Lịch Vạn Niên

 

Giới thiệu sách: Lịch Vạn Niên - Âm lịch, Dương lịch đối chiếu (0001-2060)


Lịch Vạn niên dựa vào học thuyết Âm dương ngũ hành sinh khắc chế hóa lẫn nhau, kết hợp với Thập thiên can, Thập nhị địa chi, Cửu cung, Bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác để tính ngày giờ tốt xấu, mùa vụ sản xuất, ngày kỷ niệm và các môn học khác liên quan tới khoa thiên văn cổ đại liên hệ tới Kinh Dịch như châm cứu và dự báo theo Kinh Dịch như Tử vi, Bốc phệ, Bát tự hà lạc, Kỳ môn độn giáp, Thái ất thần kinh v.v.

Từ năm Giáp Thìn (1544) đến Ất Dậu (1945), ngoài lịch của Trung Quốc soạn, ở Việt Nam lại có các lịch riêng khác như lịch Lê Trung Hưng, lịch Đàng Trong, lịch nhà Nguyễn... Sự khác nhau một ít về tháng đủ tháng thiếu so với lịch Trung Quốc trong khoảng thời gian đó chưa thấy các nhà nghiên cứu lịch phổ phân tích. Mãi đến năm Đinh Mùi - 1967 nhà nước VN mới định lại múi giờ theo hệ thống múi giờ quốc tế, theo đó VN lấy múi giờ 7 trong khi Trung Quốc là múi giờ 8. Cho nên hai lịch thỉnh thoảng khác nhau chút ít về tháng đủ tháng thiếu.

Bộ lịch Vạn niên - Âm lịch, Dương lịch đối chiếu (0001-2060) (*) của soạn giả Lý Quý Ngưu ra đời nhằm giúp ích tra cứu Âm lịch ra Dương lịch hoặc ngược lại trong vòng 2060 năm một cách dễ dàng. Đây còn là cuốn sách phổ thông dùng cho mọi gia đình để tra cứu những ngày kỷ niệm, sinh nhật, giỗ chạp... hoặc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực có liên quan tới khoa thiên văn cổ Á Đông khác.

Bộ sách do Lê Quý Ngưu biên soạn, NXB VHTT ấn hành, đang phát hành tại nhà sách Sông Hương, 94 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 - TPHCM.

Xin liên lạc: songhuong1998@yahoo.com