Thử đọc lại truyền-thuyết Hùng-Vương (18):

Phần 4: Biên giới xứ Việt cổ

 

Nguyên Nguyên

  

Nếu có một điểm đặc-trưng nào, hết sức đặc-trưng nhưng cũng rất phổ-quát, dùng để miêu-tả nguyên lý 'nhị nguyên' áp dụng cho xã-hội loài người, cũng như tất cả mọi sinh vật trên quả địa cầu, đó phải là phân-biệt 'Họ và Ta'.

 

'Họ và Ta' có vẻ như một nền tảng vững chắc nhất cho tiến bộ cá nhân, xã hội, nhưng cũng đồng thời là nguyên do cơ-bản cho sự hủy-diệt, cho chiến-tranh, đàn-áp và khủng-bố. Có thể nói, nhị-nguyên 'Họ và Ta' sinh ra muôn vạn thứ nhị-nguyên khác, diễn-biến không ngừng, cùng với một thứ nhị-nguyên cơ-bản bất-biến khác là sự sống và sự chết.

 

Thật ra nguyên lý nhị-nguyên 'họ và ta' mang cường-độ phân-biệt luôn thay-đổi, theo từng thời-đại, cá tính chủng-tộc, từng quốc-gia, từng cộng đồng trong một quốc-gia, và dính liền với những 'đại-lượng' văn-minh văn-hoá khác, như tôn-giáo, thể-chế chính-trị, truyền thống văn hoá và lịch sử, tình hình kinh-tế của từng cộng-đồng hay quốc-gia. Thí dụ: tình-trạng 'họ và ta' giữa Anh-quốc và Tân-Tây-Lan, Mỹ với Nhật, Hoa-Kỳ với Trung-Hoa, v.v. luôn thay đổi chỉ trong vòng phần nửa sau của thế kỷ 20. Do-Thái và khối Á-rập, tuy mang cùng gốc chủng-tộc (Semitic), nhất là vào thời Abraham, nhưng phân biệt 'họ và ta' từ những thập-niên cuối thế-kỷ 20 trở lại đây, càng ngày càng trở nên gay gắt khốc-liệt. Các quốc-gia có tiếng mẹ đẻ là Anh-ngữ (như Hoa-Kỳ, Úc, Tân Tây Lan) đối với Anh-quốc, cũng có tương-quan 'Họ và Ta' thay đổi, đi đôi với quyền-lợi kinh-tế, chỉ nội trong cuối thế kỷ 20, sang qua thế kỷ 21. 

 

Nhị-nguyên 'Họ và Ta' thông thường dính liền với vấn-đề căn-cước lý-lịch [1]. Nhưng, thật ra, cường độ mâu-thuẫn 'Họ & Ta' không nhất thiết là một hàm-số của sự thông suốt về căn-cước lý-lịch. Hoặc hiểu-biết rành rọt về căn-cước không nhất thiết sẽ đưa đến kết-quả tốt đẹp hơn trong tranh-chấp 'Họ & Ta'. Ngược lại, có thể để ý, trong khi 'Họ & Ta' là một nhu cầu không thể thiếu của sinh hoạt con người và quốc gia, thiếu thốn hiểu biết về căn-cước lí-lịch có thể dẫn đến vận-hành thiếu tính nhất-quán, thiếu bài bản của nguyên-lý 'Họ & Ta', hao-hụt tài-nguyên và tiềm-năng, cũng như kềm hãm sức tiến của dân-tộc. Ở khía cạnh này, chúng ta có thể viện-dẫn chuyện canh tân quốc-gia của Nhật và Thái-Lan vào thế kỷ 19-20, so với nhiều quốc-gia khác ở Á Châu, kể cả Trung-Quốc, dựa trên sự hiểu biết căn-cước lý-lịch, cũng như mâu thuẫn nhị nguyên 'Họ và Ta'. Trong chuyện này, có thể để ý đến một quan điểm thường thấy, quy vào tinh-thần thủ-cựu của triều-đình nhà Nguyễn, vào đầu thế kỷ 19, trong việc chờ đợi xem triều-đình nhà Thanh ở phía Bắc có chiêu nào mới trong việc đối phó với sức tiến của Tây Phương hay không. Quan-điểm này hoàn-toàn lướt qua xem xét cá-tính và sự thấu-đáo về căn cước của người Việt Nam, cũng như đã vướng phải những hiểu biết về 'Họ và Ta' khá lộn xộn, hay ít nhất thiếu chính xác, được hun đúc qua nhiều thế-kỷ trước. 

 

Mâu thuẫn và thay đổi của hệ nhị nguyên 'Họ và Ta' xưa nay vẫn thường bắt nguồn ở lý do tôn-giáo hoặc ý-thức-hệ chính trị. Thí dụ: Vào giữa thế kỷ 20, Pakistan (Hồi quốc) tách ra khỏi Ấn Độ chỉ vì lý do tôn-giáo. Sau đó Đông Pakistan tách ra khỏi Pakistan, và trở thành một quốc-gia khác, mang tên Bengladesh, viện dẫn lý-do khác nhau về truyền- thống văn-hoá và lịch-sử. Những tiểu quốc nằm trong 'nước' Chăm-pa xưa, thường xung đột với xứ An-Nam hay Đại Việt ở phía Bắc, và các tiểu quốc thuộc 'khối Chân Lạp' (tức Cam-Bốt ngày nay) ở phía Tây và Nam, mặc dù có chung một thứ tộc bản địa: Môn-Khmer. Rất có khả năng do ở việc Chăm mang ảnh hưởng văn hoá và tôn-giáo Ấn-Độ và Hồi-giáo, trong khi xứ Chân-Lạp chịu ảnh hưởng Ấn-Độ và Phật-giáo, nhiều hơn Hồi-giáo, cũng như tộc chủ lực Khmer đông hơn khối Môn hay Thái ở phía Chân-Lạp. Chăm cũng khác với Việt tộc ở phía Bắc từ khoảng thế kỷ thứ 8 về sau, ở chỗ Việt tộc chịu ảnh hưởng 'Hán tộc' và đang chớm nở hệ tam giáo đồng-nguyên. Cũng như đang nhận nhiều di dân thuộc khối Lạc Việt (vùng biển). Trong các nhóm di dân này, có nhóm người Hẹ cổ (với đại biểu sáng chói là triều đại nhà Lý) và Mân-Việt, trong vài thế-kỷ đã trở thành nhóm chủ lực ở phía Bắc. Theo phụ-hệ giống như người Hoa phía Bắc. Trong khi tộc người Chăm, từ khoảng thế kỷ 8 trở về sau, mặc dù mang chủng chủ lực bản địa Môn-Khmer giống vùng đất phía Bắc, đã mang nặng ảnh hưởng văn-hoá Ấn-Độ, và 2 thứ tôn-giáo khác với nước Nam, là Bà-La-Môn và Hồi giáo. Ngoài ra, Chăm vẫn giữ mẫu hệ.

 

Nếu đọc kỹ lại Việt sử, nhất là bộ 'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư' của Ngô Sĩ Liên [5], chúng ta sẽ thấy rất rõ đầu dây mối nhợ của bao nhầm lẫn giới nghiên cứu sử ở Việt Nam từng vướng phải nằm ở chỗ phân-biệt 'Họ và Ta' đã bị rối nùi hằng trăm, hằng nghìn năm trước. Chung quy ở chỗ lịch-sử nước Nam đã được viết theo sát các thư-tịch cổ của Tàu. Tai-hại nhất, phân-biệt 'Họ & Ta' được viết theo quan-điểm 'Họ và Ta' của các sư-phụ Tàu. Nói nôm-na, 'Họ' theo người Tàu, đôi khi và đúng ra, lại chính là 'Ta', nếu viết đúng theo quan-điểm khách quan. Nếu có hiệu-đính, các bậc tiền-bối Việt lại có khuynh-hướng 'hiệu-đính' theo lời dạy của vua quan nước Nam, hoặc theo trí hiểu biết rất hạn hẹp hay tinh thần 'quốc-gia' của các tiền-bối đó. Nội ở chỗ chép các thư-tịch cổ của Tàu, ta cũng có thể thấy rất dễ nhiều điểm sai trật ngay trên cơ bản. Thí dụ: (a) Xem sơ sơ căn cước lý lịch của các quan cai trị  'nước' Nam vào thuở ban đầu, như Sĩ Nhiếp (được người nước Nam tôn vinh là Sĩ Vương), Đái Lương, v.v. Sĩ Nhiếp, tổ tiên người nước Lỗ (Sơn Đông), (một địa-bàn ban đầu của khối Đông Di hay Cửu Lê), nhưng di cư về miệt Quảng Tây đến 6 đời, chắc chắn có mẹ hay bà ngoại, bà cố, thuộc chủng Việt (chi Thái). Đái Lương là thái-thú đầu tiên do 'chính-quyền' nước Đông Ngô của Tôn Quyền bổ nhiệm. Kinh đô Đông Ngô nằm ở Kiến Nghiệp thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay, địa bàn lâu đời của tộc Lạc Việt từ thời Câu Tiễn. (b) Đại sứ 'nước' Việt-Thường mang con chim Trĩ trắng dâng cho vua nhà Châu vào khoảng năm 1120. Tư Mã Thiên trong bộ Sử Ký, theo [6], ra đời khoảng 1000 năm sau, miêu tả 'nước' Việt-Thường nằm ở phía Nam xứ Phù Nam, tức khu Mã Lai ngày nay. Có thể vừa đúng vừa sai. Đúng ở chỗ dáng dấp một thứ người Việt-cổ có thể giống người xứ Java. Nhưng người Việt đời sau có thể hiểu sai bởi ghi chép đó đã không kể đến các bộ tộc Việt khác, như nhóm Âu (Thái) và nhóm Lạc (Việt) ở miền biển Đông. Sai lầm sẽ trở nên to tát, nếu 'Sử Ký' thật sự  cho rằng bộ tộc Việt-Thường nào đó ở khu Mã-Lay / Java, là bộ tộc nguyên-thủy của dân tộc Việt-Nam. (c) Sử sách Tàu thường thường rất hay và luôn được giới sử gia Tây phương hâm mộ. Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm hết sức lổng chổng. Trong đó, có nhiều điểm rất tiếc lại liên hệ đến tộc người Việt Nam. Đặc biệt nhất, họ dùng xả laáng hai chữ 'Luo Yue' (tức Lạc Việt), đưa ra cạnh tranh với các thứ Việt khác như: Bách Việt, Bộc Việt, Mân Việt, U Việt, Âu Việt, v.v. Tuy vậy trong cái hỗn-độn lộn xộn cũng có gói-ghém những thứ trật tự hết sức tuyệt-chiêu, khác hẳn với định-luật thứ 2 của khoa Nhiệt-Động-Học, mà chúng tôi đã cố gắng trình bày trong suốt 18 bài qua. Trước hết để ý, trong các thứ 'Yue' (Việt) ở tại Trung Hoa, như Đông Việt, Mân Việt, Tây Việt, Ngô Việt, v.v. có lẽ chỉ có hai đám Bộc Việt và Lạc Việt là không có địa bàn nhất định vào ngày nay. Còn những thứ Việt khác đều có: Mân Việt => Phúc Kiến, Tây Việt => Quảng Tây, Nam Việt => Quảng Đông, v.v. Điểm thứ hai, chính là chữ 'Lạc' trong 'Lạc Việt'. Khi viết chữ 'Lạc' [Luo], người Hoa lại viết thành 3 thứ chữ khác nhau. Mỗi một thứ chữ Lạc, lại được dùng để chỉ 1 trong 3 thứ tộc người chủ lực xứ An-Nam xưa. Nếu viết theo quốc-ngữ chỉ có một: 'Lạc'. Nhưng viết theo Hán tự, 'Lạc', mang tên tộc người, lại viết thành 3 từ khác nhau. Đó là:

 

·        Lạc bộ Chuy dùng để chỉ tộc Môn-Khmer. Dùng ghép trong: Lạc-Hầu, Lạc-Tướng.

·        Lạc bộ Mã   dùng chỉ tộc 'Mân+Ngô' (PhúcKiến, ChiếtGiang,...), và để viết chữ 'Lạc' trong 'Lạc-Việt'.

·        Lạc bộ Trãi (còn gọi bộ Trĩ) dùng cho dân Bộc-Việt (tức Hẹ-cổ), và họ Lạc của 'Lạc Long Quân'.  Lạc bộ Trãi, theo thiển ý, được viết ra để miêu tả đám Việt cổ ở gần lưu vực sông Hoàng Hà, nhất là phía Đông.

 

Đặc biệt chữ Lạc 'nguyên-thủy' có vẻ không bao gồm tộc Thái cổ (Âu). Nhưng ngày nay lại được dùng lẫn lộn chỉ cả 2 đám Âu và Lạc, trong các sách vở Tây phương lẫn Đông phương. Lý thuyết chúng tôi bắt đầu bằng cách tỉ mỉ phân biệt và tách rời Âu ra khỏi Lạc, và tạm cho rằng 'Lạc Việt' chỉ nên dùng riêng cho đám Lạc ở vùng bờ biển nước Tàu.

 

Việt (Yue) cũng có 2 cách viết chính khác nhau:

 

·        Việt bộ Mễ  dùng để chỉ người Việt thuộc chi Âu. Ngày nay là tên tắt của tỉnh Quảng Đông. Mễ mang nghĩa 'thóc / gạo'. Việt bộ Mễ do đó chỉ thứ dân Việt chuyên sống bằng nghề trồng lúa. Việt-tộc thuộc chi Âu này (Việt bộ Mễ) chính là tiền thân chủ lực của dân Thái-Lan, hiện đứng đầu thế giới về ngành xuất cảng gạo, và cũng chính là một trong hai ba tộc người chủ-lực bản-địa ở xứ Việt-cổ.

·        Việt bộ Tẩu dùng để chỉ những nhóm người Việt khác, sống bằng nghề du mục / săn bắn hay chăn nuôi. Thuở xa xưa, mang hàm ý những đám Việt không phải chi Âu. Đặc biệt, Hẹ-Miêu, Môn-Khmer, và những nhóm Việt khác ở vùng bờ biển phía Đông nước Tàu.

 

Nói nôm na theo kiểu toán-học, phương trình bậc 3, 'Lạc = x' có tất cả 3 trị số cho x:

x1= Chuy (Môn-Khmer); x2=  Mã (Mân+Ngô); x3= Trãi (Hakka+Hmong){tức Hẹ-Miêu}

x1= .  x2.  x3.

 

Ẩn số 'y' trong 'Việt = y' cũng có 3 trị số:

y1= Mễ (Thái); y2= y3= Tẩu (Hẹ-Miêu) / (Môn-Khmer) {không chuyên nghề trồng lúa}

y1=  y2= y3. [Chữ 'Việt' trong 'Việt Nam' viết theo bộ Tẩu: ].

 

Để ý một trường hợp đáng ghi nhận ở đây: 'Luo Yue' nếu viết theo quốc-ngữ (dùng a-b-c) là 'Lạc Việt', tức dựa trên tiếng nói, có thể bao hàm tất cả các thứ 'Lạc' và 'Việt', trong khi viết theo Hán Tự, chữ viết theo ý-nghĩa, người ta phải phối hợp 3 chữ Lạc với 2 chữ Việt mới nói lên gần hết các hỗn-hợp tộc người tiến tạo nên dân Việt-Nam vào thuở ban đầu.

 

Ngoài ý niệm 'Họ & Ta' (sẽ bàn thêm phía sau), muốn hiểu rõ vấn đề cổ sử Việt Nam, ta cần nhắc lại 2 ý niệm quan trọng khác. Đó là ý niệm về 'nước' (tức quốc-gia) và ý niệm của toán-học cuối thế kỷ 20 về tập-hợp fuzzy, hay lô-gích fuzzy. Fuzzy mang nghĩa, đại khái: sởn xơ, mù mờ, mơ hồ, không rõ rệt. Cũng như phương pháp nội suy, và ngoại suy trong toán-học cơ bản. Xin sơ lược từ dưới lên trên, như sau.

 

Phương pháp nội-suy / ngoại-suy thường mang giả định: trị-số thay đổi theo một đường thẳng. Thí dụ: nếu biết lương hướng của một nhân viên cấp cao nhất, và của một nhân viên cấp thấp nhất, của một cơ quan, người ta có thể suy ra gần đúng lương của một nhân viên ở cấp giữa. Nếu biết mức lợi tức của một kỹ sư Phi-Líp-Pin, và Thái-Lan, người ta có thể suy ra gần đúng mức lương của một kỹ sư ở Hàn quốc, nhất là khi được biết 'tổng sản lượng quốc-gia' của ba nước đó.

 

'Tập-hợp fuzzy' (Fuzzy set) do Lotfi Zadeh, giáo sư đại học California - Berkeley phát kiến vào năm 1965. Được người Nhật hâm mộ, đem về xứ Phù-Tang phát triển khá rầm rộ, từ đó đến nay. Lô-gích fuzzy hiện nay trở thành một trong vài đường hướng chính được áp-dụng trong khoa 'Thông-minh nhân tạo'. Đại khái 'tập hợp fuzzy' đặt ra để khai triển tiếp ý-niệm của một 'tập-hợp' cổ-điển. Thí dụ về tập hợp cổ điển: 'tập hợp các xe gắn máy mang hiệu Honda', 'tập hợp những đàn ông con trai trong lứa tuổi 18-35'. Đặc tính chính yếu của 'tập hợp cổ điển' là một sự vật chỉ có hai trị-số 1 hay 0, tùy theo sự vật đó có nằm trong tập hợp nào đó hay không [14]. Tức cũng một dạng của 'Nhị Nguyên', theo kiểu Cartesian. (Cartesian dualism, dùng để vinh danh nhà toán-học và triết gia Pháp René Descartes). Trong khi tập hợp fuzzy là một thứ tập hợp theo kiểu: 'tập hợp các bộ suit hàng ngoại đắt tiền', hoặc 'tập hợp những sinh viên to con ở Harvard',  hay 'tập hợp những người Mỹ thầm lặng', hoặc 'tập hợp các ca sĩ nổi tiếng'. Ta thấy ngay, tập hợp fuzzy kéo theo một số tiêu chuẩn chọn lựa cho vào tập hợp, thông thường mang tính chủ quan. Chứ không đơn thuần giữa hai trị số 0 và 1, như trong tập hợp cổ điển [14]. Bởi việc muốn sắp xếp một sự vật vào trong tập hợp fuzzy, luôn luôn vướng phải chuyện tìm trả lời thích đáng cho câu hỏi theo kiểu: 'giá bộ suit cao đến bao nhiêu thì gọi đắt tiền?', 'to con' cỡ nào mới được gọi 'to con'?', ''thầm lặng' ra sao mới được cho vào tập hợp người Mỹ thầm lặng?', v.v. Điểm quan trọng cần để ý là trong khi tập hợp cổ điển có lằn ranh giới phân chia rõ ràng (trong và ngoài tập hợp), tập hợp fuzzy không có lằn mức phân chia rõ rệt, và giống như một áng mây mờ. Nhắc đến ý-niệm tập-hợp fuzzy, chúng ta thấy ngay, và chỉ cần nhớ, khi căn-cước thành-viên của một tập-hợp hãy còn mang tính mơ-hồ, bất định kiểu fuzzy (có trị số nằm giữa hai số 0 và 1), biên giới của tập hợp đó chắc chắn cũng fuzzy, cũng mơ-hồ, chứ không rõ nét như thứ tập-hợp cứng-dòn.         

 

Quan niệm về 'nước', về 'quốc-gia' vào thế kỷ 20-21 thật ra cũng hoàn toàn khác hẳn với quan-niệm 'nước', như nước Văn Lang, nước Hồ Tôn, Phù Nam, v.v., ở thời cổ đại tại miền Hoa Nam và hầu như khắp mọi khu vực miền Đông Nam Á.

 

'Nước' ngày nay, có thể mang rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung nhấn mạnh đến 4 thành tố: (i) lãnh thổ, (ii) dân tộc, (iii) chính quyền, và (iv) những người cầm quyền thuộc và xuất thân từ khối dân tộc đó. Thành-tố (iv) sau cùng, đặc-biệt nhấn-mạnh tinh-thần độc-lập tự-chủ của quốc-gia. Mới được hiện-thức trong vòng thế-kỷ 20.

 

Đối với người Hoa ngày xưa, nhất là trước thời Đông Chu (trước năm 770 TCN), quan niệm 'nước' tập trung ở thành tố thứ 2 (dân tộc), còn thành tố thứ 1, thứ 3 và nhất là thứ 4, hoàn toàn không quan trọng. Tại rất nhiều nước chư hầu, giới cầm quyền thuở ban đầu là giới quan lớn có nhiều công trạng hoặc hoàng thân quốc thích của triều đình nhà Châu, do chính các vua nhà Châu bổ nhiệm [6]. Trong khi lê dân thường lại thuộc những chủng tộc khác. Đa số là các đám rợ chưa biết nhiều về chữ nghĩa và chính quyền, theo kiểu tộc Hoa-Hạ. Thường họ chỉ biết tuân-lệnh chính-quyền để đổi lấy sự sống và hai chữ bình yên, với nghĩa tương-đối. Lãnh thổ cũng không quan-trọng đối với ý niệm 'quốc-gia' ở thời xa xưa. Bởi lãnh-thổ chỉ trở nên quan trọng khi dân cư trở nên đông đúc, và một khối 'dân-tộc' chia xẻ với nhau một số đặc-tính, và truyền thống chung, cư ngụ ở vùng đất đó, đã hoặc đang hình thành. Khi việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đã tiến triển qua một lằn mức nào đó. Hoặc nền kinh-tế hay truyền-thống văn-hoá tín-ngưỡng (thí dụ: đất tổ) đã quy-định được 'trị giá' (tinh-thần và/hay vật-chất) của lãnh-thổ đó đối với quốc-gia. Hoặc đã có một mối liên-hệ hết sức mật-thiết giữa tộc người cư-dân và lãnh-thổ quốc-gia. Tức ý-niệm lãnh-thổ là tài-sản của dân-tộc và quốc-gia đã được hiện-thức rõ rệt. Để rồi, lên đến cấp cao nhất, lãnh-thổ sẽ dính liền với 'tinh-thần' quốc-gia, với niềm tự hào dân-tộc. Có thể nói, ở thời đại trước Công Nguyên, tại Á Châu, kể cả Trung Hoa, quan-niệm lãnh-thổ, là một thành-tố cơ-bản, hay tài-sản cơ-bản, của quốc-gia, hãy chưa được hiện-thức đầy đủ.  Bởi vậy chúng ta vẫn thấy, các thư tịch cổ Trung Hoa thường dùng từ 'nước' để miêu tả xả láang một khối tộc người nào đó, mà họ đã gặp (như 'nước' Lang Hoang ở vùng Lĩnh Nam - gồm tộc người không mặc quần áo), hay đã có lần đối tác, hoặc chống cự việc tiến quân của họ. Cũng ở lý do này, chúng ta thấy ở những vùng dân thưa, như khu Phù Nam hay Thủy Chân Lạp, hoặc ngay cả khu Hồ Tôn (Chiêm Thành) giới 'cầm quyền' ưa cắt đất nhượng đất xả láang, mệt nghỉ, bởi quan niệm về 'nước' tập trung chỉ ở đám dân đen cùng chủng mà thôi. 'Dân tộc' là thành tố to tát nhất trong ý niệm về 'nước' ở thời xa xưa. Đây là một cái đinh rất quan trọng nếu muốn giải-mã truyền-thuyết Âu-Cơ và Lạc-Long-Quân.

 

Xin mở một dấu ngoặc nhỏ để ghi nhận: Không có tiền-nhân nước nào lại thương đám con cháu về sau như tổ tiên người Việt Nam. Truyền thuyết Hùng Vương nhìn kỹ thật ra là một cẩm nang rất quý báu của dân tộc. Truyền thuyết đã ghi lại rất rõ về khối người hợp chủng, những mối nguy cơ cần phải tránh né. Và quan-trọng hơn hết, đã đề cập thẳng đến, và nhấn mạnh, thành tố thứ 4 ở trên. Tức giới cầm quyền phải có cùng chủng với đa số khối dân chúng. Sự thật, theo kiến thức ở thế kỷ 21, chúng ta đều biết khi một nhóm người di tản hay di dân sang một nơi khác để sinh sống - dù một thời gian ngắn chừng 5 năm - luôn luôn có cái nạn trai thừa gái thiếu. Vấn đề thứ hai là vấn đề mitochondrial-DNA, thứ di-truyền thể, thường thường được bảo toàn khá kỹ từ người mẹ ban đầu [4]. Phối hợp hai dữ kiện hiện đại này, rồi lùi lại 2000-3000 năm, ta sẽ thấy các chính quyền chư hầu nhà Chu bên Tàu, không chóng thì chầy, cũng đã thu nhận dòng máu của mỹ nhân các đám rợ, nhất là khối Đông Di, bao gồm phần lớn: Hẹ, Miêu, Khương, Thái, Ngô, Mân, v.v. Tức mt-DNA của Việt tộc đã len vào Hoa tộc ngay từ thời Đông Chu. Vấn đề này cũng lại được phản ánh đầy đủ ở truyền thuyết Hùng Vương, ấn bản Việt hiệu đính từ bản Mường, do các đồng tác giả Thái - Hẹ thực hiện. Ở chỗ nào? Ở chỗ trong nguyên bản Mường, 100 đứa con của bà Âu-Cơ và ông Long Wang gồm 50 trai - 50 gái. Sang đến bản Việt, ta thấy 100 người con toàn là con trai. Nếu lấy vợ, chắc chắn cả 100 vị hoàng tử này bắt buộc phải lấy vợ người bản địa, tức vợ Thái, hay Môn-Khmer, hay Đa-đảo. Hùng Vương đời thứ hai, nếu có, là một người biểu tượng cho giới cầm quyền thời lập quốc, mang trong người 3 giòng máu: Âu, Lạc, và bản-địa. Xin đóng dấu ngoặc.

 

Tiếp tục phân-tích về ý niệm 'Nước' qua 'chữ nghĩa' ta thấy, 'nước' là một từ 'thuần Nôm' kiểu Môn-Khmer, phản ánh qua tiếng Chăm: [nưghar]. 'Nưghar' lại mang gốc gác từ Ấn-Độ qua tiếng Sanskrit (Phạn) là [nagara]. 'Nagara' mang nghĩa sơ khởi là 'đô-thị', chỗ đông người tụ tập. Tiếng Mã-Lay cũng giống như vậy: 'Negeri'. 'Nước', xuất xứ từ 'nagara' cũng có gốc chung với tiếng Tamil (Sri Lanka / Tích Lan) là [naadu], tiếng Hàn là [nara]. Tiếng đa-đảo cũng mang một âm (thứ 2) giống 'nước': [foNua] và [atuNu?u]. Đặc biệt tiếng Maori là 'wheNua', có âm thứ 2 [nua], rất giống 'nước'. Tiếng Khmer xưa biến đổi 'nagara' thành ra: Angkor, xứ Angkor, cho ra tên hai đền đài nổi tiếng: Angkor Wat và Angkor Thom. Chúng ta đã đánh một cái vòng. Tiếng Anh của 'nước' là gì? Chính yếu là: Country, state và nation. Mỗi một thứ từ nhấn mạnh đến một thành tố khác nhau. 'Country' nhấn mạnh đến lãnh-thổ. 'State' nhấn mạnh đến chính-quyền, liên-hệ đến tình-hình kinh-tế. 'Nation' tập trung vào khối dân-tộc chủ lực của quốc-gia. Xin để ý đến 'nation'. 'Nation' xuất phát từ tiếng Latin 'nationem' , cùng gốc với 'native', mang nghĩa ban đầu 'một khối người mang cùng thứ chủng tộc với nhau', hoặc 'nhóm người sinh đẻ tại bản địa / dân bản xứ'. Tức tiếng Anh 'nation' mang nghĩa 'quốc-gia' (hay 'nước'), lúc ban đầu chỉ tập trung vào khối dân tộc cư ngụ trên một vùng đất nào đó mà thôi. Ý niệm về nước của người Á Châu (kể cả Trung Hoa) vào thời cổ đại cũng y hệt như ý niệm 'nation' trong tiếng Anh. Tức tổ-tiên dân-tộc ở đâu thì cương-giới của nước, đã kéo dài đến đó. Y hệt như truyền-thuyết Âu-Lạc cho rằng nguyên vùng đất Lĩnh Nam (tức Hoa Nam) là 'nước' của chủng Bách Việt. 'Nation' sinh ra nationalism (tinh thần quốc-gia), nationality (quốc-tịch), v.v. Để ý, tiếng Anh gọi quốc-tịch chỉ bằng 'nationality' chứ không bao giờ: 'countrility' hay 'stateness'. Và 'X  National' mang nghĩa 'người mang quốc-tịch X', chứ không phải là 'nồi cơm điện', như nồi cơm điện National của Nhật (!).

 

Thế 'nước' trong 'nước uống', tức H2O, thì sao? 'Nước' (water) mang cùng gốc với [nam] tiếng Thái, [nac] hay [dac] hay [non], tiếng Lào, Mường, và Hoa Nam. [Duik] tiếng Cam-Bốt. Tiếng Myanmar là [yei]. Đa đảo [vai], có vẻ  bắt chước [wara]-tiếng New Guinea, [wai]-Maori, và 'water' tiếng Anh. Nhưng [wai] hay [vai] cũng có thể nằm trong biến chuyển [y] <=> [v] của các phương ngữ Hoa Nam, nếu để ý [vai] gần giống âm sau với [yei] tiếng Myanmar. [Yei] tiếng Myanmar lại rất giống [Ya] tiếng Chàm (Chăm). Người Việt-cổ (tộc Môn-Khmer) ở khu vực Chăm-pa về sau, có vẻ là dân-tộc duy nhất trên thế-giới đã 'đồng-hoá' ý niệm 'đất-tổ', tức 'nước' hay 'quốc-gia', trong khung ý niệm hết sức thô-sơ ban đầu, với nguồn nước, 'nước uống'. Họ có khuynh hướng ghép, hoặc xí phần, hay theo kiểu nói ngày nay: 'cắm cờ', nơi chốn một nguồn nước, hay dòng sông dòng suối, với tên gọi của bộ tộc, thành 'lãnh-thổ' (tức 'nước') của bộ-tộc. Xin dẫn hai thí dụ. Thứ nhất, [Ya Krum] với [Ya] mang nghĩa dòng sông hay dòng nước, và [Krum] tên riêng bộ tộc Krum, từng ở khu đó, có nhiều tre hay lau (Krum = tre / lau). Quốc-ngữ trờ tới, ký âm theo với mẹo luật chính tả, biến [Ya Krum] thành 'Nha Trang', tên thành phố Nha Trang. Thứ hai, [Ya Lat] hay [Ya Lạc] mang nghĩa dòng suối của bộ tộc mang tên [Lat]. Quốc-ngữ kí âm thành [Da-Lat], với 'Da' hàm chứa âm [Y]. Người Pháp rất thích lên đó nghỉ mát, và thấy chữ 'D' trong 'Da' tưởng lầm là âm [D] tiếng Tây, nên phát âm: [Đa-Lat], sinh ra tên thành phố gọi 'Đà-Lạt'. Cũng có thể liên-kết 'Đà' trong 'Đà-Lạt' với từ 'Đác' của tiếng Sơ-Đăng (như trong: Đak-Tô, Đak-lắk), cũng mang nghĩa: 'Nước'. 'Nước' trong tiếng Việt do đó mang hai nghĩa rất khó tách rời nhau trong sự sống của dân-tộc: nước uống, và quốc-gia. 'Nước' mang nghĩa 'quốc-gia', quyện chung với 'nước' trong 'nước uống', là một từ 'tuyệt chiêu' của tiếng Việt, xuất xứ từ hai tộc người bản địa lâu đời ở miền đất hình chữ S: Thái-cổ và Môn-Khmer.

 

Việt

Chăm

 

Việt

Chăm

GHI CHÚ

ông

ông

 

trật (chân)

chut

ông= [ong] Ngô-Việt

cái

gai?

 

bông (hoa)

bingu

cái nầy / cái kia

ỉa (đại tiện)

eh

 

muỗi (con)

jamauk

eh = ỉa = cứt

bởi đó cho nên

mưđuh yôw năn

 

bỏ (muối vào thức ăn)

buh

bởi => mởi

m <=> b : âm môi-môi

mỡ

rưma

 

mụn

mun

M-K: mỡ: mơnh, muâ

khăng

khăng

 

còng (vòng)

kong

khăng khăng= cứng đầu

ta

ita

 

múa (vũ)

mya

Thái-Lan: muay => võ

vui-vẻ

buy-baiy

 

mực

mưk

= tiếng Thái [mưk]

khom (lưng)

khum

 

hóc (xương)

hoq (ho?)

khum:[khu]N.[kheng]M

nyu

 

trước

tahlow=> tlow

[tsO] Ngô {N}

nước (uống)

ya, nya

 

Nước (state)

Nưgar

nước= đác / nác (Mg)

quai

kway

 

lạnh

laăn

[leng]qt

kẹo

kew

 

bút (viết)

but

viết = wă? = tă? (Chăm)

gỗ (cây)

kayôw

 

câm

kamlo

cây/gỗ: pokok /kayu-ML

cắt (ngắt)

keh

 

bóng vía

pingu yawa

[mong]QĐ.[bu]qt.[vu]N

Bảng I. Từ tiêu biểu đối chiếu Việt - Chăm (theo [10]). Viết tắt: N= Ngô-Việt (Chiết Giang / Giang Tô). ML= Mã-Lay. M-K= Môn-Khmer. QĐ= Quảng-Đông. M= Mân (TriềuChâu - Phúckiến). Mg= Mường.

 

Trước khi trở lại phân-biệt 'Họ & Ta' trong vấn-đề tộc người Việt bản-địa tối cổ, xin phép trình bày thêm những thứ từ tiêu-biểu khá tương đồng, giữa tiếng Việt và Chăm, Bảng I.

 

Nhìn bảng I, chúng ta có thể để ý, có nhiều từ Chăm, hay cụm từ, giống tiếng Việt như hai giọt nước, tuy mang hình thái đa-âm. Đặc biệt: nước, kẹo, bút, mụn, viết (để ý: [tă?] giống tiếng Hoa hiện đại: [xie] => tả. [wa?] rất giống 'wiết'), ông, ta, con muỗi, bởi đó cho nên, khom (lưng) {cũng mang cùng gốc tiếng Hoa miền biển: [khu] & [kheng]}, v.v.

 

Liên-hệ gốc-gác tiêu-biểu giữa tiếng Việt, Chăm và Môn-Khmer, xin trình bày trong Bảng II (theo [10] [12]). Xin ghi nhận các từ thuộc tiếng Môn-Khmer trình bày ở đây luôn mang tính cách không được thấu-đáo hoặc toàn-vẹn, phản ánh qua tính cách 'rất' đa dạng của nhiều từ dùng để tả một sự vật, trạng thái hay động tác. Lý do: Mỗi bộ tộc, dù cùng chung một thứ chủng gốc, có khuynh hướng dùng từ khác nhau. Thí dụ: có bộ tộc dùng 'mặt' để chỉ 'face' tiếng Anh, nhưng cũng có bộ tộc dùng 'bộ'. Tiếng Việt chịu khó thống nhất, bởi đã tiến tới hình thái quốc-gia từ lâu, nên ta nói: 'bộ mặt', 'đường xá', 'tâm địa', 'chút ít', v.v. Dù vậy Bảng II , cũng như Bảng I và các Bảng đối chiếu trong các bài trước, cho thấy một số đông các từ cơ bản tiếng Việt có chung gốc-gác với tiếng Chăm, và tiếng người Việt bản địa lâu đời: Môn-Khmer.

 

Việt

Chăm-pa

Môn-Khmer

 

Việt

Chăm-pa

Môn-Khmer

ăn (xơi)

băng

suam, som, sam, ăn, sa, kuon

 

muỗi

camôq

munh, muweh, moich, mach, xơmah

bụng (dạ)

tiya:n, tung

pung, bung, tian, kapung

 

nhỏ (đẹt)

nêh, sit

yoh, onoh, dét, del, dikih

bông (hoa)

bangu, bunga

bông, pung, piar, pkau

 

ói,ộc,khạc

oq

oi, ô, ooq, haq, kâta

ikan, kan

ka, kaq, ika

 

ruột

pRuac, prôyq

rooc, ruaq, roiq, ruơch, ruak

cột (thắt)

kăq,găng,ikă', côwq, thăq

kơt, kơc, kơlơc, tôk, đăk, đơk, teh

 

ruồi

rôy

ruai, ruy, rooy, ruwey, rul/ruôi, r-hai

chim

cim

chêm, sim,xêm, chium

 

rừng

ralông, răm

krông, rơng, bri,rứng

chết (mất)

mưtay, ngêng

kchit, chhơt, kachêt, ...

 

sông, (Mg: không)

krung

krông, không, rong, sungai, klong,

cằm (hàm)

kăm

Ka, jangKa, kap, kăng

 

tai

tangi

tôr, talinga, thai

lạnh, rét

laăn

lngiơ, mret, rơ-lêh

 

tay

tangin

têy/đai, đay, ti, atêi, toek, taiql, tơi, đêi

liếm

lyăh

lali, dilaq, lit, lim, liam

 

cắp (trộm)

kleq

kaw, cakaw, kumlaw

mây (vân)

hawêy, bol,...

kamâl, ramưl, mâl

 

vay (mượn)

mưthre

wai, vuai, / yưm

mía

tabôw

kmiê, meq, mai, kơlme

 

nhà

thang

nha, nya, nhi, nghia

Bảng II. Đối chiếu vài từ cơ-bản Việt - Chiêm và Môn-Khmer.

 

Tìm cách lý-giải nhiều hiện-tượng lịch-sử, dựa trên phân-tích 'Họ & Ta', có thể cho thấy một vài điểm khá gút mắt của chuyện hợp-chủng tiến tạo nên dân-tộc Việt-Nam.

 

Xin thử đặt câu hỏi: 'Tại sao trước sức ép lịch-sử, dân Việt xưa gần như không bao giờ nghĩ đến chuyện nới rộng 'lãnh thổ' hay di chuyển về phía Tây (tức vùng Lục Chân-Lạp và 'nước' Lào sau thế kỷ 13)?' và câu hỏi: 'Tại sao truyền thuyết Âu-Lạc cho rằng 'biên-giới' phía Nam chỉ đến 'nước' Hồ Tôn, tức Chiêm Thành, ở phía Nam?'.

 

Trả lời 2 câu-hỏi này có thể giúp chúng ta rất nhiều trong việc tìm hiểu truyền thuyết Hùng Vương và cổ sử người nước Nam.

 

Để ý đến vùng đất ngày xưa của các tỉnh miền Tây và Tây Bắc. Những tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá (phía Tây) [15]. Khu vực miền Tây này có vẻ hoàn toàn nằm ngoài 'ranh giới' fuzzy của Giao Châu, trong bản đồ trang 45, 'Việt-Nam Sử-Lược' của Trần Trọng Kim [24]. Đó là địa bàn chính của tộc người Việt tối cổ thuộc chi Âu, với một phần nhỏ (miệt Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá) thuộc chi Môn-Khmer. Tộc người chủ lực bản địa chạy từ nam Thanh Hoá đến tận khu Mã Lay chính là khối Môn-Khmer. So với các tộc người Việt bản-địa, thuộc chi Âu (Thái) và Môn-Khmer, phần lớn khối tộc người Việt ở bình nguyên sông Hồng là những người Việt 'mới', mới di cư sang, từ miền biển Đông nước Tàu. Liên-tục trong vòng 20 thế kỷ, từ khoảng thế kỷ 8 TCN  (đầu đời Đông Chu) đến khoảng thế-kỷ 12 SCN (nhà Nguyên (Mông-Cổ) ở bên Tàu). Có thể nói, chỉ từ đời nhà Trần, toàn khối dân-tộc mang tên chung Việt-Nam (hay đúng hơn: An-Nam) mới bắt đầu hình-thành. Tương tự, ở bên Tàu, theo thiển ý, một tộc người chia xẻ nhiều cá tính dân tộc, và truyền thống lịch sử, với nhau cũng hình thành vào khoảng đời nhà Nguyên (1279-1368).

 

Cũng cần để ý những sự kiện sau:

 

1.      Gần như tất cả các dân-tộc khu vực Đông-Nam-Á, mãi cho đến khoảng thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên, vẫn chưa đạt đến hình-thái quốc-gia với một chính quyền trung-ương (xem [7] [8]). Những nước như Lâm-Ấp, Hồ Tôn, Khu Liên, Phù Nam, Chân Lạp, Đạo Minh, v.v. hoàn toàn là những tên 'nước' do người Tàu đặt ra theo tiêu chuẩn phân-biệt tộc người, và kiến thức mù mờ của họ. Sự thật đó là những vùng đất, mà những gì xảy ra trước khoảng thế kỷ thứ 6, vẫn còn nằm trong ức đoán của nhiều sử gia tên tuổi. Đặc biệt Oliver Wolters, như David Chandler [7] và David Marr [8] đã dẫn, cho rằng đó là những 'tiểu quốc' mang dạng 'mandala' kiểu Ấn-Độ. Ở phía Bắc xứ Việt cổ, theo thư-tịch cổ của Tàu, chúng ta chỉ biết có 'nước' Nam-Việt do Triệu-Đà nhất thống - nhưng sự thật biên giới Đông-Tây-Nam-Bắc của nước này cũng rất mù mờ. Phía Tây, chắc chắn không bao gồm khu Vân Nam và phía Nam, không đến lằn mức Ái Châu (hay Cửu Chân), tức Thanh Hoá ngày nay. Bởi khu Vân Nam (xứ sở của ngón Nhất Dương Chỉ của Kim Dung) là một vùng đất 'bán độc lập' cho mãi đến khoảng thế kỷ 13.  Cho đến thời Cao Biền (thế kỷ 9), xứ Vân Nam hãy còn phân chia ra ít nhất là 6 'tiểu quốc'. Về sau bộ tộc phía Nam nhất thống được vùng đất này, và mang tên chung là Nam-Chiếu, trước khi cạnh tranh gây rối với quân nhà Đường ở xứ An-Nam. Để ý, sử sách Việt Nam viết theo thư-tịch cổ của Tàu mang khuynh hướng phân-biệt người Nam-Chiếu là Họ, còn đám Cao Biền là...Ta.

 

2.      Nước Lào ngày nay, cho đến thế kỷ 13, vẫn chưa hình thành. Vùng đất Lào có vẻ vẫn là một vùng đất với nhiều cộng đồng tổ chức theo dạng 'mandala' như Wolters {[7] [8]} mô tả. Tộc người bản địa ở Lào bao gồm: Thái-cổ và Môn-Khmer. Có thể cũng có người Hmong-Mien (tức Miêu-Dao). Phía Hạ Lào, cùng lằn mức với Nghệ-An bên Việt Nam, trở xuống, rất có khả năng là 'nước' Lục Chân Lạp, của khối dân Môn-Khmer, với dân Khmer đông hơn dân Môn, càng tiến về Nam. 

 

3.      Theo một nhà thẩm quyền người Mã-Lai gốc Chăm-pa, Po Dharma [16], 'nước' Chăm-pa từ xưa vẫn chứa nhiều 'tiểu quốc' khác nhau. Bằng chứng cho đến khi 'nước Chăm-pa' bước vào giai-đoạn suy-thoái, thế kỷ 15-19, để rồi hoàn toàn giải thể vào năm 1832, Chăm-pa gồm có tất cả chừng 5 tiểu quốc khác nhau. Việc nhất-thống ít khi xảy ra, hoặc nếu có, chỉ là những mối liên-minh tạm bợ, theo thiển ý, như kiểu các 'mandalas' khác ở xứ Chân Lạp phía Tây và  Nam (xem [7]).

 

4.      Dân-tộc ở nước nào thuộc miền Đông Nam Á cũng vậy, nhất là vào thời cổ đại. Họ chưa hình thành rõ rệt. Biên-giới các nước cũng chưa được phân chia, minh định rõ ràng. Giống như tập-hợp fuzzy. Cho đến thời cận đại, ý niệm biên-giới mơ hồ của thứ tập-hợp fuzzy hãy còn phản ánh khá đầy đủ qua các 'tập-hợp' (nhóm) ngôn-ngữ, như: Hán-Tạng, Tạng-Miến, Nam-Á, Nam-Đảo, v.v.

 

5.      Biên-giới mang tính cách mơ hồ phía Tây và Nam, và phân-biệt 'Họ & Ta' hết sức lộn xộn, dựa theo cổ sử Tàu, là hai đặc tính quan-trọng của lịch sử nước Nam. Nhìn kỹ một bản đồ nào chú trọng đến phân-bố người dân-tộc ngày nay , hoặc biên giới xứ Giao Châu ngày xưa (xem [15] [24]), ta thấy ngay gần đến phân nửa vùng Bắc bộ về phía Tây (mạn biên giới với Lào / Vân Nam) là những vùng rừng núi tập trung khối người dân tộc, với người Mường / Miêu làm chủ lực. Trùng hợp với biên giới phía Tây của xứ Giao Châu ấn định lằn mức của vùng đồng bằng quay ra biển phía Đông. Theo tính cách 50:50 về diện-tích giống y như truyền thuyết 50:50 người con theo Âu-Cơ và Lạc Long Quân. Đọc lại những giai đọan lịch sử ban đầu từ bộ sử của Ngô Sĩ Liên chẳng hạn, chúng ta thấy rất rõ, tranh chấp giữa hai miền Kinh và Thượng (giữa hai đám con) vẫn thường xuyên xảy ra. Nhất là trong các thời kỳ Bắc thuộc. Sử Việt, bởi theo sát sách Tàu, ghi luôn đó là sự nổi loạn của đám người Nam Man, chống lại chính quyền đô-hộ. Chứ không hề quan sát rằng đó chính là những cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô-hộ Bắc phương, của các tộc người Việt bản-địa lâu đời.

 

6.      Ở phía Nam cũng vậy. Từ thời xa xưa, luôn luôn có quấy phá từ phía Nam. Ban đầu đối với chính quyền đô hộ. Đến cuối thiên niên kỷ đầu của Công Nguyên, xung đột trở thành giữa Việt và Chiêm. Nhưng cả hai bên đều không ngờ đó là xung đột giữa Việt mới và Việt cũ. Việt mới có đồng chủng từ miền Hoa Nam gia nhập. Trong khi Việt cũ mang nặng ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo (Ấn và Hồi) từ hướng Tây. Sở dĩ truyền thuyết nói rằng biên giới phía Nam chỉ đến xứ Hồ Tôn, là do ở việc ngày trước nhà Hán không thích tiến sâu về phía Nam bởi ở khí hậu ác nghiệt, dân cư thưa thớt, ... và cũng theo sát với vùng đất đã thần phục Triệu Đà trước đó, mà thôi. 

 

Hiểu được bối cảnh và phân bố tộc người Việt ở thời cổ đại như trên chúng ta sẽ thấy rõ những hiện tượng sau:

 

a)      Theo phương cách nội suy của toán học, và dùng phía Nam, phía Bắc, phía Tây làm điểm mốc so-sánh, hình thái quốc-gia của xứ Việt cổ, cho ngay tới thời 'nội-chiến', nếu có [19], giữa Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục, tức Triệu Việt Vương (thế kỷ 6), rất khó tiến đến một tổ chức nhà nước thống nhất, theo mô-hình các quốc-gia ngày nay, hay những nước lớn thời Chiến Quốc ở miền Hoa Bắc bên Tàu.

b)     Điểm đặc-trưng nhất của xứ Việt cổ, từ lúc 'thành lập' ở thời tiền sử, cho đến khoảng cuối nhà Lê,  là tính cách thu nhận bà con thân thuộc, cùng hệ tộc, qua nhiều làn sóng di cư từ Bắc, kể cả Tây Bắc & Đông Bắc, xuống phía Nam. Ở một khía cạnh nào đó, có thể so sánh việc tạo dựng nên tộc người nước Nam, với phần nào của mô hình các nước Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc và Tân Tây Lan. Nhưng phải để ý, mô hình Hoa-Kỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan, xảy ra sau nước Nam ít lắm cũng 800 năm.

c)     Phía Tây xứ Việt cổ, chính là cứ địa của người Việt bản địa: Thái-cổ và Môn-Khmer. Người khách di-cư (về sau có tên 'khách trú' (cắc chú), nếu đến muộn vào thời Mãn Thanh, hay 'khách-gia' (Hakka), nếu dừng chân ở bên Quảng Đông), lúc nào cũng có nhiều vùng đất miền đồng bằng để định cư. Phân biệt ra hai địa bàn: Vùng núi: đám con theo bà Âu-Cơ, và vùng sông-biển: đám con theo Lạc Long Quân [22]. Bởi những người khách di-cư này có mối tương kính chủ-khách của những người cùng tộc Việt, cho nên tự ngàn xưa, trong tâm khảm người Việt không có chủ ý tiến chạy về phía Tây. Ngược lại, đọc bộ sử của Ngô Sĩ Liên, chúng ta thấy trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là vào 10 thế kỷ đầu trong Công Nguyên, tộc người 'Lão' (tức Lão Qua => Lào), hay người 'Man' ở phía Tây luôn giúp đỡ những vị anh hùng tranh đấu cho nền độc lập nước Nam [23].

d)     Biên giới nước Nam đối với phía Bắc (và Tây), hiểu theo nghĩa 'nước' là khối dân-tộc, hoàn toàn rất 'fuzzy'. Ngay trong thời đại trống đồng, hay văn hoá Đông Sơn. Điểm này đã được Charles Higham [17] để ý đến khi ông cho giải đất từ Bắc bộ chạy đến tận phía Nam của Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông, ngày xưa là một vùng đất của một thứ tộc chủng, hay nếu nhiều, cũng là những thứ tộc chủng cùng gốc rất thuận thảo với nhau.

e)     Đối với phương Nam, các quyển sử cơ bản (như của Ngô Sĩ Liên) đều viết biên giới phía Nam của nước Văn Lang hay Xích Quỷ, kéo đến xứ Hồ Tôn - dựa trên 'Lĩnh Nam Chích Quái', một quyển sách chuyên về những chuyện u linh hoang đường ở miền Lĩnh Nam, địa bàn chính của người nước Sở xa xưa, rất nổi tiếng về các truyện truyền kì. Quyển Lĩnh Nam Chích Quái ra đời khoảng thế kỷ 15. Lúc đó, các tác giả quyển sách này mới biết đến xứ Hồ Tôn. Chứ vào cả ngàn năm trước, ở thời đại của Đế Nghi, Đế Minh, Kinh Dương Vương, không ai - kể cả những người mang quốc-tịch Hồ Tôn - biết được xứ Hồ Tôn là xứ nào, và ở đâu. Ngay cả tên gọi Hồ Tôn, sử sách cũng thường viết mơ hồ rằng đó tên cũ của nước Lâm Ấp, tên người Hoa gọi xứ Chiêm Thành ở vào cuối thế kỷ thứ 2. Chính xác hơn, những nhóm tên như: Lộc Tục, Đế Minh, Đế Nghi, v.v. 'nước' Hồ Tôn, thuộc vào hai thời đại khác nhau, cách nhau ít lắm 1000 năm. Gạt ra ngoài tính cách cơ bản 'không hợp rơ' về thời gian, ta để ý 'Lĩnh Nam Chích Quái' ra đời vào thế kỷ 15. Vào thời đó có gì đặc biệt khiến ta phải để ý? Vào thời đó, dân chúng những xứ như Nhật Nam và Tượng Lâm, tức những khu Chiêm Thành xa xưa do nhà Hán đặt tên, đã hoàn toàn khác hẳn với dân ở các miền Cửu Chân và Giao Chỉ thời trước. Bởi từ thời đầu Công Nguyên, xứ Chăm-pa (về sau), với tộc người bản địa chủ lực Môn-Khmer và Đa đảo, đã bắt đầu nhuốm ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, và về sau Hồi giáo, hết sức đậm nét. Trong khi, từ Cửu Chân về phía Bắc, ảnh hưởng tam-giáo đồng nguyên từ phía Bắc diễn tiến song hành, và ‘từ từ’, với sự tiến tạo của tộc người nước Nam. Thật ra, khối tộc người bản-địa phía Nam đã chia tay với phần lớn khối tộc người bản địa phiá Bắc, từ sau thế kỷ thứ 8. Được đánh dấu ở thời Lê Đại Hành (980-1009) qua chiến tranh giữa Đại Cồ Việt và Chiêm. Rồi thường xuyên xảy ra từ đó về sau [18]. Như vậy, chính lối viết sử theo hiểu biết của đời sau, dựa sát vào thư tịch cổ của Tàu ở đời trước, đã biến một 'fuzzy set'  thành 'crisp set', đưa đến phân-biệt 'Họ và Ta', khá lộn xộn trong một thời gian dài.     

 

Trước khi quan sát biên giới hết sức fuzzy (tập trung về tộc người) ở phía Nam xứ Giao Châu hay An-Nam xưa, xin phép ghi một vài nhận xét sau:

 

1)     Tín-ngưỡng cốt lõi chung của khối người ở Đông Á, kể cả Trung-Hoa (sau khi sát nhập Hán-Việt), và Đông-Nam-Á, ngày xưa, có vẻ như mang một khuynh hướng nhập chung anh-hùng dân-tộc, vua quan, với thánh-thần, lại làm một. Những vị thánh-thần nhập chung với những nhân-vật lịch-sử địa-phương, không nhất thiết phải thuộc tôn-giáo địa-phương, mà có thể là những vị thánh-thần từ những tôn-giáo phía ngoài nhập vô. Thí dụ: (i) Người Hoa có gốc Hoa Nam xưa nay vẫn có tục lập bàn thờ những vị anh hùng như Quan Công, Nhạc Phi ở trong nhà, hay tại cửa tiệm buôn bán. (ii) Ở bên Nhật cũng như Thái-Lan, người dân luôn một lòng sùng bái Nhật Hoàng hay vua Thái, mặc dù nhân-loại đã tiến sang thế kỷ 21, tràn đầy những internet với điện-thoại di-động [25]. (iii) Vua chúa xứ Cambodia, từ ngàn xưa, vẫn có khuynh hướng thay mặt cho các vị thần Ấn Độ Giáo, như Siva, Vishnu, v.v. trong việc cai trị dân và cầu nguyện cho chuyện mưa thuận gió hoà, mang lợi lộc cho mùa-màng (xem [7]).

2)     Điểm quan-trọng nằm chính giữa những vấn-đề cổ-sử ở Đông Nam Á, chính là Mẫu-hệ và Phụ-hệ. Kéo theo tên họ. Đại-khái, họ của con đặt theo họ mẹ, nếu thuộc Mẫu-hệ [21]. Họ Cha, nếu thuộc Phụ-hệ. Chúng ta được biết khá rõ những sự kiện sau đây về Mẫu-hệ và Phụ-hệ:

(i) Tần Thủy Hoàng chúa ghét Mẫu-hệ (xem [5]). Có lẽ văn-hóa tộc người nước Tần thuộc Phụ-hệ khá sớm. Thủy Hoàng Đế ưa ra lệnh bắt những đàn ông đi ở rể, một dấu vết của Mẫu-hệ  (xem [5] [20]), cho đi làm binh lính tại những tiền đồn, chốn biên thùy với giặc Hồ phía Bắc.

(ii) Cho tới khi nhà Hán tiến chiếm Hoa Nam vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, miền Hoa Nam / Lĩnh Nam / kéo đến tận khu Mã-Lay, rất có khả năng, vẫn còn theo Mẫu-hệ. Chế độ Mẫu-hệ vẫn còn duy trì dài dài tại 'nước' Chiêm Thành, và hãy còn tồn-tại tại nhiều cộng đồng dân-tộc ở miền 'Thượng du' Trung bộ. Cũng như tại nhiều bộ tộc ở Indonesia và Mã Lay, thí dụ: Minangkabau.

(iii) Có vẻ như rằng, mô hình quốc-gia với chính quyền trung-ương chỉ thích hợp với phụ-hệ. Hay nói một cách khác , khi có chiến tranh giữa 2 cộng-đồng, xin nhấn mạnh 'cộng-đồng' (chứ không phải cá nhân), một theo mẫu hệ, một theo phụ-hệ, theo thống kê lịch sử, cộng đồng theo phụ-hệ thường nắm phần thắng. Cũng bởi lý-do đó, chúng ta có thể thấy, truyền thuyết Hùng Vương có vẻ như lúc nào cũng muốn phân bua, rằng dân Lạc Việt đã chạy theo phụ hệ từ xưa. Bởi chỉ theo phụ-hệ mới có thể đương đầu với tộc người Hoa Hạ ở phía Bắc, con cháu của Hiên-Viên Hoàng-Đế. Chúng tôi xin mạo muội đưa ra một giả thuyết bỏ túi: Phải chăng cũng ở lý do mẫu-hệ / phụ-hệ, nước Tần trở nên mạnh mẽ, qua mặt nước Sở, rồi sau cùng gồm thu lục quốc,  ở miền Hoa Bắc, vào cuối thời Chiến Quốc (thế kỷ 3 TCN)?

3)     Đối với họ tên người Việt, giống họ người Hoa ở miền Hoa Nam, chúng ta cần để ý đến những điểm sau:

(i) 'Họ' viết theo tiếng Tàu là 姓  đọc [xing] hay 'tính / tánh' (danh tánh), gồm hai chữ (nữ) và (sinh). Hàm ý, lúc người Hoa Hạ (ở phía Đông) sáng tác ra từ 'họ' (tánh) 姓 , họ hãy còn theo Mẫu-hệ.

(ii) Những vị anh hùng cứu 'nước' bắt đầu từ thời bà Triệu (năm 248), cho đến Lý Bôn, trở về sau, mang họ tộc của người Bách Việt ở Hoa Nam. Rất phù hợp với thuyết di-cư hai khối tộc Âu và Lạc, phối hợp với người bản-địa qua hôn nhân. Từ lúc giao tác với khối người Hoa Hạ phía Bắc sông Dương Tử, đến thời điểm khởi nghĩa của bà Triệu từ quận Cửu Chân (Thanh Hoá), thời gian kéo dài trên dưới 500 năm. Một thời gian khá dài để chúng ta có thể cho rằng khối người Lạc Việt di cư đến xứ Việt cổ đã chuyển sang phụ-hệ. Theo với nguyên lí 'gái thiếu trai thừa' của bất cứ một cuộc di-cư nào, hôn nhân giữa người Việt-cũ và Việt-mới là một chuyện hết sức hiển nhiên.

(iii) Những nhà chính-trị hay các vị anh-hùng khởi nghĩa tranh đấu cho nền độc-lập trong suốt chiều dài lịch-sử dân-tộc đều mang những đặc tính chung như sau:

·        Họ thường xuyên dựa vào nguyên lý 'cội nguồn quyền lực'. Thí dụ: Hai Bà Trưng là con cháu của Lạc Tướng. Lý Phật Tử có họ hàng bà con với Lý Nam Đế (Lý Bôn). Triệu Quang Phục là đại tướng tổng tham mưu trưởng của Lý Bôn. Lê Hoàn là đại tướng của Đinh Tiên Hoàng. Đinh Bộ Lĩnh là con của ông Đinh công Trứ, thứ sử Hoan Châu (tức khu Hà Tĩnh), cũng là con nuôi sứ quân Trần Lãm. Ngô Quyền (tổ tiên gốc Mân Việt) là rể của Tiết độ sứ Dương Diên Nghệ. Dương Diên Nghệ trước kia là tướng của của Tiết độ sứ Khúc Hạo, Khúc Hạo là con của Khúc Thừa Dụ, 'đệ nhất phó thủ tướng' chính quyền Trường An, nhà Đường (bên Tàu) kiêm Tiết độ Sứ An-Nam, v.v.

·        Nếu không dựa vào 'cội nguồn quyền lực', họ có thể dựa vào nguyên lý 'vào ra khu hành lang quyền lực'. Nguyên lý 'Hành lang quyền lực', có nghĩa một vị tướng hay đô úy nào đó nhờ ở chức vụ được vào ra chốn quyền lực và thấm nhuần được các phương thức hành sự quyền bính. Thí dụ: Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Trần Cảnh, v.v. Để ý hai nguyên lý xem rất tầm thường: cội nguồn và hành lang (quyền lực), vẫn còn được áp dụng dài dài trên thế giới ngày nay. Cội nguồn quyền lực: gia đình Kennedy, gia đình tổng thống Bush, chủ tịch Kim ở Bắc Triều Tiên, gia đình họ Tưởng ở Taiwan, họ Lý ở Singapore. Hành lang quyền lực: thời gian tập sự tổng thống với vai trò phó tổng thống tại Mỹ, của Truman, Nixon, Ford, Bush, v.v. Đối với các danh nhân lịch sử nước Nam, hành lang quyền lực, cũng có nghĩa tổ tiên của họ cũng có thời làm tướng (kháng chiến) hay làm quan to, ở các quận huyện bên Tàu, nhất là miền Hoa Nam, địa bàn của dân Bách Việt xưa.

·        Cũng có những vị anh-hùng có lối tranh đấu mang nhiều tính chất bản-địa, nhưng thường không đi đến thành công lâu dài. Có lẽ bởi thiếu-thốn am tường về kỹ thuật chính-sự, gọi nôm na theo tiếng Anh là 'Statecraft', của phương Bắc. Nơi đó 'chính-sự', tức kỹ thuật chiến-tranh và lãnh đạo dân chúng, đã phát triển trên cả nghìn năm. Điển hình là khởi nghĩa của ông Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) ở Hoan Châu, tức khu Nghệ Tĩnh, vào năm 722. Chúng tôi mạo muội cho rằng ông Mai Hắc Đế mang ít nhiều dòng máu tộc Môn-Khmer (tức người Việt cổ, bà con cật ruột với người Chăm). Bởi những lý do: (a) mẹ người gốc phía Nam (Việt-Chăm) [27], (b) sử sách ghi ông Mai Thúc Loan mang họ mẹ [26], (c) ông ở khu vực phía Hoan Châu, tức Nhật Nam cũ, sát 'biên giới' quận Tượng Lâm tức 'nước' Lâm Ấp. (d) phần lớn binh lính của ông từ miền Lâm Ấp sang [24].

(iv) Bởi trong các lý thuyết về 'chính-sự' thuở cổ thời, lý thuyết 'cội nguồn quyền lực' mang tầm vóc quan trọng rất lớn, ta thấy những vị được làm quan to, thường có khuynh hướng giữ vững dòng họ của họ, truyền tụng đến cả chục đời sau. Ngược lại, nếu là thường dân mon men được đến cõi quyền bính, họ phải hư cấu cho ra một cội nguồn quyền lực nào đó, để tạo được niềm tin của dân chúng. Thí dụ: Hồ Quý Ly tại nước Nam, cho rằng ông là hậu duệ của vua nhà Ngu bên Tàu, nên đổi quốc hiệu nước Nam thành Đại Ngu. Không ai có thể kiểm chứng được việc này. Kể cả bà con cháu chắt của ông vua nhà Ngu. Việt Vương Câu Tiễn cũng y như vậy, khi ông tuyên bố với đài BBC hồi đó, ông là hậu duệ của vua Thuấn - một nhân vật thời huyền sử, mà Mạnh Tử cho rằng có máu Việt tộc. Đại khái:

"Con vua thì được làm vua - Cháu của thầy chùa thì quét lá đa"

Ở bên Tàu, nhiều khi ngụy tạo nên cội nguồn quyền-lực của tổ tiên, mãi không được, bí quá, họ lại xử dụng đến thuyết đầu-thai luân-hồi.

 

Bây giờ xin ghi sơ lược một vài điểm rất quan trọng, trích từ bộ Đại Việt Sử Ký [5], mà rất nhiều sử sách đời sau vô tình lướt qua, do ở quan niệm rối nùi 'Họ & Ta'. Dùng để lý giải biên giới mơ hồ phía Nam, và tộc người Việt bản địa lâu đời Môn-Khmer.

 

(a)   Địa bàn 12 sứ quân trước thời Đinh Bộ Lĩnh, hoàn toàn nằm ở khu đồng bằng phía Đông, ở Bắc Bộ, gồm các tỉnh như: Thanh Hoá, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, v.v. Có vẻ như những cư dân ở phía Tây (Thái cổ) và Nam Thanh Hoá (Môn-Khmer) đứng ngoài tranh chấp 12 sứ quân.

(b)  Những vị sứ quân đều có họ mang xuất xứ từ Hoa-Nam. Đáng kể nhất sứ quân Nguyễn Siêu và Trần Lãm (tức Trần Minh Công) - bố nuôi Đinh Bộ Lĩnh - có tổ tiên gần là người Phúc Kiến / Triều Châu.

(c)  Vào đầu thế kỷ thứ 1 SCN, Tích Quang làm thái thú ở Giao Chỉ, Nhâm Diên thái thú ở Cửu Chân (về sau đổi tên thành Ái Châu, tức Thanh Hoá ngày nay).  Nơi tập trung dân Mường đông ngang ngửa với Hoà Bình, vào đầu thế kỷ 20. Cửu Chân rất khác với Giao Chỉ ở chỗ dân ở đó chỉ sống bằng nghề đánh cá đi săn, trong khi đa số dân Giao Chỉ sinh sống bằng nghề trồng lúa, cày cấy. Tên họ thái thú ở Nhật Nam (sau đổi Hoan Châu, khu Nghệ-Tĩnh bây giờ) rất ít khi được đề cập đến, và có vẻ Nhật Nam như một châu quận dân thưa, ở vùng biên giới phía Nam, và hết sức fuzzy. Dân chúng thường xuyên nổi loạn ở Nhật Nam, trước cả thời bà Triệu Thị Trinh (248). Có lúc quân lính từ Cửu Chân phải điều sang bình định Nhật Nam. Thái thú Cửu Chân, như Hạ Phương (cỡ năm 160), cũng thường kiêm nhiệm luôn chức thái thú ở Nhật Nam.

(d)  Phân chia Giao Chỉ - Cửu Chân - Nhật Nam của ngườ i Hán có lẽ dựa vào phân bố của các thứ tộc người Việt cổ. Và xứ An-Nam có lẽ chỉ thật sự bao gồm luôn Cửu Chân và Nhật Nam vào thời Ngô Quyển làm 'quân quản' khu vực Ái Châu (tức Cửu Chân). Tiếp theo, là Đinh Công Trứ, cha của Đinh Bộ Lĩnh, được cha vợ Ngô Quyền là Dương Đình Nghệ phong làm quyền thứ sử xứ Hoan Châu (Nhật Nam, hay khu Nghệ Tĩnh bây giờ). Đến thời Lê Đại Hành khai lập nhà Tiền Lê (980) rồi bình Chiêm phạt Tống, hai khu vực Ái Châu và Hoan Châu (tức Cửu Chân và Nhật Nam) hoàn toàn thuộc lãnh thổ nước Nam.

(e)  Điểm đáng để ý, mặc dù khu Nghệ Tĩnh (Hoan Châu) đến đời nhà Lý trực thuộc nước Nam đã khá lâu, nhưng nhiều miêu tả cho thấy ở chốn kinh đô thành Thăng Long, người ta vẫn cho đó nơi khỉ ho cò gáy đầy người man di. {Điển hình là cố vấn an ninh Lý Đạo Thành, bởi có lỗi nên bị đày ra trấn khu Nghệ Tĩnh (1073), mà Ngô Sĩ Liên cho rằng đó là chốn người man di}.

(f)   Rất nhiều nhà hành chánh ở Giao Châu rồi An-Nam, mang gốc Việt bản-địa. Nhiều vị khác mang gốc Bách Việt (Hoa Nam) - cũng có khả năng có mẹ hay bà ngoại thuộc tộc người nước Nam. Có thể kể:

- Sĩ Nhiếp (tức Sĩ Vương) (187-226), tổ tiên người nước Lỗ (khu Sơn Đông), sau dời về quận Thượng Ngô (khu Quảng Tây). Đến Vương được 6 đời.

- Lý Tiến: người sinh đẻ ở Giao Châu làm thứ sử vào năm 186.

- Lý Cầm, cũng người Giao Châu, làm đến tư lệnh hiệu úy

- Trương Trọng, thái thú Kim Thành

- Thái thú Cửu Chân, Lý Tốn, làm phản chiếm giữ lấy châu (380). Rất có khả năng ông mang giòng máu Giao Châu hay ít nhất Bách Việt Hoa Nam.

- 'thiếu-tướng' Tôn Xác, người Nam Dương (rất có khả năng thuộc tộc Môn-Khmer) theo thứ sử Giao Châu Đàn Hoà Chi đi đánh Lâm Ấp vào năm 436. 

- Người địa-phương Lý Tường Nhân (468) rồi cháu là Lý Thúc Hiến (479) tự động nổi lên nắm chức thứ sử Giao Châu.

- Hai nhân vật nước Nam làm đến chức tương đương 'đệ nhất phó thủ tướng' chính quyền Trung Hoa phía Bắc: - Khúc Thừa Dụ (khoảng cuối thế kỷ 9), cũng kiêm luôn Tiết độ sứ An-Nam, cha của tiết độ sứ Khúc Hạo, không biết vì lí do gì hoàn toàn bị gạt ra ngoài trong quyển sử của Ngô Sĩ Liên. - Tiến sĩ Khương Công Phụ, quê ở quận Cửu Chân (Thanh Hoá), có công với vua nhà Đường rất nhiều (khoảng năm 784). Em là tiến sĩ Khương Công Phục cũng làm đến chức Bắc Bộ Thị Lang thuộc chính quyền Trường-An nhà Đường. Để ý họ Khương ở khu Cửu Chân / Nhật Nam. 'Khương' chính là tên đọc theo tiếng Hán [Jiang], mặc dù viết hơi khác, nhưng mang căn gốc giống chữ 'Khương' [Qiang] của bộ tộc Khương tức Khmer. Giống như họ Lê một họ đặc thù có chung gốc với Lê tộc, bởi cả hai đều viết chung một chữ Hán . Họ Lê xuất xứ từ Lê tộc ở vùng phía Đông của Hoa Nam, cùng với họ Nguyễn, đã biến thành hai họ đặc thù Việt Nam. 'Lê' đọc theo giọng Quảng Đông chính là [Lai] và Hẹ [Lái]. Quan-thoại đọc như [Lỉ]. Người Lê tại Hải Nam gọi tộc họ là [HLai] - theo [5], chính là tộc của Lý Phật Tử [28]. 

 

Trước khi chấm dứt bài này, xin tóm tắt những lý do xa gần dẫn đến sự tan rã của 'vương quốc' Chăm-pa, như sau:

a)      Xã hội Chăm theo mẫu hệ. Xã hội Việt phiá Bắc theo phụ hệ. Tương quan lực-lượng giữa Bắc & Nam, dưới cái ô mẫu hệ / phụ hệ, y hệt như giữa quân nhà Tần / Hán đối với các cộng đồng Bách Việt miền Hoa Nam ở thời xa xưa.

b)     Xã hội Chăm chưa hề tiến đến hình thái một quốc gia thống nhất với một chính quyền mạnh ở trung ương. Những dữ kiện mới của Po Dharma [16] xác định 'vương quốc' Chăm-pa trong suốt sự nghiệp lịch sử thật ra là một chuỗi liên minh chính trị giữa những tiểu-quốc, chưa được đầy đủ cơ hội để chia xẻ quá trình lịch sử với nhau.

c)     Chăm-pa cũng bị dằn co bởi những mâu thuẫn về văn-hoá và tôn-giáo của những bộ tộc sinh cư trên khắp đất nước. Nhiều paley (làng) tại Trung bộ ngày nay hãy còn phản ánh được nét dị biệt giữa văn-hoá và tôn-giáo. Nhưng muộn còn hơn không, paley theo đạo Hồi ngày nay vẫn sống hoà thuận với paley láng giềng theo Ấn-giáo [20]. So với phía Bắc, từ xưa cho đến lúc giao tác với Tây phương: Tam giáo đồng nguyên, chạy song song với Trung Hoa, được hội nhập khá suôn sẻ qua một thời gian dài.

d)     Chăm-pa cũng đã 'mệt đừ' với khác biệt về chủng tộc trong lòng dân-tộc. Thật sự có chừng 3 nhóm chính: Nhóm Môn, nhóm Khmer, nhóm Đa-đảo. Mỗi một nhóm - giống y như bất cứ một nhóm dân tộc nào ở Hoa Nam nước Tàu ngày nay - thông thường có chừng 10 chi bộ tộc hơi khác với nhau, với tiếng nói cũng khác khác với nhau [30]. Việc này hãy còn phản ánh rất rõ qua tra cứu từ điển Môn-Khmer hay của tiếng Chăm. Mỗi một sự vật, động tác, hay trạng thái, thường có nhiều từ khác nhau để miêu tả. Thí dụ: động từ 'to carry' tiếng Anh (hay 'porter' tiếng Tây), mang nghĩa: khuân, mang, vác, ... có tất cả 17 từ tương đương trong tiếng Khmer.

e)     Xã hội phía Bắc, gần gũi với Trung Hoa và cũng từng thu nhận nhiều ‘nhân tài’ từ miền Hoa Nam, quen thuộc và đạt được thứ kỹ thuật chính sự (statecraft) cao siêu hơn phía Nam. Mặc dù, phía Nam cũng đã thu nhập một số kỹ thuật chính sự từ Ấn Độ, cũng như đã có thể thu nhận một số thành phần ê-lít từ vùng biển phía Bắc, như Phúc Kiến - Chiết Giang, đến bằng đường biển  Nhưng ‘nhân tài’ từ Hoa Nam đến nước Nam có vẻ dễ tiếp tục phát triển và được trọng dụng hơn, bởi hai xã hội Hoa và Việt luôn có một mẫu số chung về văn hoá và tín ngưỡng.

f)      Cũng ở chuyện kỹ thuật chính sự, chúng ta thấy nước Tàu, từ thời xa xưa, đã có đến hằng trăm quyển sách chỉ nam, cũng như những bài học thực hành hết sức linh động về chiến tranh và chính trị. Và chúng ta cũng thấy một đặc tính quan trọng của chính sự Hán-Việt khá giống với giai đoạn rất gay go trong phát triển dân chủ của mô hình các nước Tây Phương. Đó là tôn giáo, mặc dù rất thiết yếu, phải tách rời khỏi chính trị. Rất có khả năng, xã hội Chăm chưa hề biết đến chuyện đó, đã phải đi đến tan rã.  

 

6 tháng 6 năm 06

N.N.

 

GHI CHÚ

 

[1] Xin ghi nhận biến chuyển ý-nghĩa khi ngôn-ngữ du nhập vào một quốc-gia khác. Ở bên Tàu, họ gọi 'identity' là 'thân-phận' [shen fen]. Thẻ căn-cước = 'thân-phận chứng'. 'Lý-lịch' [lu li] ở tiếng Tàu cũng mang nghĩa khác: 'giấy tờ cá-nhân'. Tiếng Việt 'thân-phận' mang một nghĩa khác. Thường với hàm ý: thân-phận hèn kém, thân-phận mồ côi,...

[2] Samuel P. Huntington (1996) The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order. Simon & Schuster. (‘Cuộc xung đột giữa các nền văn-minh và việc tái lập trật-tự thế-giới’).

[3]http://www.thanhhoa.gov.vn/Hienthichitiet.php?ID_TT=163&ID_CM1=%20c1&ID_CM2=%20cc6&ID_CM3=%20ccc1

[4] http://www.actionbioscience.org/evolution/ingman.html

http://genealogy.about.com/cs/geneticgenealogy/a/dna_tests.htm

http://www.continuitypress.com/melmyssolved7.html

http://www.pbs.org/wgbh/nova/neanderthals/mtdna.html

http://en.wikipedia.org/wiki/DNA

[5] Ngô Sĩ Liên (1479) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. (Cao Huy Giu & Đào Duy Anh dịch và hiệu đính). Nxb Văn Hoá - Thông Tin. (2004).

[6] Thí dụ: Chu Công, chú của Chu Thành Vương được phong đất Lỗ. Khương Tử Nha (Lã Vọng), nước Tề. Hùng Dịch (Xiong Yi) được nước Sở. Châu Công là một trong những 'thánh hiền' đầu tiên của Trung Quốc. Chính 'Khổng Tử' cũng có những hôm tinh thần bị suy xụp vì nằm mơ không thấy Chu Công (xem: quyển 'Khổng Tử' của Nguyễn Hiến Lê).

[7] David P. Chandler (1993) A History of Cambodia. (2nd Edition). Silkworm Books (Thailand).

[8] David G. Marr & A.C. Milner (Ed.) (1986) Southeast Asia in the 9th to 14th centuries. Institute of Southeast Asian Studies – Singapore & Research School of Pacific Studies – ANU Canberra.

[9] Annales Annamites & Quốc Triều (1909) Sử Ký Đại Nam-Việt. Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa (1974 Saigon / 1986 Montreal).

[10] GERARD MOUSSAY, Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sanh, Lâm Gia Tịnh, Trương Văn Tốn (1971). Tự Điển Chàm-Việt-Pháp. Trung tâm Văn-hóa Chàm - Phan-Rang.

[11] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson.

[12] - http://home.att.net/~lvhayes/Langling/Glossary/Glospag1/glosf027.htm

- Hồ Lê (2002) Từ Nam Á trong tiếng Việt. TRONG: Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và các ngôn ngữ dân tộc. Nxb Khoa Học Xã Hội 2002. tt 84-134

[13] Lê Hương (1968?) Tìm hiểu ANGKOR (Đế Thiên, Đế Thích). Nxb Quình Lâm. (Đại-Nam tái bản tại Hoa Kỳ)

[14] Gọi 'tập-hợp' là gọi theo kiểu toán-học, chứ trong ngôn-ngữ thông-thường, ta dùng những thứ chữ khác: hội ái-hữu cựu học-sinh trường Bưởi, tập-đoàn lãnh-đạo xứ East Timor, nội-các của thủ-tướng Howard, hội văn-bút thế-giới, các cây bút hiệu Parker, các thứ xe hiệu Lexus, nhóm ái-hữu sinh viên Mitchong, v.v.. Đó là những thứ 'tập-hợp' cổ điển. Bất kỳ một người Úc nào cũng có một trị số 0 hay 1 đối với tập-hợp nội-các ông John Howard. Nếu người đó là dân thường, trị số là 0. Nếu người đó mang chức vụ đại biểu quốc hội và đảm nhận một vai trò nào trong chánh phủ Howard, trị-số sẽ là 1, đối với tập hợp đó. Thí dụ về tập hợp fuzzy: Giới ê-lít (hay sĩ-phu) của nước Việt, giới văn-nghệ-sĩ yêu nước, những chiếc áo sơ-mi đắt tiền, những ca-sĩ 'tân-nhạc' nổi tiếng, những nhà lãnh-đạo 'thành-công' hay 'xuất chúng' trong thế-kỷ 20, tập-hợp những quốc-gia nghèo.  Ta thấy ngay, thường thường rất khó khi muốn xếp một người hay một sự vật vào một tập-hợp fuzzy. Bởi tiêu chí định nghĩa thành viên thường đòi hỏi một sự thẩm định, đi trước, khá chủ quan. Thế nào là ê-lít? Học hành đỗ đạt đến đâu mới được gọi sĩ-phu? Thế nào là yêu nước? Giá áo sơ-mi bao nhiêu thì mới gọi đắt tiền? Đắt tiền theo giá US dollar, hay Euro?  Lãnh đạo ra sao thì gọi 'thành công' hay 'xuất chúng'? Hai đặc-điểm chính của tập-hợp fuzzy, luôn đi đôi với nhau: (i) Trị số của thành-viên tập-hợp thay đổi từ 0 đến 1, (ii) Biên-giới tập-hợp không rõ-rệt, và mù mờ như một đám mây. 

[15] http://www.angelfire.com/co/hongnam/vnmap.html

[16] Po Dharma (1988) Status of the latest research on the date of absorption of Champa by Vietnam. IN: Proceedings of the Seminar on Champa (Copenhagen),  http://www.seacrc.org/media/pdfiles/ChamBook.pdf

[17] Charles Higham (1996) The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge University Press.

[18] Lý do 'tù binh' Chiêm Thành xây thành Đại La lại phải gác sang một bên. Bởi vào thời xây thành Đại La (thế kỷ 8), chưa có xung đột 'tay đôi' đáng kể giữa hai xứ Việt / Chiêm. Chỉ có hỗ trợ của người Việt-cổ mang quốc-tịch Chiêm ở phía Nam, trong việc đối kháng với thế lực đô-hộ. Cũng như chỉ có chiến tranh giữa 'nước' Java cùng với cả hai xứ Chiêm và Việt. Cuộc chiến này (năm 774) đã được ghi vào bia ký ở tháp Bà Ponưgar ở Nha Trang [13]. Trước đó quân Java tấn công vào Bắc Việt đánh thủng đến miệt Sơn Tây (767). Nhưng bị thái thú Tchang-Po-Yi (Trương Bá Nghi), người xây thành Đại La, đánh bật ra biển (xem [13]). Tuy nhiên vấn đề này không chỉ đơn giản như vậy, bởi thành Đại La về sau được tu bổ nhiều lần. Đáng kể: thời Cao Biền (866) và thời nhà Lý (1078).

[19] Giai đoạn nội chiến (đầu tiên) giữa Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục là một trang sử do chính các sử gia Việt ghi chép theo các truyện tích (xem [5]). Hoàn toàn không có trong các thư-tịch cổ của Tàu. Bởi đó là vấn-đề tranh chấp 'nội-bộ' xứ Giao Châu. Đặc biệt ta thấy chút ít dấu vết mẫu hệ trong việc con trai của Lý Phật Tử đi ở rể nhà vợ, tức con gái Triệu Quang Phục. Chàng rể này, theo y như chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu (thời Triệu Đà - Thục Phán), ăn cắp bí mật quân sự gia đình bên vợ, khiến nhạc phụ Triệu Quang Phục về sau phải thua trận. 

[20] Phan Đăng Nhật (chủ biên) (2003). Luật tục Chăm & Luật tục Raglai. Nxb Văn Hoá Dân Tộc

[21] Một hai đặc tính mẫu-hệ hãy còn tồn tại đến ngày nay trong xã hội Tây Phương:

* Một người được coi như người Do Thái, chỉ và chỉ khi nào Mẹ người đó là người Do Thái. Tại những nhà dưỡng lão lớn của người Do Thái tại Úc, chỉ có những người có mẹ ruột là người Do Thái mới hội đủ điều kiện nhập viện. * Chỉ những người mang cùng huyết thống với nữ hoàng Anh, mới được xem như thuộc dòng Hoàng gia.

[22] Truyền thuyết Âu-Lạc cũng được phản ánh đầy đủ bên kia biên giới Việt-Hoa. Đó là phân biệt giữa Quảng Đông và Quảng Tây / Quý Châu.. Hai tỉnh Quảng Tây và Quý Châu hãy còn rất nghèo, so với Quảng Đông. Bởi gồm địa bàn rừng núi, và đông đảo người dân-tộc (Choang và Miêu-Dao), sinh sống theo truyền thống cổ truyền.

[23] Ngay cho đến thời Lê Lợi nổi lên đánh đuổi quân Minh (1418-1427), sau lần bại trận tại Chí Linh (1419), cùng lúc Lê Lai tử trận, Lê Lợi cũng sai người sang Ai Lao xin trợ viện binh lính.

[24] Trần Trọng Kim (1971) Việt Nam Sử Lược.  Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu (Sàigòn). Đai Nam tái bản.

[25] Bên trời Tây, nữ hoàng Anh cũng là người đứng đầu của Anh quốc giáo.

[26] http://www.e-cadao.com/lichsu/Maihacde.htm

http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/maihacde.htm

[27] Nguyễn Đức Hiệp (2006) Trao đổi tư liệu.

[28] Ở Việt Nam, khu vực Thanh Hóa có nhiều người mang họ Lê, họ Bùi, Đinh, Cao Viết, v.v. được liệt kê trong quyển nghiên cứu về Mường của Cuisinier là những vọng tộc trong cộng đồng Mường ngày xưa. Sách vở trên internet khá lộn xộn về tộc người Lê, giữa Thái cổ và Môn-Khmer. Chúng tôi cho rằng tộc gốc chính là Môn-Khmer, nhưng có lai nhiều với Thái-cổ bởi địa bàn gần gũi với nhau. Lê Hoàn, chúng tôi cho thuộc tộc Lê. Bởi vào thời đại Lê Đại Hành, ông thường xuyên gặp khó khăn với đám Man thuộc tộc Thái-cổ. Họ Lê có rất ít ở bên Tàu. Hiện có một trong 3 ca sĩ hàng đầu Hongkong mang họ Lê: Li Ming (Lê Minh). Họ Nguyễn có thể xuất phát từ khu vực Triều Châu bên Tàu. Có một gia đình, người Sydney - chồng họ Nguyễn, vợ họ Thái. Khi về quê tổ ở Triều Châu, ông chồng thấy toàn làng mang họ Nguyễn. Tương tự bà vợ về thăm làng tổ tiên ở bắc Trung bộ, cũng tìm thấy cả làng mang họ Thái. Điểm đáng để ý: Họ LẠC hãy còn tồn tại bên Tàu, và nằm trong nhóm họ chiếm 10% số họ Tàu. Nhưng có vẻ biến đâu mất khi di dân sang Việt Nam. Chúng ta có thể tìm lí do nào đó để lý giải hiện tượng khá kì bí này hay không?

[29] Khúc thừa Dụ, người Hải Dương - xem:

http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/anhhung/khucthudu.htm

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%BAc_Th%E1%BB%ABa_D%E1%BB%A5

[30] Thí du: người Choang, người Mân, người Miêu, người Hẹ, v.v. - mỗi một thứ nhóm có bình quân 10 'tiểu chi bộ' hay 'tập-hợp' khác nhau, với ngôn ngữ hơi khác nhau. Thành ra Bách Việt thật ra có thể rất chính xác, với nghĩa 100 thứ Yue (Việt). Mười bộ tộc lớn như Hẹ, Ngô, Mân, Quảng, v.v. Mỗi thứ có 10 tiểu chi: 10 x 10 = 100 thứ Việt. QED.

 

Nguyên Nguyên