Trần Thái Hòa, Diễm Liên, Nguyên Châu, và ban nhạc gồm các nhạc sĩ Hoàng Thi Thi, Trung Nghĩa, Nguyên Huy, Hoàng Kim Chi

 

 

Sách mới

 

Trường Kỳ : Tuyển tập nghệ sĩ 6, 376 trang, hình ảnh các nghệ sĩ được phỏng vấn, do Trường Kỳ tữ phát hành, Montreal, Canada, 2003 . Liên lạc : truongky@sympatico.ca <mailto:truongky@sympatico.ca>

Sách tuyển chọn một số ca sĩ để phỏng vấn. Mỗi cuốn chọn một số người để giới thiệu cuộc đời của những ca sĩ đã và đang nổi tiếng . Đây là quyển thứ sáu do Trường Kỳ viết và phát hành .

 

 

Đỗ Dũng : Sân khấu cải lương Nam bộ, nhà xuất bản Tuổi Trẻ, 203 trang, hình ảnh, TPHCM, 2003

Sách gồm có 4 chương. Chương 1 nói về sự hình thành của cải lương Nam bộ. Chương 2 bàn về những chặng đường của cải lương Nam bộ . Chương 3 là chương phụ trang nói về cải lương miền Trung và miền Bắc . Chương 4 nói về âm nhạc cơ bản của cải lương và những sự kiện cuối thế kỷ 20. Sách này ghi lại những nét chánh của cải lương từ lúc hình thành cho đến hết thế kỷ 20 (1918-2000)

 

 

CD mới trong năm 2003

Tôi chỉ giới thiệu một số CD ít thấy trên thị trường thương mại nhưng có giá trị nghệ thuật và tinh thần .

 

 

 

Nhạc sĩ VÕ TÁ HÂN : CD MỘT CÕI RIÊNG MANG, Ca Khúc Võ Tá Hân 27 , 10 tình khúc của Võ Tá Hân phổ thơ của Đình Nguyên, Mỹ Ngọc, Phạm Ngọc, Trường Đinh, Huỳnh N Thanh Tâm, Tùy Anh, Y Nguyên, Trần Ngọc, Singapore, 2003. Anh Võ Tá Hân còn xuất bản 4 CD chuyên về nhạc Phật giáo trong năm 2003 : CD Võ Tá Hân 23: Tuyệt vời tình lam 1, CD Võ Tá Hân 24 : Tuyệt vời tình lam 2, CD Võ Tá Hân 25 : Bên Ánh Lửa Hồng 1, và CD Võ Tá Hân 26: Bên Ánh Lửa Hồng 2. Liên lạc : Võ Tá Hân, no 1 Shenton Way, # 09-05, Singapore 068803 . Eùmail : vomyngoc@san.rr.com <mailto:vomyngoc@san.rr.com>

 

 

Nữ nhạc sĩ TRANG THANH TRÚC : CD NHỮNG NGÀY THÁNG KHÔNG TÊN / Tình Khúc Trang Thanh Trúc, thơ Phạm Ngọc . Gồm có 10 bài nhạc phổ thơ viết theo nhiều điệu nhạc khác nhau . Bài" Những ngày tháng không tên " được thu ba lần với Trung Tùng và MTV, Quỳnh Lan và phần nhạc khí độc tấu của Phạm Kiên Hoài . Rất nhiều ca sĩ như Nguyễn Quang , Phạm Kiên Hoài, Quang Đạt, Siu Black, Trung Tùng & MTV, Nguyên Thảo, nhóm bè Huỳnh Lợi, Quỳnh Lan, Mỹ Dung, Quang Minh, Mai Khôi, nhóm Cadillac, Nam Khánh và ACM . Ra mắt đầu tiên ngày 16 tháng 8, 2003, và tại Paris ngày 5 tháng 10, 2003 với sự hiện diện của nhà thơ Pham Ngọc từ Hoa kỳ sang . Liên lạc: Trang Thanh Trúc , 10 ave de Choisy , apt.4102, 75013 Paris, email: trangthanhtrucparis@yahoo.fr <mailto:trangthanhtrucparis@yahoo.fr> ; Phạm Ngọc : email : phamngoc@poetic.com <mailto:phamngoc@poetic.com>

 

 

Nữ Ca sĩ LỆ MAI : CD LỆ MAI HÁT NHẠC PHẠM DUY với tiếng hát Lệ Mai, tiếng đàn guitar của Hoàng Ngọc Tuấn và Phạm Quang Tuấn . Những ca khúc được nhiều người biết như "Tình Hoài Hương ", "Viễn Du ", "Tình Ca", hay ít người nghe như "Chiều Về Trên Sông", "Mộng Du", "Đường Chiều Lá Rụng". Có thể vào trang nhà cu?a Phạm quang Tuấn <http://www.tuanpham.org/lemaihatnhacphamduy.htm> để nghe giọng hát Lệ Mai và tiếng đàn Hoàng Ngọc Tuấn qua các nhạc phẩm Phạm Duy . Liên lạc: email: phamquangtuan@optusnet.com.au <mailto:phamquangtuan@optusnet.com.au>

 

 

Nhạc sĩ LÊ TUẤN HÙNG, nữ nhạc sĩ ĐẶNG KIM HIỀN : CD SCENT OF TIME / Australian compositions for Asian Instruments and Voices. Gồm các sáng tác nhạc đương đại của Anne Norman, Đặng Kim Hiền, Lê Tuấn Hùng, ros Bandt, Wang Zheng Ting, Warren Burt . Liên lạc: MOVE RECORDS, 10 Glen Drive, Eaglemont, Victoria, Australia . email: move@move.com.au <mailto:move@move.com.au>, Website: www.move.com.au <http://www.move.com.au/>

 

 

 

Nhạc sĩ HIẾU ANH : CD GIAI ĐIỆU YÊU THƯƠNG gồm 12 ca khúc của nhạc sĩ Hiếu Anh trong đó có 4 bài phổ thơ của Nhất Tâm, Tất Hanh, Vĩnh Trinh, Quốc Thái và bản « Cung điệu mùa đông » (thơ Tất Hanh, nhạc : Khổng Vĩnh Thành) được các giọng ca sau đây trình bày : Tuyết Nhung, Quốc Thái, Mỹ Thủy, và Khánh Duy .Sáng tác và thực hiện : Hiếu Anh . Hòa âm và ban nhạc : Quốc Toản .Gia Đình Tin Yêu phát hành . Liên lạc : Hiếu Anh , 5405 Tupelo Pass, Louisville, KY 40213 , USA . email của Antonius Pham : antoniuspham@hotmail.com <mailto:antoniuspham@hotmail.com>

 

 

 

 

Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng: CD QUÊN, tình ca Phạm Anh Dũng , 12 tình khúc phổ thơ Vương Ngọc Long qua các giọng ca Bảo Yến, Quang Minh, Nhã Phương , Hạnh Nguyên, Đoan Trang, Tấn Đạt . Hòa âm và phối khí : Quốc Dũng . Một số nhạc phẩm nói về Xuân như "Xuân Mơ" nhạc hay , hát hay và nhạc đệm có chút âm hưởng jazz , "Mùa xuân nào có nhau", "Sầu khúc xuân" . Về Quỳnh có tới 5 bài như "Quỳnh Hoa", "Quỳnh Mơ", "Quỳnh Giao", "Quỳnh Thi", và "Đêm Nguyệt Quỳnh". Nhạc phẩm "Quên" mang âm hưởng Trung do Bảo Yến trình bày . Liên lạc: Pham Anh Dũng , email : phamanhdung@juno.com <mailto:phamanhdung@juno.com>

 

 

Nữ nhạc sĩ Hoàng Kim Chi : CD THƯƠNG TIẾNG YÊU DẠI KHỜ gồm 10 ca khúc chọn lọc của Hoàng Kim Chi (nữ nhạc sĩ , dạy đàn và sáng tác vài trăm ca khúc và là trưởng ban nhạc củ nhóm Việt Nhạc )do các giọng ca của các ca sĩ Thanh Trà, Mỹ Phương , Bích Loan, Triết Bình trình bày . Hòa âm và phối khí của Xuân Minh, La Vinh Hoàng, Viết Ký và Hoàng Kim Chi . Liên lạc: Hoàng Kim Chi, email: hkimchi@yahoo.com <mailto:hkimchi@yahoo.com>

 

CD TÌNH TỰ MÙA XUÂN gồm 13 ca khúc tuyển chọn từ chươngtrình Tết của nhóm Việt Nhạc , Minnesota, Hoa kỳ . Có ba bản nhạc của Hoàng Kim Chi : "Con sóng tình yêu", "Một chút nhớ bâng khuâng", và "Phố trắng" (soạn chung với Hoàng Minh Nhân) . CD do nhóm Việt Nhạc thực hiện và phát hành . Ngoài ra chương trình Tình Tữ Mùa Xuân được phát hành dưới dạng DVD với 24 tiết mục , vừa nghe nhạc vừa thấy hình , một hình thức rất mới mẻ trong việc phát hành tài liệu nhạc để lưu niệm . Liên lạc: hkimchi@yahoo.com <mailto:hkimchi@yahoo.com>

 

 

Nhạc sĩ LÊ XUÂN HÂN : CD KHUNG TROI XA LA vơi 10 bài Tình khúc do Lê Xuâên Hân hát, viết lời và nhạc , đó là một khía cạnh rất hiếm hiện nay ở hải ngoại . Dòng nhạc rất đẹp, hòa âm phối khí có màu sắc mới lạ . Giọng hát của Lê Xuân Hân ấm và có hồn gần với giọng của Tuấn Ngọc . Một CD có nhiều triển vọng tiến xa . Liên lạc :Lê Xuân Hân, email : lexuanhan@hotmail.com <mailto:lexuanhan@hotmail.com> ; trang nhà : <http://www.lexuanhan.com>

 

 

 

Nhạc sĩ TRỊNH HƯNG : CD TÔI YÊU/ Tình khúc dân ca quê hương gồm có 12 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Hưng trong đó có những bản nổi tiếng nbư « Tôi Yêu »(Hoàng Thái Quốc hát), « Lối về xóm nhỏ » (Ngọc Điệp hát), « Lúa mùa duyên thắm » (Ngọc Điệp hát) . CD này được thu tại Việt Nam với các ca sĩ Hoàng Thái Quốc, Ngọc Điệp, Ngọc Loan, Quốc Đạt, Trường Lâm, Phương Thùy, Tấn Đạt . Liên lạc : Trịnh Hưng, Résidence AREPA, chambre 204, 60 avenue du Dr. Paul Casalis, 94000 CRETEIL, France, tel : (33 - 1) 58 43 02 06 (nếu ở ngoài xứ Pháp), 01 58 43 02 06 (nếu ở trong xứ Pháp)

 

 

Nhạc sĩ CAO THÁI : CD MEXICO, tiếng hát Extra Terrestre Vincent Cao Thái do Cao Thái Productions sản xuất với những bài ca ngoại quốc nổi tiếng thế giới như Granada, Oh La La , Mexico, Hello Dolly, Ne me quitte pas (If you go away), Cucurrucucu . Liên lạc : Cao Thái, 7 rue du 8 Mai 1945, 92340 Bourg la Reine, France, tel : 01 46 61 39 83

 

 

Nữ nghệ sĩ BÍCH THUẬN : CD Thơ KIM VÂN KIỀU, phần 1 và 2 do nữ nghệ sĩ Bích Thuận thực hiện và sản xuất với Ngọc Nôi (sáo), Ngọc Châu (tranh, độc huyền cầm). Kim Lợi phát hành. Liên lạc : Bích Thuận, 33 rue Saint Blaise, apt.49, 75020 Paris, France, tel : 01 43 67 89 66

 

 

Nhạc sĩ MANH BÍCH : CD CÒN MÃI YÊU EM, với 11 nhạc phẩm của Mạnh Bích, lời thơ của Hồ Trọng Khôi, Hoài Việt, Huy Giang, Mạnh Bích, Nguyên Diệu, Tuệ Nga, Vô Ưu và Vũ Thy An qua các giọng ca Quang Linh, Vân Khánh, Bích Lộc, Cao Duy, Duy Đức . Liên lạc : Mạnh Bích, 25 rue de Vaucouleurs, 75011 Paris, tel : 01 43 38 00 13

 

 

Nhạc sĩ LÊ MỘNG NGUYÊN :CD TÌNH KHÚC LÃNG MẠN với 14 tình khúc của Lê Mộng Nguyên do Tuyết Dung, Phạm Đăng, Nguyệt Lan, Miên Thúy, Xuân Thảo, Thu Hà, Thanh Lan, Quỳnh Tư, Đặng Hữu Phúc và Huyền Châu trình bày . Lê Mộng Nguyên thực hiện, không bán . Liên lạc : Lê Mộng Nguyên, Bd Saint Germain, 75006 Paris, tel :

 

 

Nghệ sĩ Tài Lương : CD TIẾNG HÁT TÀI LƯƠNG trình bày những ca khúc êm dịu nổi tiếng Việt Nam như « Nửa hồn thương đau » (Phạm Đình Chương), « Bài không tên số 1 » (Vũ Thành An), « Tìm Anh » (Hoàng Thi Thơ), « Chuyện người con gái hái sim »(Anh Bằng), « Ngăn cách » (Y Vân), « Sao đổi ngôi » (Huy Phong). vv…

 

 

Nhạc sĩ Huy Orstrom Moller :: CD Melodies of Vietnam / Giai điệu Việt Nam 1, đàn bầu bởi Huy Orstrom Moller , tự phát hành , Singapore , 2003 . Liên lạc : email : huymoller@hotmail.com <mailto:huymoller@hotmail.com>

Huy Moller là một nhạc sĩ đàn bầu học với GS Thanh Tâm ở âm nhạc viện Hà nội từ mấy năm nay . Đây là lần đầu tiên Huy Moller (tuổi chưa đầy 30) đã khắc phục kỹ thuật đàn bầu và đàn 16 bản đủ loại từ Lý con sáo, các bài Quan họ (Bèo dạt mây trôi, Người ở đừng về, Cây trúc xinh, Se chỉ luồn kim), tới các bài Ví dặm, Cò lả, Hát ru, Tứ đại cảnh, Nam xuân Nam Ai, tới Cổ bản, ru con Nam bộ, Lý cái mơn, vv…Đây là một cố gắng của một nhạc sĩ lớn lên ỡ hải ngoại, trở về nguồn và có nhiều triển vọng trong tương lai .

 

 

 

 

 

 

WEBSITES về Nhạc, Cải lương, Kịch

 

www.cailuongvn.com <http://www.cailuongvn.com/>

Bắt đầu từ 29 tháng 5, 2003, website Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang chánh thức đi vào hoạt động mạng lưới để phục vụ khán giả gần xa qua mạng lưới www.cailuongvn.com <http://www.cailuongvn.com/> hay là www.cailuongtranhuutrang.com <http://www.cailuongtranhuutrang.com/>

Mục đích tạo ra trang nhà này là để giới thiệu nghệ thuật cải lương đến với mọi người trong và ngoài nước , giúp cho họ hiểu được một phần tinh hoa của nghệ thuật cải lương . Phần đầu của trang nhà giới thiệu tổng quát về quá trình hình thành và phát triển Nhà hát , ba đoàn Văn Công, THT2, và THT3) rạp Hưng Đạo . Ngoài ra lịch diễn của các nghệ sĩ, Có phần giao lưu với khán giả để giải đáp những thắc mắc về cải lương nói chung .

 

www.kichidecaf.com <http://www.kichidecaf.com/>

Trang nhà Kịch Idecaf được thành lập vào cuối năm 2001 gồm 9 trang được trình bày ấn tượng, hình ảnh đẹp với nhiều tiểu đề khác nhau về vở diễn, nghệ sĩ bằng hai thứ tiếng (Việt - Anh)

 

www.giaidieuxanh.com.vn <http://www.giaidieuxanh.com.vn/>

Trang nhà được xây cất tháng 8, 2003 gồm có những tin tức tân nhạc Việt và các loại nhạc ngoại quốc (pop, jazz, rock, rap,vv), những bài viết về đủ các loại nhạc Việt Nam . Một trang nhà rất phong phú .

 

www.talawas.org <http://www.talawas.org/>

Trang nhà chuyên về nghiên cứu văn học nghệ thuật Việt Nam được xây cất tại Đức . Có rất nhiều bài giá trị về âm nhạc

 

www.vietnhac.org <http://www.vietnhac.org/>

Trang nhà của nhóm Việt Nhạc ở Minnesota (Hoa kỳ) chứa đụng rầt nhiều bài viết nghiên cứu về nhạc Việt Nam, tiểu sử của hàng trăm nhạc sĩ ở hải ngoại, sinh hoạt của nhóm Việt Nhạc . Một trang nhà rất hữu ích cho ai muốn tìm hiểu về nhạc Việt nói chung .

 

www.tienve.org <http://www.tienve.org>

Trang nhà do Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc chủ trương ở Úc châu . Có nhiều bài viết về nhạc, bình luận, ca khúc, và giới thiệu những nhạc phẩm mới . Ngoài ra có mục trao đổi nghệ thuật văn hóa

 

 

 

 

NIỀM HÃNH DIỆN CHO VIỆT NAM TRONG NĂM 2003

 

 

UNESCO Paris vừa ban tặng một giấy nhìn nhận NHẠC CUNG ĐÌNH VIỆT NAM là "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại .

 

Ngày 7 tháng 11, 2003, UNESCO ban tặng một giấy nhìn nhận Nhạc Cung Đình Việt Nam là "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (Chef d’oeuvre de l’oral et de l’héritage intangible de l’humanite / Masterpiece of the Oral and Intangible Heritage of Humanity) . Mỗi năm UNESCO mời 10 chuyên gia về âm nhạc để cứu xét các hồ sơ đề nghị nghệ thuật dân gian (nhạc, mỹ thuật) để lựa khoảng 28 di sản trong số 56 hồ xin vào danh sách kiệt tác của hoàn vũ . Năm 2003, nhạc cung đình Việt Nam được chọn. Đó là niềm vui chung cho nền quốc nhạc Việt Nam . Cũng nên nhớ rằng nhạc cung đình Huế đã được cố GS Nguyễn Hữu Ba và GS Trần Văn Khê khởi xướng việc thu thanh vào năm 1963 để thực hiện dĩa hát Nhạc cung đình Huế do hãng Barenreiter Musicaphon sản xuất tại Đức . Dĩa "VIETNAM 1" (BM 30 L 2022) đoạt giải thưởng của Tây Đức "Deutscher Schallplatten Preis năm 1969 và giải Grand Prix du Disque của Académie du Disque Francais năm 1970 . Nhiều nhạc sĩ nhạc cung đình Huế đã sang Âu châu trình diễn và gặt hái nhiều thành công . Một số CD khác được phát hành ở Âu châu, Nhựt Bổn trong thập niên 90 . Japan Foundation và Toyota Foundation đã tài trợ việc thực hiện những tài liệu phim ảnh về nhạc cung đình và được tàng trữ tại trường đại học OSAKA và ở viện nghiên cưú nhạc đình tại Huế .GS Trần Văn Khê đã đóng góp rất nhiều suốt 40 năm trời (1963-2003) trong việc phục hồi nhạc cung đình Huế và mang lại cho nhạc cung đình Huế một vinh danh hiếm có này . Hy vọng rằng với văn bằng tưởng thưởng này, nhạc cung đình Huế sẽ được bảo trì đúng theo tiêu chuẩn và đừng biến đổi nó theo thị hiếu đòi hỏi của thương mại mà làm hư đi gia tài văn hóa của tổ tiên .

 

 

Một cuốn phim tài liệu với Trần Quang Hải là đề tài của phim : "Trần Quang Hải / Portrait " (2003)

 

Một cuốn phim video dài 16 phút nhan đề "Tran Quang Hai /Portrait" (Trần Quang Hải / Chân Dung) do 3 cô sinh viên Audrey Plessis, Jie Sun et Julie Mayer của trường ICST - Institut de Cinema Scientifique et Technique, Universite Denis Diderot Paris 7 thực hiện . Trần Quang Hải là cố vấn khoa học cho cuốn phim , đồng thời là nhân vật chánh của phim. Nội dung kể lại cuộc đời của Trần Quang Hải qua ba bộ môn đã đưa Trần Quang Hải lên tột đỉnh của công trình nghiên cứu . Đó là hát đồng song thanh (với rất nhiều giải thưởng trên thế giới), đàn môi (được chọn là nhạc sĩ đàn môi hay nhứt của đại hội liên hoan đàn môi ở tỉnh Molln, Áo quốc năm 1998), và muỗng (được bầu là "Vua muỗng" tại đại hội liên hoan ở Cambridge , Anh quốc năm 1967). Cuốn phim được hội đồng giám khảo chấm điểm cao nhất trong kỳ thi ra trường hồi tháng 10, 2003 . Ngày 3 tháng 12, 2003, phim được chọn để chiếu cho khán giả xem tại Institut de Recherche pour le développement , 213 rue La Fayette, 75010 với sự hiện diện của 3 cô đạo diễn, Trần Quang Hải và GS Richard Millet (cố vấn sư phạm của phim)

 

 

Cuốn phim "LE CHANT DIPHONIQUE" với Trần Quang Hải là diễn viên chánh và đồng tác giả của phim

DVD : Le chant diphonique, réalisation: Christian Beguinet, co- auteurs : Trần Quang Hải et Luc Souvet, 27 minutes, distributeur : CRDP đe la Réunion, octobre 2003 . Contact : Luc Souvet email : luc.souvet@wanadoo.fr <mailto:luc.souvet@wanadoo.fr>

 

Tháng 5, 2003, Trần Quang Hải đi sang đảo La Reunion để thực hiện cuốn phim với đề tài "Le chant diphonique" (Hát đồng song thanh). Đề tài này là chủ đề nghiên cứu của Trần Quang Hải từ hơn 30 năm nay . Với sự cộng tác của nhóm ca sĩ xứ Tuva "Huun Huur Tu " nổi tiếng trên thế giới về loại hát đồng song thanh, cuốn phim miêu tả những kỹ thuật hát hai giọng khác nhau, cách dạy trẻ em, người lớn về kỹ thuật hát lạ lùng do Trần Quang Hải sáng tạo . Đây là một cuốn phim sư phạm , sẽ được dùng trong các trường tiểu , trung học của Pháp do Trường đại học đảo la Réunion, Trung tâm địa phương tài liệu sư phạm (Centre regional de documentation pedagogique) thực hiện và phát hành . Luc Souvet, giáo sư âm nhạc và Trần Quang Hải, nhạc sĩ và nghiên cứu gia là đồng tác giả cuốn phim này . Phim dài 27 phút do đạo diễn Christian Beguinet thực hiện, được dựng xong vào cuối tháng 10, 2003 . Sẽ được tung ra thị trường vào đầu năm 2004 dưới hình thức DVD với một tập sách nhỏ dày 12 trang do Trần Quang Hải biên soạn với đầy đủ tài liệu về hát đồng song thanh .

 

 

Trần Quang Hải có tiểu sử trong WHO ‘S WHO IN FRANCE 2003-2004 , ø trong ANNUAIRE DES PERSONALITES EN FRANCE 2003, trong sách tham khảo QUID 2004, và GUIDE DU SHOW BUSINESS 2003 của Pháp, International Who ‘s Who in Classical Music 2004 .

 

Nhạc sĩ Trần Quang Hải có tiều sử đăng trong các quyển sách tiểu sử của Pháp như "Who’s Who in France " (kỷ niệm 50 năm thành lập) với 20.000 tên của những ngưòi nổi tiếng ở Pháp. Ngoài ra quyển "Annuaire des Personalites en France " ghi tiểu sử của 2.000 người lựa chọn trong đó có Trần Quang Hải (được bảo quốc huân chương Pháp năm 2002) với hình và tiểu sử chi tiết đặc biệt dành cho những ngưới được bảo quốc huân chương của Pháp . Quyển QUID 2004 ghi tên 3 nhạc sĩ Việt Nam (Nguyễn Thiên Đạo , Tôn Thất Tiết và Trần Quang Hải) vào danh sách nhạc sĩ Việt Nam . Quyển GUIDE DU SHOW BUSINESS chuyên về việc lựa chọn các nghệ sĩ sinh sống tại Pháp và hành nghề trong lĩnh vực nghệ thuật (âm nhạc, sáng tác, kịch nghệ, các phòng thu thanh, rạp hát ) . Tên của Trần quang Hải có trong danh sách nhạc sĩ chuyên môn về muỗng, đàn môi, đàn tranh, nhạc khí á châu, sáng tác nhạc . Quyển International Who ‘s Who in Classical Music 2004, xuất bản tại Anh quốc ghi tiểu sử của nhạc sĩ Trần Quang Hải về những sáng tác trong mấy mươi năm qua .

 

 

Nữ nhạc sĩ QUỲNH HẠNH trở thành hội viên của Société Francaise d’Ethnomusicologie của Pháp .

Năm 2003 nữ nhạc sĩ Quỳnh Hạnh , thí sinh tiến sĩ âm nhạc của đại học đuờng Sorbonne-Paris 4 được gia nhập Hội dân tộc nhạc học Pháp (Société Francaise d’Ethnomusicologie / French Society for Ethnomusicology) do Trần Quang Hải (sáng lập viên) giới thiệu vào và là người đỡ đầu . Muốn vào hội nghiên cứu này phải hội đủ điều kiện sau đây :

1. trình độ tiến sĩ dân tộc nhạc học

2. học tại một trường đại học Pháp

3. phải có 2 người đỡ đầu để giới thiệu vào

4. phải có thành tích chứng tỏ đã hoạt động trong lĩnh vực nhạc cổ truyền .

Hội này khác với phần đông các hội nghiên cứu khác vì không phải chỉ đóng niên liễm mà phải có trình độ nghiên cứu qua quá trình học lực .

 


NGHỆ SĨ BINH NẶNG TRONG NĂM 2003

 

NSUT MINH PHỤNG

Minh Phụng vào bịnh viện cấp cứu điều trị từ tháng 8. Anh bị bịnh tiểu đường, từ đó sinh ra nhiều bịnh khác như tim, phổi, thận, áp huyết cao . Nhờ sự tận tâm của các bác sĩ ở các bịnh viện An Bình, Nguyễn Trãi, Điện Biên Phủ, Viện tim TP, Chợ Rẫy nhiệt tình điều trị nên bịnh anh thuyên giảm nhiều , ngoại trừ bịnh tim . Vào tháng 11, 2003, các bác sĩ đặt 5 ống mạch vành để thông tim cho anh (giá mỗi ống là 20 triệu đồng). Nghệ sĩ và mạnh thường quân đã đóng góp tiền để giúp vợ Minh Phụng là Kiều Tiên chạy chữa . Hy vọng sẽ tai qua nạn khỏi . Chúc Anh Minh Phụng sớm bình phục .

 

 

Nghệ sĩ hài PHI THOÀN

Phi Thoàn đi sang Mỹ thăm hai con và ở lại Mỹ một năm . Sau đó trở về Việt Nam nhưng không còn hoạt động . Đầu tháng 8, 2003, anh phải vào bịnh viện Nguyễn Trãi với bĩnh nghẹt mật, vàng da, mật có sạn khá lớn, viêm gan siêu vi và có bịnh tiểu đường . Phải dùng ống thông túi mật (giá 1.000 dollars một ống) . Sau 20 ngày chữa bĩnh Phi Thoàn khỏe lại, xuất viện ngày 22 tháng 8 và tịnh dưỡng tại nhà . « Gala cười »do đài VTV3 thực hiện vào cuối tháng 8 thiếu tiếng cười của anh .

 

 

 

 

Nghệ sĩ quá cố trong năm 2003

 

Nhạc sĩ Vô Thường (1940-2003) từ trần tại Santa Ana, Quận Cam, California, Hoa Kỳ

Vài dòng về thân thế anh Vô Thường

 

Anh tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang, đỗ khóa 9 trường sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành tâm lý chiến . Lúc nhỏ, anh rất yêu nhạc, có thể nói là mê nhạc nhưng không có phương tiện để học nhạc vì nơi anh ở không có trường quốc gia âm nhạc như Saigon và Huế . Cho nên anh tự học đàn lấy một mình . Nhờ có khiếu, anh đánh đàn măng cầm (mandoline) rất khá, và đã chiếm giải « người đánh đàn mandoline hay nhứt của quân khu » vào năm 1962 .

Tên VÔ THƯỜNG đã được xuất hiện từ lúc đó, nhưng chỉ được một số người trong binh chủng biết đến mà thôi . Anh cũng có giao dịch và gặp gỡ những tay đàn mandoline nổi tiếng ở Việt Nam lúc đó như Pierre Trần ( Trần Anh Tuấn), Lê Duyên , Khánh Băng, Nguyễn Mạnh, Đức Qưê, Văn Lạc. Cũng như nhạc sĩ Khánh Băng, anh chuyển từ mandoline qua tây ban cầm vào năm 1966 . Có một điều là anh đàn tây ban cầm bằng tay trái, ngược đối với tất cả cao thủ đàn ghi-ta. Tuy vậy anh cũng thường xuyên đàn trong một số ban nhạc ở các club Mỹ tại Phan Rang , nơi anh làm việc ở tại trung tâm Bình Định phát triển ở tòa hành chánh Ninh Thuận .

Cuộc đời binh chủng cũng như văn nghệ của anh tưởng cứ như thế mà tiến triển một cách trầm lặng. Nào dè 30 tháng 4, 1975, không kịp đem theo vợ và hai con gái trên con đường tạm dung , Anh đã theo lớp người Việt đầu tiên đến xứ Mỹ .

Không biết làm nghề gì trong giai đoạn đầu của cuộc sống mới, anh mới nẩy ra ý mở một cửa hàng bán bàn ghế, tủ giường . Anh trở thành ngưới Việt đầu tiên hành nghề này tại vùng Quận Cam . Từ đó cho tới năm 1987 anh làm chủ tiệm Kim’s Furniture ở Santa Ana, California . Có một dạo, anh mở tới 5 tiệm nhưng vì coi không xuể, lớp vì có máu văn nghệ mạnh quá, anh mới «thử thời vận » hùn với một người bạn mở một khiêu vũ trường mang tên là RITZ vào tháng 3, năm 1983. Nhưng tới tháng 7, 1984, sau 16 tháng « lăn lóc » có dịp thù tạc chén anh chén em, anh đã nhường khiêu vũ trường RITZ lại cho Ngọc Chánh, trưởng ban Shotgun, để quay về nghề bán bàn ghế như trước .

Trong một lá thơ anh viết cho tôi, anh đã kể như sau : « tôi đàn tay trái, thành ra phải học mò và đàn lấy một mình khi còn nhỏ . Không học ký âm pháp nhiều, chỉ quọt quẹt chút ít, nên đôi khi nhìn bản nhạc mà đàn thì chẳng ra hồn . Tôi chỉ ân hận những ngày còn nhỏ vứt đi những thời giờ quý báu . Thành ra cho tới bây giờ, nghĩ cũng muốn để đi vào khuôn khổ . Tôi kỳ vọng gởi hồn vào những bản nhạc những khi hứng đàn, hát và viết nhạc .. Đền bù vào đó, tôi rất nhớ dai và dễ học . Những bản nhạc nghe qua một lần hai lần là tôi mò ra và đánh được, dầu không đúng hẳn 100 % ».

Rồi một ngày chủ nhật 19 tháng 4, 1987, tại quán Phở Ngon ở quận Cam, Cali, anh Vô Thường đã cho trình làng hai cuốn « Ru khúc mộng thưòng » 1 và 2, kết quả của tiếng đàn tây ban cầm mà anh đã để hết tâm hồn cho hai đứa con gái của anh đã đòi hỏi anh đàn cho chúng nghe vì khi anh ra đi, chúng chỉ mới có 6 và 4 tuổi . Giờ đây đãø 18 tuổi và 16 tuổi xuân xanh .

Hai cuốn băng trình làng với sự hiện diện của 200 bạn bè đã gặt hái một kết quả tài chánh và nghệ thuật rất đáng kể . Anh đã dành số tiền 800 Mỹ kim bán băng buổi ra mắt để tặng cho Ủy ban cứu trợ quốc tế (International Rescue Committee) để giúp những trẻ mồ côi tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á .

Băng của Anh đã được tái bản nhiều lần, hơn hẳn những băng nhạc « chuyên nghiệp » và báo chí đã cho hiện tượng đó là « ngựa về ngược ». Anh tiếp tục cho trình làng thêm hai cuốn băng khác vào tháng 6 với tựa đề « Hạnh phúc nửa vời » gồm những bản nhạc do Anh sáng tác qua một số giọng hát có tên tuổi trình bày, và một cuốn « Hải Âu » do ca sĩ và nhạc sĩ Phạm Hoàng Dũng phụ trách .

Con đường âm nhạc anh đãø dấn thân vào chỉ mới có mấy tháng trong năm 1987 mà đã gây một tiếng vang. Và dư âm đã vang dội cho tới ngày anh ra đi vào tháng 4, 2003 sau nhiều tháng chống trả với tử thần vì bịnh ung thư , 16 năm thành công với hơn 120 CD đã lưu lại cho hậu thế .

 

 

Vô Thường : Ca sĩ và Nhạc sĩ

Anh Vô Thường có viết cho tôi rằng anh không phải là ca sĩ hay nhạc sĩ gì cả . Giọng anh thì khàn, loại « khao khao vọng cổ », nếu không nói là « giọng vịt đực ». Nhưng anh Vô Thưòng đâu có biết rằng giọng hát đó rất khó tìm, vì nó lạ, vì nó khác giọng thường nghe, vì chất nhựa của thuốc, của rượu đã quện lại thành một loại giọng của người đã từng lăn lóc trong trường đời .Đó là cái may mắn của anh mà anh Vô Thường không biết hay không muốn biết .

Nhờ vào cái tâm hồn rất phong phú mà khi anh Vô Thường hát , tiếng hát đó dễ đi sâu vào lòng người nghe, như truyền đi những gì anh muốn nói qua lời ca, qua tiếng nhạc .

Lúc đó tôi chưa gặp anh Vô Thường . Tôi chỉ nghe giọng hát, nghe lời nhạc anh viết , tôi mường tượng con người đã bị đời cho nhiều « vố » đau điếng nên xuyên qua giọng hát , tôi có cảm tưởng một bầu trời bi quan, chán chường, tuyệt vọng, một khung cảnh u sầu, uất hận .

Bản nhạc anh vừa sáng tác vào tháng 8, 1987 với tựa đề « Giọt nước mắt lưu đày » gói ghém nỗi lòng của anh .

 

Đêm thức giấc quanh đây trời đất lạ

Ta một mình biết nói với ai đây

Bao ưu phiền ray rứt bấy lâu nay

Thân lạc loài viễn xứ mấy ai hay.

Giòng nước mắt no đầy kiếp lưu đày

Ly rượu này chưa uống sao ta say ?

 

Một đoạn khác của bài hát nói lên tâm tư của anh

 

 

Bây giờ đây, bên kia đại dương cha ta nhục nhã đói

Bây giờ đây, lao tù giam tù nhân đến mấy kiếp

Bây giờ đây căn nhà hoang mẹ ta vừa nhắm mắt

Chiếc quan tài, hay manh chiếu rách gói thân mẹ ta

Ôi trẻ thơ, ôi đàn con đang lang thang ngoài phố trời,

Đi về đâu, không ngày mai, tương lai là bóng tối,

Saigon ơi ! Saigon ơi ! Thay tên và hấp hối

Xác bạn bè, ngã xuống không mồ chôn .

 

Cuốn băng « Hạnh phúc nửa vời » của anh Vô Thường phát hành giữa năm 1987. Tất cả những nhạc phẩm trong cuốn băng đầu tay có tính cách « chuyên nghiệp » hơn qua các giọng ca đầy triển vọng của Uyên Lan, Lê Uyên, Phạm Hoàng Dũng, Việt Dzũng, Hằng Nga, Ngọc Giao, Như Mai và Vô Thường . Nữ ca sĩ Uyên Lan , một tài năng mới xuất hiện, trước kia ở Houston, nay đã dời đô về Cali, có một giọng hát nghiêng về « alto » hơn là « soprano ». Đa số nữ ca sĩ Việt đều có giọng cao « soprano ». Bản nhạc « Hạnh phúc phù du » cũng như bài « Hạnh phúc nửa vời » đã được Uyên Lan diễn tả với tất cả tâm hồn làm người nghe như lắng đọng trong không gian hư vô .

« Hạnh phúc nửa vời vì không trọn vẹn, vì bên em mà nửa hồn anh như cùng mềm . Khách khoảng thương quê hương vì mòn mỏi đợi chờ , mơ một ngày trở lại . Anh thốt gọi tên em trong câm lặng. Hạnh phúc phù du, hạnh phúc nửa vời » . Đó là lời anh Vô Thường khơi mào vào đầu cuốn băng .

Hạnh phúc nửa vời, qua nhịp điệu habanera chậm buồn, tôi có cảm giác anh Vô Thường muốn gởi trọn nỗi lòng của anh trong tiếng hát của Uyên Lan :

 

 

Có bao giờ anh khóc một mình

Có bao giờ anh thương nhớ cuộc tình

Một đêm mưa, mưa đêm dĩ vãng

Đến bên anh, lại vuốt vai gầy

Lời tính đầu , cho nhau bỡ ngỡ

Chút ngây thơ, tình thuở dại khờ

Có bao giờ em nhớ trong đời

Có bao giờ em tiếc nuối một thời

Bài nhạc sầu yêu thương với nhớ

Nhớ đêm mưa là nhớ mãi một người

 

Anh đã bị đời dày xéo . Nếu còn đươc giây phút nào để nói về thân phận , về cuộc đời trên giấy bút , trên âm nhạc, trên văn thơ, thì anh Vô Thường sẽ không ngần ngại .

Nhục nhã của 16 năm làm lính, mất « quê hương », mất gia đình, mất tất cả, lại thêm một nhục lớn là phải ở xứ lạ quê người. Đời chỉ được một lần sinh ra và chết, nhưng bổn phận làm người và tình không còn nữa . Anh Vô Thường đã tâm tình với tôi rằng :

 

« Tôi xin được nói những khi còn có thể nói,

Tôi xin được viết những khi tôi còn có thể viết,

Xin còn đủ lý trí để nhận định và không gì thay đổi

Dù sang hay hèn,

Nghèo hay giàu,

Dù có danh hay không ? »

Đúng như nhà Phật đã nói : « Sắc sắc không không . Không tức thị Sắc . Sắc tức thị Không ».

Cuộc đời của anh Vô Thường được gói ghém qua mấy câu

« Một quê hương trước khi nhắm mắt không hiểu còn có thấy lại hay không ?

Một cuộc đời toàn những hạnh phúc phù du, người đây, vợ và con một ngã, của 12 năm

Ước muốn chi nhiều, rồi cũng bấy nhiêu thôi . »

 

Khi Anh sang thăm chúng tôi tại Paris vào đầu thập niên 90, anh Vô Thường giới thiệu Tín Hương, một người đàn bà miền Trung rất đẹp.

Ít lâu sau , anh loan bào tin anh lập gia đình . Chúng tôi có sang Cali mấy lần gặp anh và Tín Hương . Anh đã giúp và khuyến khích Tín Hương sáng tác nhạc . Và Tín Hương đã thực hiện được hai CD . Cuộc tình tưởng như sẽ tốt đẹp như bài thơ . Nhưng có ai ngờ là vào cuối năm 1999, Tín Hương và anh không còn chung sống với nhau . Anh Vô Thường có buồn thật nhưng sau đó , anh tìm lại nguồn vui và đã cùng anh Lữ Mộc Sinh sáng tác một nhạc phẩm « Từ lúc yêu em » .

Anh vẫn tiếp tục sản xuất CD nhạc khiêu vũ, nhạc ngoại quốc, nhạc để nghe , loại nhạc ûkhông lời » mà anh đã tạo một chỗ đứng « không đối thủ ». Nhạc của anh đàn đã đi vào thị trường Mỹ . Mỗi tuần anh nhận được nhiều thơ hỏi mua, hoặc viết lời khen anh , cám ơn Anh đã mang lại cho họ những giây phút êm ái qua những ca khúc du đương .

Thỉnh thoảng Anh mang thơ của những người ái mộ người Mỹ từ khắp xứ Mỹ đưa cho tôi đọc để cùng chung vui với Anh .

Anh Vô Thường đã thành công mang hai đứa con gái Diễm và Khanh sang Mỹ và đã giúp cho hai cháu có một nghề chắc chắn và cả hai đều lập gia đình với hai chàng rể thật dễ thương . Anh đã hoàn thành sứ mạng của một người cha trước khi nhắm mắt . Tôi có gặp anh lần chót vào tháng 10 , 2001 tại San Jose khi chúng tôi sang diền . Anh tuy ốm nhưng vẫn còn tếu như mọi khi . Anh có trở về Việt Nam lần chót để thực hiện CD « Tình Ca Vô Thường / Giọt Nước Mắt Vô Thường » qua tiếng hát của Quỳnh Lan, Đức Minh, Vô Thường và bài « Nhớ chút tình bỏ quên » do Bạch Yến hát cả hai lời Việt / Pháp . Đây là dĩa CD với nhạc và tiếng hát Vô Thường và là dĩa « có lời » nhưng chưa kịp « kiếm lời » là anh đã ra đi . Bạch Yến đến thăm Anh lần chót vào ngày mùng 1 Tết Quý Mùi ( tháng 2, 2003) , hai tháng trước khi anh lìa trần

 

Anh Vô Thường đã trở về với cát bụi , nhưng Anh đã để lại cho đời một số sáng tác nhạc, hàng trăm dĩa CD ghi lại tiếng đàn ghi-ta tay trái bất hủ của anh . Anh ra đi nhưng đã để lại bao tiếc thương một người bạn tốt với bạn, với người đồng hương (Anh đã đóng góp rất nhiều cho các cơ quan từ thiện qua số dĩa CD và băng nhựa anh tặng ), với đất nước .

 

 

*Ca sĩ DUY KHÁNH (1936 - 2003)

 

Ca nhạc sĩ Duy Khánh đã trút hơi thở cuối cùng vão ngày 12 tháng 2, 2003 tại bịnh viện Fountain Valley, quận Cam , hưởng thọ 68 tuổi

Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh ngày 1 tháng 6, năm 1936 (Bính Tý) tại làng An Cự, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là hậu duệ đời thứ 5 của Kỳ Vị Quận Công phụ chánh Đại thần Nguyễn Văn Tường, triều Nguyễn . Thân phụ anh là ông Nguyễn Văn Triển, dân biễu Quốc hội đơn vị Quảng Trị, thời Ngô Đình Diệm. Từ thuở nhỏ, anh đà mê nhạc, hát cho đài phát thanh Huế với biệt hiệu Tăng Hồng, rồi Hoàng Thanh . Năm 1952, anh vào Saigon, học nhạc với nhạc sĩ Hùng Lân, trúng tuyển cuộc thi tuyển lựa ca sĩ Đài Phát thanh Pháp Á với bài « Trăng Thanh bình » của Hoài An . Từ đó anh đỗi tên thành Duy Khánh (tên của một người bạn thân hồi học trung học, sau đó sang Pháp du học và chết bên Pháp). Anh bắt đầu thu thanh cho các hãng dĩa Việt Nam, Asia, Sóng Nhạc (loại dĩa 45 vòng và 33 vòng)

Ngoài tài ca hát , anh còn sáng tác nhạc qua hai đề tài :tình yêu và quê hương gồm các ca khúc : « Thương về miền Trung », « Bao giờ em quên », « Anh về một chiều mưa », « Lối về đất mẹ », « Ai ra xứ Huế », « Trường cũ tình xưa », « Xin Anh giữ trọn tình quê », « Mưa bay trong đời », « Giã từ Đà lạt », và lính chiến khi anh hoạt với Biệt đoàn Văn nghệ trung ương, Cục tâm lý chiến qua các nhạc phẩm « Người Anh giới tuyến », « Đi từ đồng ruộng bao la », « Thư về em gái thành đô », « Vùng Quê tương lai », « Mừng Anh chiến sĩ giữ ấp »

Sau 1975, anh bi. cấm hát một thời gian . Khi được hát trở lại , anh thành lập đoàn" Quê Hương" cùng với Châu Kỳ, Nhật Ngân . Các ca sĩ gồm có Ngọc Minh, Sơn Ca, Băng Châu, Quốc Dũng, Thanh Tuyền, Bảo Yến, Nhã Phương, Nguyễn Hưng . Năm 1988 anh cùng gia đình sang định cư tại quận Cam cho tới ngày từ trần vào tháng 2, 2003 .

Tại Mỹ, anh tái lập nhóm nhạc Trường Sơn, hát cho trung tâm băng nhạc Làng Văn, thu CD và Video. Về sau anh lập trung tâm riêng lấy tên là Cali Music và thực hiện 15 CD . Bản nhạc cuối cùng anh viết là " Điệu buồn chia xa " như một lời di chúc .

Đêm Tạ tình tiếng hát và dòng nhạc Duy Khánh được tổ chức ngày 10 tháng 1, 2003 tại vũ trường Majestic đạt khả quan tài chánh để gia đình có phương tiện lo cho anh .

Ngày 12 tháng 2, 2003, sau nhiều tháng nằm nhà thương , anh từ giã cõi trần . Ngày 20 tháng 2, tại phòng sinh hoạt của nhựt báo Người Việt, lễ phủ quốc kỳ Việt Nam được tổ chức trang nghiêm trước đại diện binh chủng . Ngày 21 tháng 2 , truớc hàng trăm bạn bè nghệ sĩ, nhạc sĩ Phạm Duy nói về cuộc đời Duy Khánh. Đa số các nghệ sĩ từng hát chung với anh đều có mặt để tiễn đưa người bạn tới nơi an nghỉ cuối cùng .

 

 

TRẦN ĐÌNH QUÂN (1939-2003

 

Nhạc sĩ Trần Đình Quân, sinh năm 1939 tại Huế, giáo sư trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng, gia nhập phong trào Du Ca năm 1965, huynh trưởng Du Ca Aùo Nâu Đà Nẵng. Anh tốt nghiệp sĩ quan trường võ bị Thủ Đức, từng bi. Cầm tù trại cải tạo từ năm 1975 tới 1981 . Vượt biên năm 1985 và định cư tại Hoa kỳ .

Anh có viết "Vườn Dâu Xanh", sách nhạc gồm có hai phần: phần 1 gồm 10 bài nhạc nói lên tâm tình của người thanh niên đối với quê hương và mái trường . Phần 2 gồm 12 bản nhạc du ca kể về thân phận và con người trong quê hương chiến tranh . Sãch do nhà xuất bản Người Việt Cali phát hành năm 1991 . Một băng nhạc " Vườn Dâu Xanh" do Trường Sơn Duy Khánh phát hành tại Cali, Hoa kỳ với các giọng ca Khánh Ly, Duy Khánh, Thiên Trang , Hương Lan, Như Mai, Xuân Sơn .

Anh Trần Đình Quân bị bịnh Azheimer từ lâu, trút hơi thở cuối cùng vào ngày 22 tháng 9, 2003 tại California , mai táng ngày 27 tháng 7, 2003 . Anh Hoàng Ngọc Tuệ đại diện các du ca trong và ngoài nước đọc bài tế tiễn đưa trước sự hiện diện của đông đảo bạn bè và văn nghệ sĩ .

 

 

Nghệ sĩ HOÀNG BÉ (1926-2003)

 

Nghệ sĩ lão thành hát bội HOÀNG BE (1926-2003)Ù lìa trần

Nghệ sĩ Hoàng Bé , tên thật là Nguyễn Văn Lương, sinh năm 1926, tại Saigon. Mẹ là nghệ sĩ Ba Kia, cô đào tên tuổi của đoàn Tấn Thành vào thập niên 50 . Xuất thân từ lò hát bội Cầu Muối ở Saigon, Hoàng Bé bắt đầu lên sân khấu lúc 9 tuổi. Ông là học trò của NS Hai Lựu . Ông trau dồi nghề nghiệp từ lúc nhỏ tới lúc trưởng thành trên sân khấu Tấn Thành Ban bên cạnh các nghệ sĩ tài danh như Tư Bào, bà Năm Đồ, Tám Trực, Sáu Cho, Tư Kỷ, Sáu Ký, Mười Sự, Ba Cang, Bảy Xệ, Sáu Cho, Tư Kỷ, Chín Tài, Tám Vân, Ba Gỡ .

Từ năm 1950, Hoàng Bé trình diễn trên các sân khấu các đoàn Thái Hòa, Bầu Cà, Bầu Tảo, Đại Nghĩa, Phước Thành, Công Thành, Nghĩa Thành, Vững Liên . Sau 1975, ông tham gia đoàn hát bội Thành Phố. Từ 1997, ông từ giã sân khấu về ở tại Mỹ Tho .

Ông đã thành công qua các vai kép con (Na Tra, Lý Nguyên Bá, Phàn Diệm), kép trẻ ( Triệu Tử Long, Tiết Nhân Quý), tướng lớn ( Ngô Tôn Quyền, Trương Phi), và đặc biệt là các vai hầu tinh (Tôn Ngộ Không, Hầu Ân). Ông được tặng cho biệt danh là « Hoàng Bé bay » vì ông hay bay lượn và nhào lộn trên không gian sân khấu .

Ông từ trần vào sáng ngày 24 tháng 9, 2003, tại ấp Tân Thạnh, xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành , Tiền Giang , hưởng thọ 78 tuổi .

 

NSUT HOÀNG GIANG (1922-2003)

 

· KÉP ĐỘC HOÀNG GIANG (1922-2003) không còn nữa

NSUT Hoàng Giang sinh năm 1922 tại Tiền Giang. Lúc trẻ, ông là một cây đờn tài tử nổi tiếng xứ Gò Công . Sau đó ông tham gia các ban cải lương Thống Nhứt, Thanh Minh và Hương Mùa Thu . Ông chuyên về kếp độc tài hoa, thông minh, tướng tá cao (1m75) , giọng nói ồn ào, giọng cười vang dội . Dù đóng vai ác, ông vẫn làm cho khán giả tuy ghét nhưng vẫn cười được . Ông đóng bên cạnh các nghệ sĩ Thanh Nga, Thanh Sang, Bạch Tuyết, Trường Xuân, Văn Ngà . Ông cùng vợ là Nghệ Sĩ Kim Giác sống một cuộc sống đạm bạc. Sau này ông bĩ bĩnh tiểu đường , áp huyết cao, mắt mờ. Năm 1993, ông được tặng chức « Nghệ sĩ ưu tú / NSUT ». Trong năm 2003, ông vào nhà thương mấy lần, bạn bè nghệ sĩ vào thăm, đóng góp tiền giúp đỡ vợ ông . Nhưng rồi ông không chống lại tử thần để ra đi vào chiều ngày 3 tháng 11 tại nhà riêng ở đường Lý Thường Kiệt, P.9, Q.Tân Bình, TPHCM, hưởng thọ 82 tuổi . Lễ chôn cất được cử hành vào ngày 5 tháng 11, 2003 . Nghệ sĩ Minh Vương đại diện gia đình nghệ sĩ trao cho NS Kim Giác một số tiền giúp tượng trưng trong ngày đưa đám .

 

Nhạc sĩ CHÍN TÂM (1925-2003)

 

· NHẠC SĨ CHÍN TÂM (1925-2003) RA NGƯỜI THIÊN CỔ

Nhạc sĩ Chín Tâm , tên thật là Trần Thanh Tâm, sinh năm 1925 tại Mõ Cày, Bến Tre . Ông nguyên là giảng viên trường Quốc gia âm nhạc Saigon và trường Nghệ Thuật Sân khấu II (được đổi lại là Trường Cao Đẳng Sân khấu điện ảnh) sau 1975.

Vào năm 1970, trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon đã đề cử một số nhạc sĩ (trong đó có ông) đi biểu diễn văn nghệ tại Hội chợ Osaka , Nhựt Bổn .Tại trường quốc gia âm nhạc, ông chuyên dạy đàn tranh, kìm . Ông đã đào tạo một số học trò nỗi tiếng như Kim Chánh, Văn Sơn, Em Niên, Hồng Loan, Ngọc Châu . Ông rất thông thạo các bài bản theo các điệu Bắc, Nam, Hạ , Oán, Ngự .Ông cũng từng soạn một số sáng tác mới như Xuân Tình, Bắc Oán, Kim Tiền chấn, Bắc Oán, Xàng xê nhịp 32 .

Sau một cơn bạo bịnh, ông ra đi lúc 4 giờ ngày 11 tháng 8, 2003 tại tư gia số 521, lô S (khu Tái thiết đường Hoàng Diệu , Quận 4, TPHCM. Lễ di quan được cử hàng vào sáng thứ năm 14 tháng 8, 2003. Sau đó được đưa đi an táng tại đất chùa Pháp Trì Dĩ An, Bình Dương .

 

Bầu LONG (1923-2003)

 

Bầu Long (1923 - 2003) không còn nữa

Trong giới cải lương ai cũng biết bầu Long, người gầy dựng các đoàn Kim Chung ở miền Nam Việt Nam . Ông là một trong 4 người bầu được giới cải lương xếp hàng đầu trong làng cải lương miền Nam trước 1975 (3 người còn lại là bầu Xuân của đoàn Dạ Lý Hương , bầu Thơ của đoàn Thanh Minh Thanh Nga, bầu Bảy Chưởng của đoàn Kim Chưởng )

Bầu Long tên thật là Trần Viết Long , sinh năm 1923 tại Hà Nội. Bắt đầu vào nghề làm bầu từ năm 1949 với đoàn Kim Chung-Ái Liên . Đầu năm 1950 ông tách ra lập riêng đoàn Kim Chung . Vào trong Nam hoạt động từ năm 1954.

Năm 1962 ông thành lập Công ty cải lương Kim Chung (có tới 7 đoàn Kim Chung trong giai đoạn cực thịnh).

Rất nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng đã từng trình diễn trên sân khấu Kim Chung như : Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Minh Cảnh, Tấn Tài, Diệu Hiền, Lệ Thủy, Minh Vương, Mỹ Châu, Minh Phụng, Tô Kim Hồng, Út Hiền, Út Hậu, Trường Xuân, Thanh Hải, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Phương Bình, Minh Sang, Thanh Phú, An Danh, Tài Bửu, Lê Vũ Cầu, Chí Tâm, Hương Lan, Phước Hậu, Ánh Hồng, Bích Hạnh, Ngọc Ẩn, Tô Kiều Lan.

Nhờ tài quản lý giỏi và nhìn thấy tài năng trẻ , ông đã đóng góp nhiều cho sân khấu cải lương suốt mấy mươi năm qua . Năm 1975, ông theo luồng sóng tỵ nạn đi sang Paris . Mở nhà hàng Kim Sơn ở gần khu Montparnasse, với ý định tạo phong trào hát cải lương nhưng không thành .

Năm 1981, ông trở về Saigon sinh sống một cuộc đời ẩn dật . Một phần bịnh tật, một phần tuổi già ông lui vào trong bóng tối . Ông mất vào lúc 16giờ50 ngày 1 tháng 9, 2003 tại tư gia số 309/11 bis đường Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình , hưởng thọ 81 tuổi .

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Hữu Cảnh (1949-2003) từ trần

Nghệ sĩ Hữu Cảnh, tên thật là Nguyễn Văn Út, sinh năm 1949 tại Bến Tre . Anh bắt đầu vào nghề hát từ năm 1966 ở đoàn Cải lương Kim Chưởng trong vai đầu tiên lão trùm chiếu trong vở « Hắc Long huyết hận ». Anh nổi tiếng qua các vai tuồng cổ như Lý Thường Kiệt, Lưu Bị, Nguyễn Huệ, và nổi tiếng nhứt là vai Trần Thủ Độ ( trong tuồng Bão táp Nguyên Phong) . Anh có giọng ca giống Hữu Phước , nên lấy biệt hiệu là Hữu Cảnh. Năm 1976, anh thành hôn với nghệ sĩ Xuân Yến có ba con , nhưng chỉ có Trinh Trinh là theo nghề cha mẹ .

Từ năm 1988, nghệ sĩ Hữu Cảnh bị chứng suy nhược thần kinh nên đã rời bỏ sân khấu . Bịnh càng ngày càng nặng do những biến chứng về phổi và tim . Anh từ trần ngày 5 tháng 7, 2003, hưởng thọ 55 tuổi . Linh cửu được quàn tại tư gia số 56/29 đường Bạch Vân, P.5, Q.5, TPHCM, đưa đi hỏa táng tại lò thiêu Thuận An (tỉnh Bình Dương ) sáng 8 tháng 7, 2003. Anh đã góp nhiều công sức với đoàn thể Minh Tơ, cho ra đời nhiều vở tuồng có tiếng . Anh cũng góp vào sân khấu cải lương một tài năn triển vọng, đó là Trinh Trinh, đứa con gái cưng của anh đoạt Huy chương vàng trong vai Bùi Thị Xuân .

Nghệ sĩ NGÂN HÀ (1955 - 2003) không còn nữa

Nữ nghệ sĩ Ngân Hà, tên thật là Nguyễn Thị Công, sinh năm 1955. Trước 1975, Ngân Hà đã nổi tiếng và đã từng hát ở các sân khấu Phước Chung, Thanh Nga, Trần Hữu Trang. Những năm diễn ở đoàn Huỳnh Long là thời gian chói sáng nhứt trong cuộc đời đi hát của nữ nghệ sĩ Ngân Hà . Là đào thương nổi tiếng trên sân khấu tuồng cổ, Ngân Hà xuất sắc trong các vai Tấm trong Tấm Cám, A Nàng trong « Tình sử A Nàng », Chu Lan trong « Thất trảm sớ », Huyền Trân trong « Huyền Trân Công Chúa », Mỵ Châu trong « Trọng Thủy Mỵ Châu » , Hảo trong « Nợ Tình », vv..

Sau cơn bạo bịnh, nghệ sĩ Ngân Hà trút hơi thở cuối cùng lúc 13 giờ 45 ngày 9 tháng 6, 2003, hưởng thọ 49 tuổi . Lễ đông quan ngày 11 tháng 6, 2003, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa .

Ca sĩ Thanh Hùng từ trần (1933-2003) tại Pháp

Ca sĩ Thanh Hùng , tên thật la` Phạm Kim An, sinh tại Cao Miên, mở mắt chào đời nga`y 30 tháng 7, năm 1933, từng là giọng hát rất ăn khách ở Saigon trong thập niên 60 . Từ khi anh sang Pháp sau 1975 cho tới ngày anh nhắm mắt an nghỉ giấc ngàn thu, anh đã tân tâm cộng tác vào các sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Pháp . Anh có 5 người con . Thanh Hùng và nghệ sĩ Hùng Cường là hai cột chèo, 2 người đều được huy chương vàng về thi ca hát tại Việt Nam . Thanh Hùng theo Hoàng Thi Thơ lúc ở Việt Nam để đi trình diễn nhiều nơi ở Việt Nam và ngoại quốc . Về cuối đời , Thanh Hùng quay về thiền theo pháp Vô Vi tại gia và đi hát cho Vô Vi ở Thonon Les Bains vào năm 2001 với những bài hát Tâm linh . Thanh Hùng hát trong CD của Thiền với bài Vòng Tay Từ Mẫu . Anh dự định thực hiện một CD để ghi lại kỷ niệm giọng hát của anh nhưng anh lại ra đi trước khi thực hiện giấc mơ đó .

Ngày thứ năm 9 tháng 10, 2003 vào lúc 14 giờ 20 anh trút hơi thở cuối cùng , hưởng thọ 70 tuổi . Lễ hỏa thiêu được cử hành ngày 15 tháng 10, 2003 lúc 9giờ 30 tại nghĩa trang Saint Ouen l’Aumône với sự hiện diện của ban biên tập Ngày Mới Paris, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhạc sĩ Xuân Lôi và một số đông văn nghệ sĩ tại Paris . Ngày 7 tháng 12, 2003, từ 14 giờ tới 18 giờ tại hội trường Université Populaire , rue Edouard Beaulieu, 93110 Rosny sous Bois, có tổ chức buổi tưởng niệm ca sĩ Thanh Hùng do báo Ngày Mới tổ chức .

 

Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928 - 2003) từ trần

Nhạc sĩ Trần Hoàn , tên thật là Nguyễn Tăng Hích, còn có bút danh là Hồ Thuận An, sinh năm 1928, ở Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nguyên bộ trưởng văn hóa thông tin, và trước khi từ trần giữ chức Phó ban văn hóa tư tưởng trung ương , ông còn là chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam sau khi Nguyễn Đình Thi từ trần . Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhạcsĩ Trần Hoàn đã sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng nhất "Sơn Nữ Ca", "Lời người ra đi ", "Con trâu kháng chiến ", "Bà Ba ". Sau hiệp định Genève 1954, ông giữ chức giám đốc sỡ Văn hóa Hải Phòng . Trong thời gian này ông có sáng tác một số nhạc phẩm, tiêu biểu là "Xin mới Anh Chị về thăm Hải Phòng ", "Bài Ca Bạch Long Vĩ " . Trong thời gian chống Mỹ, ông vào chiến trường Trị Thiên . Với bút hiệu Hồ Thuận An, ông sáng tác "Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng", "Lời ru trên nương " (phỏng thơ Nguyễn Khoa Điềm) . Sau năm 1975, ông về làm Trưởng ban tuyên huấn tỉnh Bình Trị Thiên, rồi ra làm Trưởng ban tuyên huấn thành ủy Hà nội. Sau đó làm bộ trưởng bộ văn hóa thông tin . Nhừng nhạc phẩm kế tiếp là "Một mùa xuân nho nhỏ " (phỏng thơ Thanh Hải), "Chào mùa xuân ", "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm ", "Khúc hát người Hà nội ", "Lời ru trên nương", vv..

Ông vĩnh biệt cõi trần vào sáng sớm ngày 23 tháng 11, 2003 .

 

 

NSUT Minh Châu (1949-2003) trút hơi thở cuối cùng tại Saigon

Nghệ sĩ Minh Châu, tên thật là Vũ Minh Châu, sinh năm 1949 tại Nam Định, Nam Hà, tốt nghiệp trường trung cấp cải lương Việt Nam, là một nghệ sĩ miền Bắc nổi tiếng ở miền Nam trong các vai kép độc . Cha anh là Vũ Văn Minh, họa sĩ sân khấu. Mẹ tên Nguyễn thị Sinh , là nghệ sĩ hát bội. Vợ anh là nghệ sĩ cải lương Thanh Xuân. Con trai anh là Vũ Xuân Trang vừa tốt nghiệp diễn viên, đang hành nghề tại sân khấu kịch Phú Nhuận . Từ năm 1976, Minh Châu rời Hanoi vào Nam, hát tại nhà hát Trần Hữu Trang với những vai nổi tiếng như Duy trong vở « Chim Việt cành Nam », Tư Thẹo trong vở « Đêm phán xét « , Phạm Hạp trong vở « Thái Hậu Dương Vân Nga « , Đỗ Dự trong vở « Kiều Nguyệt Nga « , Quĩ Riếp trong vở « Nàng Xêđa « , đại uy Sắc trong vở « Tình Yêu và lời đáp ». Anh đang chuẩn bị thu hình cho đài truyền hình HTV chương trình « Những cánh chim không mỏi « về cuộc đời anh thì cơn bạo bịnh nhồi máu cơ tim đã cướp anh di vào cõi thiên thu vào lúc 9giờ 40 ngày 6 tháng 12, 2003 tại nhà riêng . Tang lễ được cử hành tại trụ sở Ban ái hữu nghệ sĩ , số 133 Cô Bắc, Q.1, TP HCM và đông quan tổ chức lúc 9 giờ ngày 9 tháng 12, 2003 và hỏa táng tại nghĩa trang B ình Hưng Hòa .

 

 

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003) từ trần tại Saigon , Việt Nam

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà , sinh năm 1946, lớn lên ở Saigon . Năm 1965 Lê Hựu Hà thành lập ban nhạc Hải Aâu và tham gia chương trình Đại nhạc hội nhạc trẻ tại thính đường trường Taberd Saigon cùng năm .

Lập ban nhạc Hải Aâu, có Thanh Lan và Elvis Phưong (ban Phượng Hoàng năm 1970)

Nhạc trẻ ở VN đầu tiên . Bắt đầu từ đó Hà khởi sự sáng tác loại nhạc trẻ . Anh sáng tác nhạc phẩm "Hương" (tên của người yêu đầu tiên là Võ thị Mai Hương , sau này trở thành vợ , có hai con tên Lê Hự Huy (34 tuổi) và Lê thị Mai Huyền (32 tuổi) rồi ly dị vài năm sau đõ . Vợ đầu tiên và hai con hiện sống ở San Jose, California, Hoa kỳ ) . Sau đó, Hà tái lập gia đình lần thứ nhì cũng có hai con và cũng ly dị. Người vợ thứ ba là một nữ ca sĩ nổi tiếng tên là Nhà Phương (em gái của nữ ca sĩ Bảo Yến) . Cả hai cũng không sống chung lâu với nhau . Hai đứa con được chào đời , và Nhã Phương trên đường ly dị , dự định sang sống ở Hoa Kỳ .

Những nhạc phẩm "Tôi muốn", "Tôi yêu" đã được Elvis Phương trình bày và đi vào lòng giới trẻ từ đầu thập niên 70.

Lê Hựu Hà qua đời vào ngày 09 tháng 05 năm 2003, đến ngày 11 tháng 05 mới được phát giác trong phòng riêng tại căn nhà số 89 đường Hồ Hảo Hớn tức đường Huỳnh Quang Tiên cũ ở quận 1 Sài Gòn; Lê Hựu Hà tuy đã nằm sâu trong lòng đất, gần chân núi Bửu Long ở Đồng Nai là quê nội của anh vào ngày 12 tháng 05 năm 2003, nhưng cái chết của anh hiện nay vẫn còn bao trùm nhiều nghi vấn, ngoài kết quả được cơ quan thẩm quyền thông báo chính thức là anh qua đời vì tai biến mạch máu não, do tình trạng cao áp huyết từ vài năm trước; Theo nguồn tin từ gia đình Lê Hựu Hà cho biết, người con trai cả của anh với người vợ đầu tiên đã lo thủ tục bảo lãnh anh sang Hoa Kỳ từ tháng 09 năm 2002, cũng như chính Lê Hựu Hà cũng có ý định sang du lịch tại Mỹ vào tháng 6 năm 2003 để gặp lại các con là Lê Hựu Huy và Lê Thị Mai Huyền. Nhưng rất tiếc anh đã ra đi quá đột ngột.

 

 

Nhạc sĩ Anh Tú (1950-2003) sớm từ giã cõi trần

 

Anh Tú đã ra đi sáng thứ tư 03 tháng 12, 2003 tại phòng số 2, lầu 5, bịnh viện UCI , Nam California. Anh Tú tên thật là Lã Anh Tú, sinh tại Đà Lạt vào năm1950, trong một gia đình nghệ sĩ . Cha la` nhạc sĩ đàn nhị Lữ Liên , nổi tiếng với ban AVT trước 75 . Ngưới chị cả là Bĩch Chiêu nổi tiếng cùng thời với Bạch Yến, Thanh Thúy. Kế đó là ca sĩ Tuấn Ngọc, rồi tới em gái là Khánh Hà ,Thúy Anh , Lan Anh , Lưu Bích . Hầu hết đều là ca sĩ có tiếng tăm qua ban nhạc UPTIGHT trong thập niên 70 ở Saigon . Anh Tú nổi tiếng đầu tiên vào năm 1969 với bài "What now my love " (từ bài ca Et Maintenant của Gilbert Bécaud). Ngoài những nhạc phẩm ngoại quốc êm dịu, Anh Tú diễn tả những nhạc phẩm tình cảm Việt Nam rất vững vàng và truyền cảm. Anh Tú được rất nhiều khán giả khen ngợi qua những nhạc phẩm như liên khúc " Cát Bụi-Tình Xa" ," Anh Đã Quên Mùa Thu". hay những khúc tình ca êm dịu như nhạc phẩm " Bài Không Tên Số 6" của Vũ Thành An, "Linh Hồn Tượng Đá" của Lê Minh Bằng,vv...cũng như những nhạc phẩm ngoại quốc lời Việt.

Anh Tú là linh hồn của ban nhạc UPTIGHT kể từ ngày thành lập vào năm 1972 Uptight cũng như trước đó với ban The Blue Jets hoặc nhóm Thúy-Hà-Tú. Trước khi từ giã cõi đời, Anh Tú là một ca sĩ thường trực của vũ trường Majestic ở Orange County và đang cùng với anh em trong gia đình sửa soạn cho sự tái kết hợp của ban nhạc The Uptight do nhóm Hollywood Entertainment & Productions thực hiện vào tối 27 tháng 12 năm 2003 trong buổi "Dạ Hội Mừng Năm Mới 2004 Với The Uptight" tại Anaheim Convention Center đang gây rất nhiều sôi nổi nơi những người yêu nhạc. Nhất là nơi những người ái mộ The Uptight, ban nhạc đã từ rất lâu chưa xuất hiện chung trên sân khấu. Cũng theo nhóm Hollywood Entertainment & Productions Inc., nội dung của chương trình sẽ nhắm vào chủ đề tưởng nhớ Anh Tú, cùng một lúc đánh dấu sự tái kết hợp một trong những ban nhạc trẻ có quá trình hoạt động lâu dài nhất, mới mất đi một thành viên quan trọng.

Thi hài Anh Tú được quàn tại nhà quàn Peek Family ở Westminster, Orange County. Và nghi thức hoả thiêu đãõ được diễn ra vào ngày thứ Năm 11 tháng 12 năm 2003.

 

Âm nhạc Việt Nam vẫn tiếp tục reo vang trên đất nước cũng như ở những nơi có người Việt cư ngụ .Người Việt trong những ngày đón xuân sẽ có chút thì giờ thưởng thức nhạc qua các đại nhạc hội, hay nghe một vài CD, xem một vài DVD , hoặc giả đọc một vài bài báo bên cạnh chung trà, bánh mứt . Thân chúc các độc giả hưởng những giây phút êm đềm trong những ngày đầu Xuân Giáp Thân khi đọc những dòng chữ của bài viết về sinh hoạt âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại .

 

Trần Quang Hải (Paris, Pháp)