Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (18):

Phần 3: Người Việt thuở ban đầu

 

Nguyên Nguyên

 

Cách đây vài năm, chúng tôi đọc được đâu đó, bài viết của một vị thuộc nhóm chuyên gia phụ trách về vụ khai quật thành Đại La. Đại khái, tác giả đã thành thật và thận trọng, cho biết kiến thức hiện thời của giới hữu trách về sử, khảo cổ, cũng như dân tộc học, áp dụng vào 'di chỉ' Đại La, thật ra chưa được đầy đủ để có thể lý giải toàn bộ vấn đề với mức chính xác cao. Nên đành phải tạm gác lại một thời gian. Trước đó ít lâu chúng tôi được một người bạn Tân Tây Lan, bà Allison Vũ, một chuyên gia về đồ sứ xứ An-Nam, cho biết một trong những điểm khá li kì của kiến trúc Đại La, chính là sắc thái mang nhiều ảnh hưởng Chiêm Thành (Chăm), thay vì Trung Hoa hay 'Việt tộc', như thường nghĩ.

 

Gần đây, đúng vào lúc chuẩn bị viết bài này, chúng tôi được đọc một quyển sách cũ của Lê Văn Siêu [1], trong đó học giả họ Lê có ghi, trang 97:

 

'Tuy nhiên, sự thờ thần tượng thể cách hoá thành linga của Brahman, Visnu, Siva thì người Việt không thờ theo, mà trong các đền đài vua quan hay các anh hùng dân tộc, như ở đền Lý Bát Đế - Bắc Ninh, ở lăng quận công Nguyễn Diễn cạnh chùa Lim, ở chùa Thầy - Sơn Tây, đều có hai phỗng đá chầu hầu tạc theo hình người Chàm, quỳ chân chắp tay phía trước, bụng phệ và mắt lõm. Nói không thờ theo là nói chung tất cả, chớ cũng có làng thờ ông Đùng bà Đàng (phiên âm tiếng Chàm Yan nghĩa là linh ứng) hàng năm còn rước thần tượng Linga và Yoni [9] bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Có lẽ đó là phong tục cũ của một làng xưa có những tù binh Chàm bị nhà vua bắt an trí và bắt khai khẩn ruộng đất.'

 

Xin để ý hai thứ lí giải khá phổ biến trong giới nghiên cứu Việt Nam, thường dựa vào mớ lý thuyết của các học giả Âu Tây, dựa rất nhiều vào nguyên lý Nhị Nguyên, tiêu biểu qua phân biệt 'Họ và Ta': (i) Ảnh hưởng văn hoá Chiêm [12] trên xứ Việt cổ toàn là do ở dấu vết các tù binh Chiêm. (ii) 'Nước' Chiêm Thành tan rã bởi họ lo chinh chiến nhiều quá, không để ý đến việc kiến thiết an dân.

 

Chúng tôi, qua bài này, sẽ xin phép trình bày một khía cạnh khác của lý thuyết ở đây đặt 'tập trung' về phía Nam - và một phần của kết quả sẽ đưa đến hai thứ lý giải hoàn toàn khác biệt với các thứ đã có sẵn từ trước.

 

Nhưng trước hết xin ghi thêm về lối làm việc của những học giả Tây phương trong vấn đề cổ sử Á Đông. Có thể tóm tắt một vài điểm đặc trưng như sau.

 

¨      Theo phương pháp khoa học, việc đầu tiên của họ là phân loại, xếp nhóm với nhau. Nhất là về ngôn ngữ. Đáng kể ở Đông Nam Á, họ chia thành hai loại chính: Nam Á (Austroasiatic) và Nam đảo (Austronesian). Nam-Á có 2 nhánh: Môn Khmer và Munda, hiện diện ở Đông Bắc Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, một hai tỉnh miền Nam Trung Hoa, Mã-Lay-Á, và rất nhiều đảo chạy dọc theo Ấn Độ Dương. Nhóm tiếng Nam-Đảo trong khi đó có mặt từ đảo Madagascar ở Phi Châu đến đảo Easter ở Thái bình Dương, thọc lên tận Formosa (Đài Loan), và bao gồm quần đảo Inđô-nêxia, xuống tận Tân Tây Lan.

¨      Ở thời buổi ban đầu trong việc nghiên cứu về cổ sử và ngôn ngữ các nước Đông Nam Á, các học giả phương Tây có lẽ chưa đạt được hiểu biết đầy đủ về những chuyện hết sức gút mắt của văn hoá từng tộc người ở vùng này, và có thể cũng mang chút ít thành kiến: Họ đặt tên các nhóm ngôn ngữ rồi dẫn đến chủng tộc, dựa vào quan sát việc tộc người nào có đền đài và kiến trúc cổ, to và đẹp nhất. Hay dân chỗ nào đông và có nền văn hoá lẫy lừng nhất. Từ đó ta thấy Hán-Tạng, Tạng-Miến, Mã-Lay, Môn-Khmer, Indonesia, rồi Thai-Kadai trở thành những ứng viên sáng giá nhất. Bởi chủng Việt, một phần lớn đã sát nhập chung với tộc Hoa Hạ tạo nên người Hán [4], phần kia nằm dưới ách đô hộ của người Pháp, nên tiếng Việt nằm ngoài vòng sắp xếp của các học giả Tây phương. Dù vậy họ đoan chắc tiếng Việt, ít ra một phần lớn tiếng Nôm xưa, nằm trong nhóm Môn-Khmer, thuộc khối Nam-Á.

¨      Phối hợp vào đó với thứ tiền đề đã có sẵn, dựa trên sự kiện người vượn đảo Java có trước người vượn Bắc Kinh, họ tạo dựng nên một số các tiền đề phụ, mà kết quả là luôn luôn đánh lạc hướng mọi công trình tìm về cội nguồn dân tộc, nghiên cứu về cổ sử, ngôn ngữ, và luôn cả khảo cổ. Tóm tắt có chừng 4 hướng di-chuyển của người tiền sử: Bắc xuống Nam, Nam lên Bắc, Đông sang Tây, Tây qua Đông. (Thuyết Địa Đàng Phương Đông của Oppenheimer là một thứ thuyết với hàm ý: từ Nam lên Bắc và từ Đông sang Tây). Thí dụ nôm na hơn: Họ thường cho người Chàm (Chăm) là thuộc gốc Malayo-Polynesian, tức Mã-Lay+Đa-đảo. Tức nhóm người Chàm đầu tiên phải là nhóm người dùng thuyền bè từ các hải đảo phía Nam, ghé vào bán đảo Mã Lay, rủ rê một số đồng bào thích phiêu lưu mạo hiểm, cùng nhau chèo thuyền về phía Bắc rồi sau cùng đổ bộ lên khu vực Hội An sau này. Kiến tạo nên nền văn hoá Sa Huỳnh nổi tiếng. Ngược lại, họ cho dân đa-đảo xuất phát từ đảo Formosa, tức Đài Loan ngày nay. Tiếp tục suy luận: Dân Formosa xưa có tiếng nói hơi giống dân Hoa Nam. Do đó, khối Đa đảo được xếp chung với thổ dân Formosa vào nhóm Nam-Đảo, tức Austronesian. Giả thuyết người Java có trước người Bắc Kinh thông thường đưa đến việc cho vùng đất Mã-Lai-Á chính là thủy tổ dân Á Châu. Tức dân Java mò lên tận Trung Hoa trước. Vài nghìn năm sau, vào lúc cực điểm của chiến tranh Đông Chu liệt quốc, họ lại chạy ngược trở xuống, trở về Nam.

 

Toàn bộ các thứ tiền đề liên hệ đến 3 điểm chính yếu kể trên đã đưa đến vô số những lý thuyết về ngôn ngữ, chủng tộc, và lịch sử của các thứ dân miền Đông Nam Á kéo dài suốt thế kỷ 20. Đa số các học giả, nhất là người gốc Á Đông, đều không ngờ rằng, tất cả những tiền đề đó đã được dàn dựng từ thời xa xưa. Khi học giả Tây phương hãy chưa am tường, nắm vững hay phối hợp được các chi tiết hết sức gay cấn và đôi khi mâu thuẫn với nhau. Trên cơ bản, theo thiển ý, những lý thuyết có vẻ rất khoa học và đầy ấn tượng đó có thể chưá khá nhiều lổng chổng lấn cấn.

 

Xin thử đưa ra vài thí dụ, như sau.

 

q       Điển hình nhất trong lối sắp xếp phân biệt Nam Á với Nam Đảo chính là vấn đề xứ Chăm-pa. Quyển 'Luật tục Chăm & Luật tục Raglai' [5], dựa vào lối phân biệt Nam-Á và Nam-đảo của các tác giả Tây phương, cho rằng: 'Người Chăm thuộc chủng tộc Nam Á, tiếng nói của họ rất gần gũi với các dân tộc Raglai, Churu, Jarai, Êđê, thuộc ngôn ngữ Austronesian (nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian).'  Chủng tộc thuộc khối Nam-Á, nhưng ngôn ngữ lại theo phe Nam Đảo. Rõ ràng có chuyện lấn cấn đâu đó. Hay nôm na hơn, lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Thêm một thí dụ khác: Theo Nguyễn Đức Hiệp [13] một số sắc người dân tộc ở phía Nam, như: Mạ, Stiêng, Churu, v.v. thường có tiếng nói được xếp vào nhóm Môn-Khmer, nhưng nhiều học giả Tây phương lại xếp tộc chủng (hoặc đôi khi cả ngôn ngữ), của họ vào nhóm Nam-Đảo.

q       Nhìn lại lối sắp xếp Nam Đảo với Nam Á, ta thấy họ sắp tiếng Mã-Lay vào nhóm Nam Á, nhưng In-đô-nê-xia lại chạy vào nhóm Nam Đảo. Thế, chúng ta được biết tiếng Mã Lay rất giống tiếng In-đô (như tiếng Lào giống tiếng Thái Lan). Như vậy toàn bộ việc phân biệt Nam Á và Nam Đảo chắc chắn đã tổng quát hoá vấn đề bằng một đường lối nào đó khá li kì.

q       Lối phân chia Nam Đảo / Nam Á, đem vào áp dụng cho người Chăm rất dễ bị gảy đổ. Bởi một mặt, người Tây phương thấy người Chăm giống người Việt và Khmer, như Mường ở giữa Thái và Việt. Tam đoạn luận tiếp theo (mà người Việt thuộc khối Nam Á), sẽ bắt buộc sắp người Chăm vào nhóm Nam Á. Mặt khác, họ lại thấy tiếng Chăm giống tiếng Mã Lai - phối hợp với tiếng Đa đảo, nên họ cho tiếng Chăm thuộc khối Nam Đảo. Nhưng họ vẫn chưa 'shuua', và để cho chắc ăn, họ đặt ra một phân loại ngôn ngữ khác dành cho Chàm và Mã Lai: Malayo-Polynesian (Mã Lay - Đa đảo).

q       Phân biệt Nam đảo / Nam Á của mấy bậc tiền bối Tây phương đã vô tình tảng lờ đi khối ngôn ngữ của dân Bách Việt ở Hoa Nam. Qua những bài trước chúng ta đã thấy rất nhiều dấu vết của những phương ngữ Hoa Nam trên tiếng Việt. Thế nhưng, các phương ngữ Hoa Nam lại cho vào nhóm Hán-Tạng, trong khi Việt lại thuộc hệ Nam Á. Ảnh hưởng biến chuyển giữa các phương ngữ Bách Việt cũng phản ánh đầy đủ trong các thứ tiếng Nam đảo (Đa đảo). Thí dụ: 'Cẩu' hay 'Kiủ' mang nghĩa con Chó. Sang đến nhiều đảo Thái Bình Dương, 'Chó' ở tiếng Bách Việt [Kiủ => Kủ] trở thành [kuli]. Nhưng tại Tân Tây Lan, dân Maori gọi đó [kuri]. Thấy rõ âm [l] ([kuli]) ở các khối dân Nam đảo trở thành [r]: [kuri], trong tiếng Maori. [L] => [R] y hệt như 'Fried Rice' (cơm chiên) phát âm như '"Flied" Lice' (Lice= rận) kiểu người Quảng Đông, bởi tiếng họ không có âm [R] như Mon-Khmer.

q       Lộn xộn trong câu chuyện khoa học về Đông Nam Á của mấy ông Tây phải kể đến xứ Hải Nam. Từ xưa đến nay, có lẽ người Hải Nam nào cũng biết, ngoài những món độc chiêu: cơm gà Hải-Nam, trồng nhiều cây dừa (tiếng HN: [ya zhi]), nhảy múa theo nhịp đập hai thanh tre - tộc người nguyên thủy bản địa của xứ Hải-Nam chính là Miêu tộc và Lê tộc (Miao & Li). Và tiếng Hải Nam là một thứ tiếng 'thuộc nhóm Hán-Tạng' (do mấy học giả Tây phương phân loại), nhưng chỉ có 1 thinh, y hệt như các thứ tiếng Inđô-nêxia, Mã-Lay, và nhất là tiếng Khmer. Gần đây họ lại đổi ý và cho tiếng Hải Nam giống Mã-Lay nhất. Xin để ý hiện tượng các 'cặp bài trùng' ưa nương tựa nhau: Âu (Việt)+Lạc (Việt) {tức Thái-Việt}, Hẹ-Miêu, Miêu-Dao (Hmong-Mien), Môn-Khmer, Thái-Hẹ, Thái-Mân, Miêu-Lê, v.v. Xin tập trung và dừng lại ở Lê tộc (Li zu  黎族 ), một trong 2 tộc người bản địa Hải Nam. Sách vở các học giả Âu Mỹ không hề liên kết tộc người cốt lõi của người Chăm với người Hải Nam, và khá mơ hồ bất nhất với tộc Lê ở Hải Nam. Từ xưa đến giờ có lẽ chưa một sử gia nào, đặc biệt Hoa hay Việt, đưa ra lí giải hiện tượng ghi lại ở một vài tài liệu rải rác đó đây [6][7]: 'Sau khi lính Chiêm bị bắt làm tù binh hay nô lệ ở nước An-Nam hay Đại Việt, lúc trốn thoát được, họ có khuynh hướng trốn về ... Hải Nam'.  Theo thiển ý, nguyên do chính của thế bí Nam-đảo / Nam-Á / Malayo-Polynesian / Mon-Khmer / Li, trong vấn đề Chăm-pa & Hải-Nam chính là lối phân biệt hết sức bất chợt, thiếu thốn hiểu biết rành rọt các chi tiết gút mắt của ngôn ngữ và chủng tộc, ở Đông Nam Á.    

 

Lý thuyết chúng tôi ở đây đặc biệt không dựa trên các tiền đề quen thuộc Tây phương:

(i) Xuất xứ: Java hay Peking. (ii) Nếu ngôn ngữ mang dấu Malayo-Polynesian, thì tộc người đó có xuất xứ từ phía Mã Lai - Đa đảo. (iii) Tộc người thuần chủng và ngôn ngữ ở thời cổ đại vay mượn lẫn nhau [22]. Và cũng không dựa vào thứ tiền đề nhiều nhà nghiên cứu Việt rất thích: văn hoá Hoà Bình hay Đông Sơn là thứ văn hoá thủy tổ trong vùng. Sự thật nhà nghiên cứu Tây phương có khuynh hướng dùng tên di chỉ họ khai quật được (đầu tiên) để làm tên chung cho thứ văn hoá cùng thể loại. Nó hoàn toàn không có nghĩa đó là địa điểm trước tiên của thứ văn hoá đó. Đặc biệt không thể gọi ngay là 'văn minh'. Điểm này đã được Wilhelm G. Solheim II [24] xác nhận, khi ông cho biết người ta đã tìm thấy tại phía Bắc Thái Lan khuôn đúc đồng hai lớp có tuổi đời trên 3000 năm trước C.N.. 

 

Ngược lại chúng tôi cố gắng thiết lập một số quan điểm nền tảng:

 

1)     Không tập trung ở, hoặc xin tạm gác, nguồn gốc nguyên thủy - ở thời xa xưa, cách đây trên 4000 năm: Chúng tôi đã dựa vào các nhận xét sau. Thứ nhất, không nhất thiết lập quốc càng lâu chừng nào, dân tộc càng hưởng được nhiều hạnh phúc thái bình, hay càng giàu mạnh chừng nấy. Thái-Lan lập quốc rất muộn, sau thế kỷ thứ 10, nhưng Thái-Lan luôn giữ vững nền độc lập trước sức tiến của Tây phương, và ngày nay giữ ngôi vị xuất khẩu gạo hạng 1 đúng như truyền thống tổ tiên họ là Yue tộc viết với bộ Mễ (gạo): . Xin-ga-po (Singapore) 'lập quốc' không đầy một thế kỷ nhưng mức lương bình quân đã bắt đầu qua mặt lợi tức người Úc. Nước Hoa Kỳ được khám phá vào khoảng thời gian các nước Âu Châu còn tranh hùng xưng bá với nhau, nhưng chỉ trong vòng hai trăm năm trở thành minh chủ các quốc gia Tây phương. Úc, Tân Tây Lan, Gia nã Đại, có tuổi đời non trẻ hơn rất nhiều nước ở Á Châu, nhưng mức sống thì đi trước cả trăm năm. Thứ hai, lịch sử, văn hoá, văn minh, cũng như cá tính dân tộc ngày nay được hun đúc cao lắm là 2500 năm. Thường chỉ khoảng 500-1000 năm mà thôi. Trong khoảng thời gian dài đó có bao nhiêu chuyện vật đổi sao dời, di dân hợp chủng đủ thứ. Nếu muốn hiểu rõ lịch sử, ưu tiên số một cần dành cho khoảng thời gian 2500 trở lại đây thôi. Thêm vào đó, có lẽ rất ít quốc gia trên thế giới, kể cả người Ý và người Hoa, có thể tự hào rằng họ hiểu biết rõ về cổ sử trước đây trên 2500 năm.

2)     Không dựa vào lối phân loại thông thường của Âu Mỹ để từ đó cho rằng tộc này là hậu duệ tộc kia. Thí dụ: Chăm là Malayo-Polynesian, như vậy người Chăm là hậu duệ của hai chủng Mã Lai và Đa đảo. Hay tiếng Việt có nhiều từ giống tiếng Mã Lai, nên người Việt thuộc Mã Lai đợt I theo kiểu thuyết Mã Lai [7]. Ngược lại, chúng tôi đặt tập trung ở các chi chủng:  Môn-Khmer, Lê tộc, Thái-cổ, Hakka, Mân, Ngô, Hmong-Mien, Đa-đảo, v.v. Sau đó, tìm những đặc tính riêng của từng tộc người. Đặc biệt nhất, các tính chất ngôn ngữ và văn hoá. Sau đó, nếu thấy dân một nước nào có những tính đặc trưng dân tộc nào đó, chúng tôi sẽ đi đến kết luận tạm: có sự hiện diện của tộc đó trong lòng dân nước kia. Thí dụ: dân bản địa ở Hải Nam có món vũ ống tre. Dân Phi-líp-Pin cũng có vũ múa ống tre. Do đó một thứ tộc bản địa Hải Nam (người Lê) đã có mặt ở Phi-líp-Pin. Inđônêxia có trống đồng, Thái Lan có trống đồng, Việt Nam (phía Bắc), và khu Vân Nam cũng có trống đồng. Như vậy có một thứ tộc nào đó ngày trước, chuyên đúc chế trống đồng đã có mặt tại những nơi có trống đồng. Chúng tôi sẽ tạm gác lại tính tự hào dân tộc thường đổ dồn nổ lực nghiên cứu xem xuất xứ nó ở đâu. Và tiền đề quan trọng chúng tôi đề ra: Gần như tất cả dân tộc miền Đông Nam Á đều là hợp chủng. Có thể một vài quốc gia có một tộc chủ lực chiếm đa số, nhưng thường thường nằm ở tình trạng một chín một mười.

3)     Không dựa vào chuyện vay mượn 'ngôn ngữ' ở thời cổ đại [22]. Chúng tôi cho đó chuyện bất khả thi, ít nhất trên bình diện tổng quát, bởi thời đó không có báo chí, radio, Tivi, internet, điện thoại cầm tay, v.v. Không lẽ khi bí về sự vật hay động tác nào đó, người bộ lạc này phải cỡi trâu hay voi, hoặc chạy bộ để cho khoẻ và tiêu mỡ cholesterol, sang bộ lạc hàng xóm để hỏi họ dùng tiếng gì để chỉ việc đó. Chỉ có chuyện hỗn hợp các thứ tiếng của các bộ lạc khác nhau. Như đã đề cập trong một bài trước, chuyện 'hợp-chữ' có thể đưa đến 3 kết quả chính: (a) hai từ chỉ chung một sự vật sẽ cạnh tranh mãnh liệt với nhau, cuối cùng tiếng của tộc người nào cư ngụ đông đúc tại khu kinh đô sẽ đạt được thế phổ biến nhất. Thí dụ:  chân > cẳng > giò. (b) các từ tương đương chỉ cùng một động tác hay sự vật sẽ dần dà thay đổi ý nghĩa để kho tàng từ vựng trở nên phong phú thêm lên: trễ / muộn / trì trệ; khuân / vác / cầm / mang / bưng / đem [23], và (c) hai từ, mỗi từ xuất từ một bộ tộc khác nhau sẽ hợp lại cho ra một hợp-từ đa âm, nghe êm tai hơn, và tộc nào nghe cũng hiểu: tâm địa, nước non ('non' cũng có nghĩa: 'nước'), màu sắc, thâm sâu, đen huyền, thân thể, thân mình, đường xá, sinh đẻ, bông hoa, v.v. Ở khía cạnh này chúng tôi để ý, khi một quốc gia hãy còn trong tình trạng chưa hoàn toàn nhất thống, một từ tiếng Tây hay tiếng Việt rất thường mang nhiều từ cùng nghĩa trong tiếng 'nước' đó. Điển hình: tiếng 'nước' Chăm-pa [8], làm lễ= hayăm, katăt, ngă?, đayôw?, thaw băh.

4)     Không dựa vào tiền đề cố hữu của người Hoa: dân tộc ít người thuộc giống thiếu văn minh, không phải Hoa-Hạ. Có thể đúng một phần nào trên quan điểm của người Hoa-Hạ thuần túy, ở phía Bắc. Nhưng hoàn toàn sai trật đối với miền Hoa Nam và hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á. Đây có lẽ là thứ định kiến tai hại nhất do thế lực phía Bắc truyền đến phía Nam và rất nhiều nơi ở miền Đông Nam Á. Hãy còn mang dấu ấn rất mạnh cho đến ngày nay tại nước Myanmar. Ở đó nhà cầm quyền dán vào các nhóm người dân tộc một nhãn hiệu 'phiến loạn'. Rất tiếc các nhà nghiên cứu Tây phương cũng có vẻ không mấy để ý đến chuyện hết sức gút mắt và phức tạp nầy. Tuy vậy, đôi khi có vẻ họ cũng chứng tỏ họ đã rành nghề 6 câu, khi họ xử dụng nó như một công cụ phục vụ cho những mục tiêu chiến tranh và chính trị. Ngược lại, chúng tôi cho rằng có một mối liên hệ rất mật thiết giữa các sắc người dân tộc với người Kinh, trong vấn đề huyết thống, và cốt lõi văn hoá, ít nhất trong thời cổ đại xa xưa. 

 

Bây giờ chúng tôi xin phép bàn về một vấn đề gút mắt khác. Đó là chuyện xếp loại nhóm ngôn ngữ tiếng Việt. Ngày trước, tiếng Việt thuộc nhóm Môn-Khmer, thuộc hệ Nam Á. Từ khoảng những năm 1970, tiếng Việt thay đổi tên nhóm, và khoác lên một tên mới: nhóm Việt-Mường. Từ dạo đó về sau, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam, có vẻ vì quá thích thú với tên gọi mới, đã dần dà mang khuynh hướng tách xa khỏi tên cũ là Môn-Khmer. Cái thói quen chuộng mới quên cũ rất phù hợp với 'Nguyên Lý Heisenberg' còn gọi 'Nguyên Lý Bất Định', thuộc khoa Vật Lý. Một trong hai nguyên lý của khoa học cứng mà chúng tôi cho rằng có thể đem áp dụng rất hữu hiệu cho các ngành thuộc khoa nhân văn. (Nguyên lý kia là 'nguyên lý bảo toàn năng lượng'). Đại khái, nguyên lý Bất Định cho biết khi một vật thể được miêu tả bằng hai hay ba đại lượng, một khi ta đo được khá rõ về đại lượng này, thì mức chính xác của đại lượng kia sẽ bị suy giảm. Nôm na hơn, nếu hạt điện tử được miêu tả bằng vị trí và cái trớn chuyển động của nó, một khi ta biết rõ về vị trí thì sẽ mù mờ một chút về cái trớn của hạt điện tử. Hoặc ngược lại. Trong văn hoá Á Đông ngày trước, người xưa ưa nhìn nhận 'tài đức vẹn toàn' hay 'văn võ song toàn' là một chuyện rất khó. Hết sức khó. Nguyễn Du cũng ghi lại: 'Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau'. Được cái này phải mất cái kia. Giới nghiên cứu tại Việt Nam, chụp được tên Việt Mường, dần dà sẽ phải quên đi tên cũ của nhóm tiếng Việt: tiếng Việt ở tầng lớp cơ bản thuộc nhóm Môn-Khmer.

 

Thật ra không những chỉ giới nghiên cứu Việt Nam bị rơi vào 'nguyên lý Bất Định', học giả Âu Mỹ cũng không hơn gì, và cũng như rứa mà thôi. Xin xem kỹ một số vấn đề sau:

 

a)      Như đã trình bày phía trên, phân loại Nam Á, Nam Đảo, Malayo-Polynesian, Mon-Khmer, rồi... Indonesian cho các thứ tộc người và ngôn ngữ, là thứ phân biệt khá lủng củng của các học giả Tây Phương. Có vẻ như kết quả tất yếu khi chưa thấu đáo vấn đề, cũng như thiếu thốn hợp tác chặt chẽ giữa giới ngôn ngữ học và khảo cổ / dân tộc học. Tộc người Indonesian là tộc người thế nào? Tộc này liên hệ đến tộc Môn-Khmer ra sao? Có gì khác nhau giữa tộc Indonesian với tộc Malay (trong hợp chủng Malayo-Polynesian) hay chăng? Thế ngôn ngữ cốt lõi của tộc Inđônêsiên là gì? Phải là tiếng Inđônesian cổ hay chăng? Họ lộn xộn tả pín lù cả lên. Nhưng rất ít ai để ý. Nhất là chủng Inđonesian. Học giả Đào Duy Anh thích xử dụng tên Inđônêsiên cho chủng nguồn gốc tộc người Việt Nam, trong khi Bình Nguyên Lộc lại khoái Mã Lai. Để ý, lúc họ tập trung với một trong các thứ tộc họ đặt tên cho khối Đông Nam Á, họ thường lu mờ đối với các tộc khác.

b)     Để ý ở phương diện 'dân-tộc-học', người Hoa có vẻ đi trước Tây Phương cũng trên cả nghìn năm. Từ ngàn xưa, khi đối tác với các nhóm rợ ở 4 phương, họ đã miêu tả khá rõ bằng chữ viết tượng hình, đã trình bày trong một số bài trước: Tây Nhung, Bắc Địch, Đông Di và Nam Man. Xin chú ý đến nhóm Tây Nhung, xuất phát từ hướng Tây. Đây chính là nhóm người đã làm cỏ Cảo Kinh, thành đô của nhà Tây Châu vào năm 770 TCN, khiến cho vua mới phải dời đô về Lạc Dương ở phía Đông. Phần chính yếu của đám rợ Tây Nhung, tức Khuyển Nhung, chính là hai đám Để 氐  và Khương , gọi chung Để-Khương, mà chúng tôi cho rằng chính là lối gọi người Hoa, dành cho 'cặp bài trùng' Môn-Khmer. Tra cứu trên internet cho biết có một đám Khương dừng chân tại nước Tàu và định cư ở một vùng đất mang tên Gao Mian (Cao Miên) mang nghĩa 'người ở vùng đồi núi cao, sản xuất tơ sợi'. Tương tự, ngày trước người Hoa-Việt ưa gọi nước Lào bằng 'Ai Lao'. Ai Lao chính tên một rặng núi tại Vân Nam, nơi xuất phát nguyên thủy của người Lào. Tóm lại đối với kiến thức người Hoa, không có tộc nào mang tên Inđônexia hay Mã Lai hết, mà chỉ có nhóm người từ phía Tây, mang tên: Để-Khương hay Môn-Khmer. Thường gọi tắt Khương tộc. Điểm gốc xuất phát của họ chính là vùng bình nguyên chung quanh xứ Tây Tạng ngày nay.

c)     Rõ nét nhất trong 'nguyên lý bất định' đối với 'các' tộc người Việt cổ xưa, cũng vẫn là cặp bài trùng 'Môn-Khmer'. Phản ánh qua người Chiêm (Thành), tức Chăm-pa. Hễ tập trung vào Môn, thì Khmer sẽ lu mờ. Hay ngược lại. Bởi người Tây phương sắp xếp lộn xộn cho dân Chiêm thuộc gốc Malayo-Đa-đảo, nên họ quên khuấy đi mất tộc người chủ lực từ vùng Thanh Hoá chạy qua Inđônêxia, Phi-Luật Tân, xuống Mã Lay Á, và nhiều quần đảo dọc theo Thái Bình Dương, theo thiển ý, là nhóm: Môn Khmer. Điểm vô lí nhất trong câu chuyện Malayo / Inđônexia / Mon-Khmer, chính là ta ít khi hoặc không hề nghe tiếng nói cốt lõi của các tộc Inđônêxia hay Malay là gì, và cũng ít khi nghe đến tộc chính xử dụng các thứ tiếng thuộc hệ Môn-Khmer. Họ cũng mơ hồ trong gạch nối giữa chủng Inđônêxia và dân nước Inđônêxia ngày nay. Cũng như tộc Mã Lai và dân nước Mã Lay Á. Theo lý thuyết chúng tôi, tộc Mon-Khmer là một trong các tộc chủ lực của rất nhiều nước ở Đông Nam Á, gồm cả Inđônêxia và Mã Lay Á. 'Nguyên Lý Bất Định' xảy ra cho xứ Chăm, ở 2 cấp. Cấp 1, họ sắp dân Chăm vào khối Malay-Đa-đảo, nên quên đi Môn-Khmer. Ở cấp 2, nếu mơ hồ liên kết tiếng Chăm với nhóm Môn-Khmer, họ chỉ tập trung được 1 trong 2 đặc tính sau: (i) Tiếng Môn (bà con với tiếng Myanmar ngày nay) có vài ba 'thinh', tức tone, từ mang thanh điệu kiểu có dấu. (ii) Trong khi tiếng Khmer lại chỉ một thinh, giống tiếng Hải Nam, Inđônêxia, Mã Lay, phần phía bắc Trung Bộ,...  Hoặc  (i) Người Môn có khuynh hướng chôn người chết trong mộ chum (vò). (Điển hình là văn hoá Sa Huỳnh, xem [13]). (ii) Trong khi Khương tộc nổi tiếng với lối hỏa táng, từ khi họ còn ở bên Tàu, phản ánh qua lối hỏa táng của vua Chế Mân, phu quân của Huyền Trân Công Chúa.

d)     Chi tiết bất định kể trên đã khiến các học giả Tây Phương khó dứt khoát về tộc gốc của người Chiêm, hay nguồn gốc tiếng Chiêm (xem [17] [18]). Họ đưa ra một giải pháp thứ ba: tộc hỗn hợp Mã Lay - Đa đảo. Họ cũng ít khi xác nhận văn hoá Sa Huỳnh (thuộc Quảng Ngãi ngày nay) thuộc nhóm tộc người nào ngày trước. Bởi theo sử sách, của Tây và Tàu, nước Chiêm lập quốc vào khoảng thế kỷ thứ 2, sau văn hoá Sa Huỳnh cũng khoảng 3-7 thế kỷ. Một trong những điểm đặc trưng của văn hoá Sa Huỳnh, chính là mộ chum, mộ vò, kéo dài sang cánh đồng Chum bên Lào. 'Nước Chăm' thật ra cũng không phải đơn thuần 1 nước như nhiều người thường nghĩ, mà thật ra có đến (ít nhất) 5 tiểu quốc (Indrapura, Amaravati, Wijaya, Kauthara, Panduranga [19]) thường xuyên choảng với nhau (xem [15][16][17][18]). Po Dharma [15] cũng cho biết kết quả những nghiên cứu mới nhất, rằng toàn thể các xứ Chiêm Thành tan rã không phải vào năm 1471 theo sử Việt, mà chính là năm 1832 khi cứ địa cuối cùng Panduranga (Phan Rang - Phan Rí) giải thể.

e)     Nguyên lý bất định phản ánh qua tiếng Chăm như sau: Theo từ điển Chăm [8], do Trung Tâm Văn Hoá Chàm - Phan Rang xuất bản, tiếng Chăm có 4 thinh (thanh điệu), tức có 4 thứ dấu - trong đó có dấu nặng khá nhiều. Nhưng gần đây, Lafont [18] cho biết từ điển Chăm được soạn dựa trên phát âm vùng Phan Rang. Tiếng Chăm ở Châu Đốc và bên Cam-Bốt thật ra chỉ có 1 thinh mà thôi. Lý giải chúng tôi: Ở hạ tầng, người Chăm thuộc khối Môn-Khmer. Hỗn hợp Môn và Khmer. Tiếng Môn, cùng gốc với tiếng Myanmar ngày nay, là thứ tiếng có nhiều (~ 4) thinh. Tiếng Khmer lại chỉ có 1 thinh. Do đó ở những vùng có tộc Môn làm chủ lực, tiếng Chăm có nhiều thinh. Ở những khu vực xử dụng tiếng Khmer cơ bản, tiếng Chăm lại chỉ có 1 thinh. Thường thường thinh dấu nặng. Phân tích này cho thấy, nếu dựa vào các phân loại Nam đảo hay Malay-Đađảo, và hoàn toàn không biết đến nguyên lý Bất Định Heisenberg, rất khó lý giải 2 hệ thanh điệu cơ bản của tiếng Chăm.

f)      Nguyên lý Bất Định Heisenberg thật ra trở nên rất quan trọng trong việc truy nguồn gốc tộc các dân miền Đông Nam Á. Đại khái, nguyên lý luôn nhắc nhở người nghiên cứu không nên tập trung vào một tộc người duy nhất trong vấn đề sử, dân tộc, khảo cổ học, v.v.  mà cần để ý trong mọi trường hợp đóng góp hay ảnh hưởng của từng bộ tộc trong chiều dài lịch sử. Xin trở lại câu chuyện đảo Hải Nam. Nếu tra cứu trên mạng về đảo Hainan, hay tộc người Hmong (Miêu hay Miao) và Li (Lê), chúng ta thấy những nguồn từ các tác giả Hoa hoặc dựa trên tài liệu Hoa, cho biết: dân Hải Nam = Miao + Li + Hán tộc (tức di dân từ lục địa). Họ khá mơ hồ về tộc Li tức Lê. Chỗ nói họ thuộc nhóm Thai-Kadai, chỗ nói thuộc Khương tộc,... Một vài chỗ lại miêu tả thổ dân họ thuộc nhóm Malayo-Polynesian, y hệt như Chiêm Thành. Nhưng khi dùng Malayo-Polenesian, không thấy họ dùng tộc 'Li', tức Lê. Nếu thử phối hợp các chi tiết sau đây: (i) Tiếng Hải Nam là một trong ít thứ phương ngữ Trung Hoa, chỉ có 1 thanh điệu (thinh) mà thôi. (ii) Tiếng Môn-Khmer có một bộ phận (Khmer) chỉ mang 1 thinh mà thôi. (iii) Người Chiêm ngày xưa vào những lúc hoạn nạn khốn cùng, có khuynh hướng chạy về  Hải Nam ẩn nấp. (Giống như các tôn thất nhà Lý chạy về miệt Sơn-Đông / Triều Tiên, sau những đàn áp và khủng bố của Trần Thủ Độ). (iv) Cả Hải Nam và Chiêm Thành đều có tộc bản địa thuộc khối Malay-Đađảo. (v) Đặc biệt Hải-Nam có 2 tộc bản địa lâu đời: Miao và Li. DO ĐÓ, ta thấy khá rõ, Lê tộc chính là một nhánh của Khương tộc hay nôm na hơn, thuộc khối Môn-Khmer. Giống như Chăm. Và tộc người Malay có thành phần nòng cốt thuộc khối Môn-Khmer.

 

Bây giờ xin xem lại đẳng thức hợp chủng người Việt:

 

Việt Nam= Âu (Thái) + Lạc (Việt) // Thái + Môn-Khmer + Đa đảo + Nê-gri-tô.

 

·        Dấu // mang nghĩa: 'trên nền tảng bản địa'.

·        Chủng Âu tức Thái cổ bao gồm nhiều sắc dân Bách Việt, sống ở miền trong nước Tàu, từ khu vực Vân Nam chạy theo sông Dương Tử sang Động Đình Hồ, xuống phía Tây An Huy, phía Tây Phúc Kiến, rồi Quảng Đông. Phân biệt này mang tính cách tổng quát, chú trọng đến chủng chỉ đạo khu vực mà thôi. Có nghĩa tại Quý Châu, phía Bắc Quảng Tây, có thể có rất nhiều người thuộc Miêu tộc. Ở Vân Nam, có khá nhiều Khương tộc từ khu Tứ Xuyên hoặc miền Tây, và Bộc Việt chạy từ khu Hoàng Hà xuống từ thời xa xưa.

·        Chủng Lạc, do chúng tôi phân biệt và tách ra khỏi lối dùng 'Lạc Việt' [Luo Yue] hết sức lộn xộn của người Hoa & Âu Mỹ. Bao gồm phần lớn, các nhóm Việt hay Lạc xưa sinh sống ở miền ven biển nước Tàu: Hẹ (kể cả Hmong-Mien) xuất xứ từ khu vực Sơn Đông, Ngô-Việt từ vùng Giang Tô - Chiết Giang, Mân Việt, gồm Phúc Kiến-Triều Châu. Mỗi một tộc chính như vậy (thí dụ: Hẹ hay Hakka) có thể bao gồm ít nhất là 10 bộ tộc tuy cùng chủng nhưng khác ... họ với nhau.

·        Ba chủng chủ lực sinh sống lâu đời tại bản địa chính là: Thái, Môn-Khmer, và Đa-Đảo. Nhóm Nê-gri-tô người thấp tóc xoăn, cũng có mặt ở miền Hoa Nam, còn gọi Hắc Nụy. Chủng Thái-cổ có mặt tại Việt Nam trước hoặc cùng thời với chủng Môn Khmer. Văn hoá xưa nhất của họ chính là văn hoá Hoà Bình do bà Madeleine Colani khám phá hồi đầu thế kỷ 20. Ngày nay tại Hoà Bình dân Mường chiếm tỷ số gần 70 phần trăm. Người Môn Khmer, theo thiển ý chính là chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh tìm ra ở Quảng Ngãi. Thật ra rất khó xác định ai là người Việt đầu tiên giữa: Thái-cổ và Môn-Khmer. Tuy nhiên chúng tôi nghiêng hẳn về Môn-Khmer bởi các lý do sau:

a)      Mặc dù chủng Thái cổ ngày nay đông đảo hơn người Môn Khmer (Thai-Kadai= 3.9 triệu & Môn-Khmer= 2.5 triệu nếu kể luôn 0.5 triệu thuộc Nam-đảo, theo đề nghị chúng tôi), nhưng chủng Thái-cổ chỉ tập trung ở phía Bắc (đặc biệt khu biên giới Việt-Hoa & Việt-Lào) cho đến Quảng Bình, trong khi tộc Môn-Khmer [30] hiện diện từ khu vực Thanh Hoá chạy tuốt đến gần Cà Mau, cộng với một hai địa điểm gần sông Đà và biên giới nước Lào.

b)     Tiếng Việt cổ nhất, phản ánh qua hệ thống số đếm và các từ 'Nôm' cơ bản mang gốc gác Môn-Khmer [30].

 

Trước hết xin xem qua hệ thống số đếm trong tiếng Việt, trình bày đối chiếu với các thứ tiếng Môn-Khmer [25], tiếng Cam-Bốt ngày nay [26], tiếng Chăm-pa [8], Hmong [27] và Mường [28], trong Bảng I.

 

Xin khảo sát nguồn gốc từng số đếm:

 

- 0 => tương ứng với [kong] hay [ling] tiếng Hoa. Sang tiếng Việt: 'không' và 'linh'. 'Linh' thay đổi ý chút ít, chỉ số lẻ. 'Không' tiếng Tàu mang nghĩa khác: 'ở không', 'trống không'.

- 1 => cùng gốc với Môn-Khmer / Khmer. Tiếng Mường: [moch] cho thấy không phân biệt âm cuối [t] hay [c], như kiểu Nam bộ.

- 2 => [Hnyi] tiếng Myanmar, cùng gốc với vài bộ tộc Môn. [Hnyi] trong thế giới đơn âm, tách ra làm hai: [Hờ] và [nyi]. [Hờ] (và [Ar] tiếng Môn-Khmer) tiến đến => [Hal] tiếng Mường, và [Hai] theo ký âm quốc-ngữ. [Hờ] cũng sinh ra [Er] quan-thoại. Trong khi đó: [Nyi] sinh ra [yì] tiếng Quảng Đông, và [nhị] hay [nhì] (hạng nhì) tiếng Việt. Ta thấy khá rõ, người Hoa cũng xài chữ đếm số 2 của tộc Môn-Khmer. Để ý [Er] quan-thoại có phát âm giữa [ê] và [ơi]. Ở tiếng Mã-Lai (cũng có phần thuộc gốc Môn-Khmer) [Hai] mang nghĩa giống tiếng Mỹ [Hi] => Nôm-na [ơi] hay [hỡi]. [Hai] Mã-Lai = [Ơi] Việt, do đó có gốc tiếng Môn: [Hnyi].

- 3 => cùng gốc Môn-Khmer. Thấp thoáng tiếng Hmong cũng có âm rất giống: [bei]. Cũng để ý cách gọi [ba] (3) cũng có thể hoán chuyển từ số 2 của một bộ tộc thuộc Môn-Khmer, gọi 2 bằng [baar].

 

Bảng I: Hệ thống số đếm tiếng Việt

Số (Việt)

Môn (M-K)

Khmer (CamBốt)

Chămpa

Hmong

Mường

Ghi Chú

0  (không / linh)

suon

soan

thôh / ôh

voj

không

= [khong] PK / [ling] Hoa

1  (một)

muờ / mwai / sa

muay

tha / sa

ib

môch

KhM / Mg

Malay: satu

2  (hai)

baar / er / ar

bpie

twa / dua:

ob

hal

= Hnyi (MĐ), Hal (Mg)

3  (ba)

pi / poe

bei / bay

klow

peb  [bei]

pa

KhM / Hmong

4  (bốn)

pôn / par /pa'

buôn / pôn

pa?

plaub

pôn

KhM / Mg

5  (năm)

mxun/ peson

brăm

lamư

tsib

đăm

KhM / Mg

6  (sáu)

parau / kerao / nam *

bram-muay/prau

năm  *

rau [tchau] *

khảu

Hmong / Môn

Formosa: num *

7  (bảy)

poh, thapal, tajuh

brăm-pia (5+2)

tasuh

xya

páy

M / Mg

8  (tám)

hơcham, tapan, takual, takôl

brăm-bay (5+3)

talipan / tapan

yim (đọc [zi])

thảm

Chăm/M / Mg/ aTa -Sinhalese

9  (chín)

dachit, samlân

brăm-buan (5+4)

pirow / thalipan

cuaj [tchuat]

chỉn

M / Mg

10 (mười)

choh, sa-pluh, tswas

dop

pluh / sapluh

kaum [kảu]

mươl

M (V:chục)/ Mg

20 (haimươi)

băar-choh

mopey

đwa pluh

nees nkaum

halmươl

số > khổ (Mg)

100 (trăm)

ratuh, tsus

ruoy

tha rituh

(ib=1) puas

tlăm

 

10000(muôn/ vạn)

dta thàun, tsaquâ, swas

meun

tha tamưn

meem / (ib) vam

muôn / vãn

[wan], qđ [maan]  triệu = 100 vạn

 

- 4 => Cùng gốc Môn-Khmer. Tiếng Môn-Khmer giống tiếng Chăm [pa?]. Trong khi tiếng Khmer giống rất rõ: [pôn]

- 5 => Có thể cùng gốc tiếng Khmer: [bram]. Phát âm [lăm] trong [mười lăm] (15) lại cùng gốc tiếng Chăm: [lămư]. [Dăm], trong 'dăm ba túp lều' lại là phát âm Mường:

[đăm] <=> [đjăm] => [jăm]. Bởi hệ thống đếm người Khmer dựa trên hệ số 5, người Mường dựa trên hệ số 9, nên có một ít lộn xộn xảy ra khi cả hai nhập lại dùng hệ số đếm theo cơ 10 như ngày nay [29]. Đó là tiếng Việt xử dụng [năm] của tiếng Chăm và Môn-Khmer dùng cho số sáu (6) {xem Bảng 1} mà đọc lên con số 5 => [năm].

- 6 => cùng gốc với tiếng Môn-Khmer: [prau] và Chăm: [rau] và [tchau]. Tiếng Môn-Khmer và Chăm cũng cho [năm] đã chuyển về số 5. Số 6 cũng có gốc Ba-Tư (Iran) [shesh] và Myanmar (cùng gốc Môn): [chow].

- 7 => bảy => giống tiếng Môn-Khmer: [poh] và [(tha)pal]. Cũng có thể chuyển từ số 8 trong tiếng Khmer: bram-bay (5+3) => bay (=3) từ số 8, chạy xuống 1 cấp thành: 7 (bảy). 

- 8 => cùng gốc Môn-Khmer và tiếng Chăm. Tiếng Persia (Ba Tư) là [hasht] sinh ra [hachi] tiếng Nhật, [aath] tiếng Ấn, và [aTa] tiếng Sinhalese của Sri Lanka. [aTa] có âm thứ 2 cũng giống 'tám' (8).

- 9 => chín. Cùng gốc tiếng Môn-Khmer [dachit] và khá giống tiếng Hmong: [tchuat]. Xa xa, tiếng Ấn gọi số 6 là [cheh] khá giống 'chín'.

- 10 => mười. Có thể do ở lộn xộn giữa cơ số 5 tiếng Khmer, cơ số 9 tiếng Thái-cổ, và 10 do người Hoa đem tới. Xuất phát từ tiếng Khmer cho số 11: [dop-mooyh] hay [dop-muay] (10+1). Chỉ xử dụng âm [mooyh] ở cuối => [mười]. Để ý tiếng Môn-Khmer cũng có [choh] dành cho 10. [Choh] sinh ra [chục] tiếng Việt rất dễ.

- 10000 => vạn / muôn. Chúng ta đã biết 'vạn' là lối đọc người Hẹ cho quanthoại [wan], và [muôn] là lối đọc Thái Quảng Đông [maan] cho vạn. Ở đây ta thấy cặp 'vạn - muôn' có bạn đồng hành: [meun] Khmer, [tamưn] Chăm, [meem] hay [vam] tiếng Hmong. Đặc biệt trong tiếng Hy-Lạp cổ, chữ [mu] mang nghĩa 'muôn' hay 'vạn'.

 

Bây giờ xin xem qua Bảng II, trình bày một số từ đối chiếu thông dụng giữa Việt và Môn-Khmer.

 

Bảng II. Đối chiếu các từ thông dụng

Việt

Môn Khmer

Chăm-pa

Tiếng khác

Ghi Chú

cằm

ZanKa, jangKa, kuam

kang

Kang (Thái), kam(qđ)

Kam= Qin (qt)=>琴

cây / gỗ

kaxu, kixe

kayow

kayu (Malay= ML)

ki (Nhật)

cắt

pas (vạt, vát), tak

kêh. caKă?

kat (Hẹ) 刻

quanthoại [ke]

bông

pung, bunga

pingu

Bunga (ML), beng qt

bung (Hẹ)  菶

mày (mi)

mei, mai, mi?, mơ?, maiq

limay

mei mao (qt)

?=tắc-âm >mi?=miq

tóc

xok, xăk, xo, usuk, xoak

bu?

bulu (Malay), rambut

Mường: thăk

môi

Nh?joy, nzoy, mboy, tmor

caBoy

 wen (qt) 

man (QĐ) => môi

khạc 

khak, khaak, rkhaak

kahak

kak (Hẹ), ke / hai (qt)

khat (Thái) =ho

(ho <= hai, -  qt)

to (mập)

toar, toh, tơr, ma?, gemak

limưq

besar (ML)=>bự, béo

gemuk,leMak >mập

trâu

trak, krapư, kơpô, tâk, krak

kabau, trêy

tlu / klu (Mg)

trâu= trak + tlu

mũi

Muq, muqa, muh, mõh

atung

qbBui (Dao)

Thái: jamuh

mặt

Paras, parat, mukh, meat, mêl, mat, măt

mưta, mata

Mian (qt) 面, mak (Hẹ) 墨 => xâm-mặt

Men (Hẹ), min (qđ) myen (Hàn) => diện

mắt

Măt, mat, mơt, mơtaq

mưta

Mata (Malay)

Lính mả-tà

miệng/mõm

Monh, mong, muanh, mpaq, mot, mănh, mom, tamun

mabah, cabong

mulut (ML), mồm & mẽnh  (Mg)

Hoa: 呡 [man] hay [mai]咡=khoé miệng mang âm gần.

mẹ

me?

me?, meh

meh (T), mère (P)

nhiều tiếng âm M

má (cheek)

Mo, taMoq, boq, tambok

miêng

biadab (ML)

Thái: [kam] > cằm

máu

mam, mia, mahêam, mayam

măn-ni

Hiet (Hẹ) 血 => huyết

[maak](Hẹ)脈 >[mo]

cổ (neck)

ko / ka, ko, kong, kok, koah

ri?, takôy

kôl (Mg), gô (Thái)

M-K <=> Thái

tay

têy, đai, đay, ti, thay, taiql

tangin

thay (Mg),shou (qt)手

tangan ML提 tai (qđ)

bụng / lòng

pôn, pung, palung, pul

tung, tyan

bung  (T), tlung (Mg)

T=Thái. Mg= Mường

lưỡi

lataak, lơntak, loai, liơh

dilah, đalăh

lìn (T), lidah (ML)

lei (qđ)月利 she (qt) 舌

đầu

tu, pơtaw,  nqo-oqm, qo-oq

akô?,halow

tou (qt) tau (qđ) 投

oq => óc. qo => sọ

chân/ cẳng / giò

chêng, jun, jơng, koq, chin, djoong, jong, djan

le, đanoq

chơn / choo (Mg)

 ka (Hẹ) 脚

 

Xem qua Bảng II, ta thấy rất rõ: Có mối liên hệ hết sức mật thiết, giữa những từ cơ bản của nền văn hoá cổ thời, trong tiếng Việt, Môn-Khmer và tiếng Chăm. Chúng tôi không nhấn mạnh ở điểm tương đồng giữa tiếng Việt và Mường, bởi đã thiết lập: Người Mường mang ảnh hưởng đậm nét của chủng Thái-cổ, bà con gần nhất với một trong 3 tộc người chủ lực tiến tạo nên người Việt Nam. Để ý tiếng Môn-Khmer có khá nhiều từ cho cùng một nghĩa, bởi hãy còn trong tình trạng chưa nhất thống các bộ lạc. Đặc biệt âm [muanh] hay [manh] mang nghĩa 'mồm' / 'miệng' giống y như tiếng [manh] do đại sứ thời Nguyên (thế kỷ 13) Trần Cương Trung ghi lại, với nghĩa chữ 'khẩu' (Hoa), trong 'Sứ Giao Châu Tập' than phiền tiếng An-Nam là tiếng man-di (xem [1]).

 

Xin tiếp tục quan sát các từ chỉ những sự vật gần gũi nhất của người xưa, như đầu mình tứ chi, trong Bảng III.

 

Bảng III. Các từ cơ bản từ ngàn xưa. (Nhấn mạnh gốc Hoa Nam và Môn-Khmer)

Việt

Tiếng Hoa cùng Gốc

Hán tự

Phương ngữ gốc Hoa

Chăm

Nôm cùng Gốc

Xuất xứ Nôm

đầu

tou, tau

QT:quanthoại QĐ: quảng-đông

kô, tau?

- tu (=đầu=> tù, tù trưởng),

- paTAU

M-Kh

Chrau, Jeh

Bahnar

thân-thể, thi-thể

shen (1), thi (2), the (2)

身 (1) 體 (2)

(1) QT, Hẹ.

(2) Ngô / Mân

thăp

- tuar

- iThâng

- thino

- Thái

- M-Kh.

- Đa-đảo

mình

mi, mei, mE

Hẹ, QT, Ngô

drey

chắc (Trung) <= saqaq

M-Khmer

tay

tai (1), sau (2)

提 (1) 手 (2)

QĐ (1) (2)

tangin

tangơl

Tay

thay

-Khmer

-Mường

cẳng, chân

kiok

Mân

danoq

kar

Thai

chân, giò

chiuk (1), giok (2)         

足 (1)  脚 (2)

QĐ (1) Hẹ (2)

 

joeng

Khmer

cơm / gạo

zok, tsao (1) wo, ho (2), gwo, go, koe (3) gang (4)

鑿 (1) 禾 (2) 粿 (3) 秔  稉 (4)

QĐ, QT(1) QĐ, Mân (2-3) QĐ (4)

prăh

kaow

Thái

thịt

tit (1), thiq (2), sit (3), zi (4)

剔  (1,2) 腊 (3) 胏 (4)

Hẹ (1) Ngô (2) Hẹ(3) QĐ (4)

athăr

sihn(1) sat (2)

Lao (1) Khmer (2)

kiet, kwai, koe (1), kwan, kun (2) kwan (3)

(1) 鯀 (2) 鰥 (3)

Hẹ, QĐ, Mân (1), QĐ , Mân (2), QĐ (3)

ikan

kan, ka, kaa, ka?

Mon-Khmer

rau / cải

zau (1), gau, gaau (2) tsai (3) kuai, kwi (4) tsaa, tsai (5)

油 (1) 茭 (2) 薺  (3) 蕢 (4) 荼 (5)

Hẹ (1), Hẹ, QĐ (2-3), QT(4), QĐ -QT (5)

răm

ka-lam

Lao, Thai

nước

daan, dun (1) non, nyun, nuan (2) nong, nang (3)

澶 (1) 渜 (2) 灢 (3)

QĐ QT (1) Hẹ, QĐ QT (2) Hẹ QĐ QT (3)

nưghăr

- đác => nác

- đaq, nhyom, om, danum,...

- Mường

- Mon-Khmer

mưa

muk, muk, mu (1)

mak, mak, mai/mo (2)

霂 (1) (2)

Hẹ QĐ Qt (1)

Hẹ Qđ Qt (2)

rapuq-tatho,

hasan

- mưa

- miaq, mia, miq, miiwh

- ua, uran, uha

-Mường

-Mon-Khmer

-Nam-đảo

người

ngin (1) ngai (2)

人 (1) 顖 (2)

Hẹ (1) QĐ (2)

urang, mưnuy

ho, nqul, qalawu, ngol, mơnui

Mon-Khmer

 

Cũng giống như Bảng II, mối liên hệ giữa các từ cơ bản trong tiếng Việt - Chăm - Môn-Khmer - Thái, được thể hiện hết sức mật thiết. Đặc biệt hơn nữa, chúng ta thấy các phương ngữ tiếng Hoa cũng có những từ, tuy chỉ mang nghĩa gần giống, nhưng lại có âm rất giống. Thí dụ: tiếng Việt: 'mưa' chỉ 'cơn mưa' hay 'trận mưa' với nghĩa chung chung. Âm gần giống trong phương ngữ Hoa Nam: [muk] hay [mu], hoặc [mak] hay [mai] hay [mo] của các thứ tiếng Hẹ, Quảng Đông, Quan Thoại, mang nghĩa: 'mưa phùn'. 'Nước' tiếng Việt, tương đương tiếng Mường là 'đác' hay 'nác'. Các phương ngữ Hoa có: [daan] rất giống 'đác', và [nyun], [nuan] hay [non] gần với 'nước' hay 'nác'. Để ý [non] gợi cho ta ý tưởng 'non' trong 'nước-non' cũng có thể đồng nghĩa với 'nước'. Ngoài nghĩa 'non' = núi nhỏ, mang gốc Khmer: phnom. Những từ này ở tiếng Hoa không mang thẳng nghĩa 'nước', nhưng có thể mang những nghĩa phân loại như: 'nước sâu', 'nước lặng', 'nước ấm', v.v. Tiếng Chăm của 'nước' là [nưghâr] có âm rất giống 'nước' nhưng ở trạng thái đa-âm, không chịu ảnh hưởng tiếng Hán. Tương đồng của tiếng Nôm kiểu Chăm-pa hay Môn-Khmer với phương ngữ Hoa Nam cho biết một điểm rất quan trọng: Những tộc người ngay như Chăm-pa ngày xưa cũng đã có mặt ở Hoa Nam. Một số trang mạng về người Li (thí dụ [14]), mà chúng tôi cho rằng cùng hệ với người bản địa Hải-Nam và Chăm, cho biết người Li (Lê) 黎  thường tập trung ở vùng bờ biển phía Nam nước Tàu [31].  

 

Bảng IV. Hiện tượng chữ 'M' [11]

Việt

Tiếng Hoa cùng Gốc

Hán tự

Phương ngữ gốc Hoa

Đa-đảo

Chăm

Tiếng bản địa

Xuất xứ

Mặt

men, min, mian, mI (1) met, mặc, maak, mâq (2)

面 (1) 墨 (2)

Hẹ Qđ Qt Ngô (1) Hẹ, V, Qđ, Ngô (2)

mata

Mưta

Bo?=>bộ mặt

- Muk

- Măt

 

- Khmer

-Mường

Mắt

muk, mOq, b(m)ak

目 (1)

(1) Hẹ, Ngô, Mân (PK) (Phúc Kiến)

mata

kamo

Mưta

mat, măt, mengta, metaq, taq

Mon-Khmer & Mường

Mi

mi, mei, mei

Hẹ, QĐ, QT

kamo

-----

katiq met

Mon-Khmer

Mày

mi, mei, mei, mE

Hẹ, QĐ, QT, Ngô

tuke-mata

liMay laMay

- mi

- hak kitaq

-Mường

- Mon-Khmer

Mũi

bei, bi

QĐ (Quảng Đông), QT (Quan Thoại)

ihu

iđung

ađung

j'ra-moh

mùi

muk,mũ, muyh, muh

-Khmer

-Mường

-Mon-Khmer

Miệng Mồm

man (1) mai (2)

呡  (1) 咡 (2)

QĐ (1-2)

mangai

momoho ngutu

caboy, cabong

- mồm, mẽnh

-Mường

Môi

man (1)(2) men, man, min (3)

(1) (2)(3)

QĐ (1-2) Hẹ, QĐ, QT

ngutu

tong-caboy

- moa-ut

- môi

- Khmer

-Mường

mau, maau, mao, mO, mau (1)    yan (2)

(1) 顏  (2)

Hẹ, Qđ, Qt, Ngô, Pk (1)

Qt (2)

papa-ringa

Miêng

mả

Mường

 

Bây giờ xin thử xem lại hiện tượng chữ 'M' trên 'mặt' tiền nhân. Hiện tượng chữ M có lẽ đầu tiên do Nguyễn Cung Thông [11] trình bày trong một quyển sách khảo luận ngôn ngữ do tác giả xuất bản. Theo đó đa số các từ tiếng Việt dùng để chỉ bộ phần trên mặt đều bắt đầu bằng âm chữ M: mặt, mắt, mũi, miệng, mồm, má, mụn, mi, mày, môi. Bảng IV do chúng tôi đúc kết so sánh các từ này giữa tiếng Việt và các thứ tiếng Hoa Nam [33], Chàm [8], Đa-đảo [26], và hai tiếng bản địa: Môn-Khmer [25] và Mường [28]. Lần đầu tiên, trong các công trình khảo sát tiếng Việt, chúng tôi trình bày tiếng Đa đảo, thể hiện qua các thứ tiếng Tahiti, Samoa, New Guinea, và Maori [26].

 

Chúng ta có thể để ý đến những điểm sau:

ü      Các từ mang âm chữ M ở trên bộ mặt đều được thể hiện trong các phương ngữ tiếng Hoa. Đặc biệt [bei] hay [bi] (= mũi) ngày trước được các tôn sư quốc ngữ chuyển thành 'tỵ' (tỵ ẩm = uống bằng mũi), thật ra cũng là âm môi-môi [B], giống y như [M]. Các nhà ngôn ngữ học phân biệt thêm: [M] là âm môi-môi mũi, [B] âm môi-môi tỏ. Âm [M] và [B] ưa lẫn lộn với nhau (khi chưa biết a-b-c), và được chọn một trong hai, khi chuyển từ Bách Việt sang quốc ngữ. Thí dụ: [mai]-4 = bán & [mai]-3 = mua. Hmong: [muas]= mua & [muag] = bán. Tiếng Việt dùng 'bán' từ tiếng Mân: [buan]-7, cũng có âm giống như [buan]-2 = 'mua'. [Buan]-2 cũng sinh ra tiếng Việt 'Buôn'. Tương tự: Âm quanthoại của 'Bí Mật' chính là 'mi - mi': [mi]4+[mi]4= 祕  密.. [Mi] đầu biến sang [Bí] do ảnh hưởng tiếng Hẹ: [bi] hoặc Quảng Đông [bei].

ü      Tương tự với biến chuyển quốc ngữ [B] <=> [M] còn được thể hiện qua tiếng Chăm dùng chỉ Mồm / Miệng: [caBoy] & [caBong], và Môi => [tong-caBoy].

ü      Tiếng Đa đảo cho thấy âm M cũng đã được dùng khá rộng trên bộ Mặt người xưa.

ü      Để ý trong tiếng Chăm, ngoài chữ [Mưta] => Mặt, ta còn có [Bo?] = Mặt. Chữ  [Bo?] có thanh-điệu gần giống thinh dấu nặng, chính là [Bộ]. Cho thấy thêm một biến chuyển [B] <=> [M] gây ra bởi ký âm A-B-C. Bộ = Mặt. Đó là lý do tại sao tiếng Việt ưa dùng 'bộ' và 'mặt' đi đôi với nhau: 'bộ mặt', mỗi từ mang gốc tộc khác nhau, theo đúng nguyên lý 'tiếng nói hợp chủng' chúng tôi ghi ra phía trên.

ü      Tiếng Môn-Khmer hoàn toàn tương đồng với tiếng Việt trên tất cả các âm 'M'. Giống như tiếng Hoa cho các từ có nghĩa tương đương, hay gần giống. Trong khi tiếng Chàm giữ được số từ 'M' khá nhiều nếu liên kết biến chuyển [B] <=> [M].

ü      Dựa trên những cặp giống nhau trong tiếng Việt và Nôm (gốc Hoa): mồm/môi. Mặt/Mắt, Mày/Mi... chúng tôi xin tạm đưa ra lý giải sau cho hiện tượng M. Thuở cổ thời, tiền nhân khá nghèo về từ vựng. Bởi xã hội chưa có nhu cầu phân biệt 'mắt' và 'mặt', v.v. Tiền nhân cứ dùng 1 từ chỉ chung cho toàn thể 'bộ mặt': Mặt. Phân biệt 'mắt mũi mồm miệng môi má' là những phân biệt về sau. Mượn âm chính của 'Mặt' ở thời buổi ban đầu.

 

Trong bài tới, chúng ta sẽ tiếp tục khảo sát thêm hai điểm quan trọng khác: (i) giao tác giữa nhóm Việt bản địa tối cổ Môn-Khmer với những tộc Việt khác, và (ii) nguyên lý 'kinh nghiệm về chính sự'. Để đi đến một số lý giải mới cho đẳng thức hết sức quan trọng đã đi vào quên lãng trong suốt thiên niên kỷ qua:

 

Người Việt bản địa tối cổ= Thái-cổ + Môn-Khmer + Đa-Đảo

 

Từ đó chúng ta có thể đi đến một lý giải mới về 'biên giới' xứ Việt cổ, cũng như lý do tan rã của 'vương quốc' Chăm-pa.

 

Tháng 5, 2006

NN

GHI CHÚ

 

[1] Lê Văn Siêu (1983) Việt Nam Văn Minh Sử Cương. Nxb Sống Mới (Hoa Kỳ)

[2] http://www.geocities.com/Tokyo/8908/firemount/austroframes.html

http://alibataatpandesal.com/masaka.html

http://www.answers.com/main/ntquery;jsessionid=gwtw7j9vmcom?method=4&dsid=2222&dekey=Plain+of+Jars&curtab=2222_1&sbid=lc01b&linktext=Plain%20of%20Jars

[3] http://www.newsgd.com/culture/culturenews/200603140021.htm

http://www.chinaculture.org/gb/en_aboutchina/2003-09/24/content_23984.htm

[4] Xin xem bài 18(2). Đặc biệt để ý cả Tôn Dật Tiên lẫn Kim Dung mỗi khi liệt kê các sắc tộc chính ở Trung Hoa, họ không bao giờ liệt kê Yue (Việt) tộc bởi họ là người Hoa, họ đã biết rất rõ Việt tộc đã mang tên mới Hán tộc cách đây khoảng 2000 năm. Hỏi bất cứ một người Hoa nào ở vùng Hoa Nam: Thế 'Yue zu' (Việt tộc) bây giờ ra sao? Chắc chắn sẽ nghe câu trả lời 'Yue tộc' chính là 'Hán tộc'. Để ý 'Hán tộc' chứ không phải Hoa tộc. Bởi Hoa và Việt đã nhất thống với nhau dưới một tên chung khác: HÁN.

[5] Phan Đăng Nhật (chủ biên) (2003). Luật tục Chăm & Luật tục Raglai. Nxb Văn Hoá Dân Tộc

[6] http://www.csuchico.edu/~gt18/Papers/cham_mar1.pdf

[7] Bình Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (tái bản tại Hoa Kỳ).

[8] GERARD MOUSSAY, Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sanh, Lâm Gia Tịnh, Trương Văn Tốn (1971). Tự Điển Chàm-Việt-Pháp. Trung tâm Văn-hóa Chàm - Phan-Rang.

[9] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson.

[10] Linga & Yoni = bộ phận sinh dục của phái nam & nữ

[11] Nguyễn Cung Thông (1997) Tiếng Việt Tuyệt Vời - Âm M trong tiếng Việt. Tác giả xuất bản (Melbourne, Australia). ISBN 0646 35730 1.

[12] Chúng tôi sẽ dùng vài cách gọi xưa, bởi đã khám phá tính cách vội vã trong việc 'hiện đại hoá' tiếng Việt. Thí dụ: thay hết 'chữ' bằng 'từ' => lấn cấn trong cách dùng 'chữ' trong Kiều: 'Chữ tài liền với chữ tai một vần' (Phải giữ 'chữ' bởi ai cùng quen với 'chữ' trong câu thơ này. Không thể thay bằng 'từ').  Tương tự: 'Chiêm' hay 'Chàm' khó đổi thành 'Chăm'  nếu không đổi luôn luá Chiêm thành lúa ... Chăm. Lúa Chiêm là thứ lúa do người Chiêm gây giống. Lúa Chiêm trồng độ 3 tháng là có thóc ăn rồi. Nếu giữ 'lúa Chiêm' mà đổi tên xứ Chiêm-Thành, thành ra 'Chăm', chừng 100 năm nữa không ai còn biết lúa Chiêm là thứ lúa nào. 

[13] Nguyễn Đức Hiệp (2006) Một thoáng Đông Nam-Bộ - Địa chí và Lịch Sử. Báo mạng "Khoahoc.net", ngày 4 tháng 5, 2006

[14] http://www.csuchico.edu/~gt18/Papers/cham_mar1.pdf

http://www.eumon.org/his_inscriptions.php mon---

http://www.csuchico.edu/~gt18/Papers/Crawfurd's%20Champa%20Malay.pdf

http://www.seacrc.org/media/pdfiles/ChamBook.pdf

http://www.newsgd.com/culture/culturenews/200603140021.htm

[15] Po Dharma (1988) Status of the latest research on the date of absorption of Champa by Vietnam. IN: Proceedings of the Seminar on Champa (Copenhagen),  http://www.seacrc.org/media/pdfiles/ChamBook.pdf

[16] Tâm-Quách Langlet (1988) Geographic setting of ancient Champa. IN: Proceedings of the Seminar on Champa (Copenhagen).  http://www.seacrc.org/media/pdfiles/ChamBook.pdf

[17] Bernard Gay (1988) New perspectives on the ethnic composition of Champa. IN: Proceedings of the Seminar on Champa (Copenhagen):  http://www.seacrc.org/media/pdfiles/ChamBook.pdf

[18] Pierre Bernard Lafont (1988) Research on Champa and its evolution. IN: Proceedings of the Seminar on Champa,  (Copenhagen): http://www.seacrc.org/media/pdfiles/ChamBook.pdf

[19] Chúng tôi xin phép ghi lại Wijaya thay vì Vijaya theo kiểu người Pháp, bởi từ điển Chăm [8] cho thấy tiếng Chăm không có âm [V] mà chỉ có âm [W]. Tương tự, tiểu 'quốc' Vvyar (phía dưới) đáng nhẽ viết là: Wyar. Người Tàu biết đến Chiêm Thành qua các thứ tên: Lâm Ấp, Hồ Tôn, Tượng Lâm, Hoàn Vương. Năm xứ Chiêm Thành (Champa) dựa vào các tên Ấn Độ, bao gồm:

- Indrapura: khu vực Quảng Nam ngày nay. Phía Bắc Indrapura khá mơ hồ, bởi mất về nước Đại Việt khá sớm (1069), thời Chế Củ - Lý Thánh Tôn, bao gồm: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, tức khu Quảng Bình, Quảng Trị (từ đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ). Rất có thể 3 vùng đất này khi xưa là 3 tiểu quốc: Vvyar, Jriy và Traik [20]. Tiếp theo vào khoảng năm 1309, Chế Mân dâng Châu Ô và Châu Rí (Nam Quảng Trị + Thừa Thiên) làm quà cưới Huyền Trân Công Chúa. Có thể Châu Ô / Rí ngày trước là tiểu quốc Ulik [20].

- Amaravati: Khu vực Quảng Ngãi

- Wijaya: Khu vực Trà Bàn, Bình Định.

- Kauthara: Khánh Hoà

- Panduranga: Phan Rang - Phan Rí.

[20] Trần Kỳ Phương (2005) Vương quốc (?) thuộc miền Bắc vương quốc cổ Chiêm Thành (Champa) tại miền Trung Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 11 và 15. Trong: 'Nhịp Sống': http://www.ivce.org/html/nhipsong/2005/baiviet26.asp

[21] Các trang mạng khá chi tiết về Chăm-pa và mẫu hệ:

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_L%C3%A2m

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0n_V%C6%B0%C6%A1ng_Qu%E1%BB%91c

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_%C3%8A_%C4%90%C3%AA

http://www.ninhthuanpt.com.vn/SacCham/Index.htm

http://www.chamyouth.com/vijaya/ban-ve-van-de-ten-ho-cham.html

[22] Hy vọng sẽ trở lại đề tài ngôn ngữ vay mượn vào một dịp khác. Đại khái, chúng tôi cho rằng vay mượn ngôn ngữ xảy ra mãnh liệt nhất khi hai nền văn hoá chênh lệch nhau, dù muốn dù không, phải đối tác với nhau. Nó cũng cho ta biết hệ thống chính sự, trước và sau thời gian đối tác. Bởi vay mượn ngôn ngữ thường tập trung ở các từ thiên về tư tưởng hoặc ý niệm. Vay mượn những từ về sự vật, cũng có thể ào ạt hơn, khi sự giao tác thiên về khoa học, kỹ thuật.

[23] Lê Hương (1969) Người Việt gốc Miên. Tác giả xuất bản. Quyển sách này cho biết trong tiếng Khmer có đến 17 chữ khác nhau để mô tả động tác: mang / khuân / vác, v.v. của động từ 'porter' tiếng Pháp, và 'to carry' tiếng Anh. Trong đó: kann => cầm (V), po / bey => bồng / bế (em bé).

[24] Wilhelm G. Solheim II (1975?) New light on a forgotten past. AT:  http://mevietnam.org/NguonGoc/fv-newlight.html

[25] - http://home.att.net/~lvhayes/Langling/Glossary/Glospag1/glosf027.htm

- Hồ Lê (2002) Từ Nam Á trong tiếng Việt. TRONG: Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và các ngôn ngữ dân tộc. Nxb Khoa Học Xã Hội 2002. tt 84-134

[26] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson.

-  http://www.learningmedia.co.nz/nz/online/ngata/

[27] http://ww2.saturn.stpaul.k12.mn.us/Hmong/dictionary/enghmong/newmenu.html

[28] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành (2002)  Từ Điển Mường Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc. Hànội.

[29] Cơ số đếm là số cao nhất của hệ thống đếm. Thí dụ: hệ thống đếm số 10, có cơ số 10. Các số trên 10, sẽ đếm như 10+1 (11), 10+2 (12), ..., 10+9 (19), 10+10 (2 lần 10 = 20). Tiếp theo: 20+1 (21), dẫn cho đến 90+9 (99), rồi 90+10 = 10 x 10 = 100. Tương tự, trong hệ thống đếm với cơ số 5 của người Khmer xưa, số 1= muay => số 5= bram. Đến số 6, người Khmer bắt đầu đếm lại: 5+1, tức họ đếm: bram-muay = 5+1 = 6. Với lối đếm người Mường dựa trên cơ số 9: số 27 thuộc cơ 10, họ sẽ đọc như 3 lần cơ số 9. Số 27 họ đọc như 39 (3 lần cơ số 9) = 3 x 9 = 27.

[30] Những bộ tộc thuộc chủng Môn-Khmer gồm có: Bahnar, Brau, Bru-Vân-Kiều, Chơ-Ro, Co, Cơ-Ho, Cơ-Tu, Gié-Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khmu, Mạ, Mảng, Mnong, Ơ-Đu, Rơ-măm, Tà-Ôi, Xinh-Mun, Xơ-Đăng, Xtiêng. Thuộc nhóm Nam-Đảo, chúng tôi xin đề nghị gộp luôn vào khối Môn-Khmer: Chàm (Chăm), Chu-Ru, Ê-Đê, Jarai, Raglai.

[31] Theo 'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư' của Ngô Sĩ Liên [32], ông Lý Phật Tử gốc người 'Lái' ở Giao Châu. "Lái' là gì? Chúng tôi xin trình bày như sau: 'Lái' chính là tên tộc người 'Hlai' bị lột mất chữ 'H' ở đầu bởi tiếng Hán. Tộc 'Hlai' chính là tộc Lê hay Li, viết như họ Lê của 'Lê Lợi' 黎,, Tộc người Môn-Khmer bản địa tại Hải Nam, và Trung + Nam bộ của xứ Việt cổ. Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Li_Chinese

[32] Ngô Sĩ Liên (1479) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. (Cao Huy Giu & Đào Duy Anh dịch và hiệu đính). Nxb Văn Hoá - Thông Tin. (2004).

[33] http://www.chineselanguage.org/cgi-bin/query.php?table=hakka&mode=english&sound=no&beijing=pinyin&canton=jyutpin&hakka=default&fields=pinyin,english&lang=en&show=frequent

[34] Charles Higham (1996) The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge University Press.

 

Nguyên Nguyên