Thử đọc lại truyền-thuyết Hùng-Vương (18):

Phần 8: Hai chữViệt Nam

 

Nguyên Nguyên

 

Trong suốt 18 bài qua, chúng ta đã xem xét khá kỹ, gần như đầy đủ những khía cạnh liên-hệ và chung quanh truyền thuyết Hùng Vương, và câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.

 Trong công việc trình bày kết-quả của nghiên cứu mới mẻ về truyền thuyết Hùng Vương, ở thời đại Internet, chúng tôi sau cùng đã quyết định giữ vững con số 18 làm số đánh dấu cho bài cuối cùng. Và như vậy phải chia làm nhiều phần. Nhưng rất may, theo thiển ý, những phần nằm trong bài thứ 17 và 18 bao gồm những khám phá hết sức mới lạ và bất ngờ, về các tộc người Hlai (Li), Đa-đảo, và Miao, ngay cả đối với chúng tôi.

 Lí thú nhất có lẽ là đã nhận-diện được một thứ tộc người đã góp phần tiến tạo nên người Việt Nam, trước giờ gần như hoàn-toàn nằm trong bóng tối. Đó chính là Miao tộc, còn gọi nôm-na là Miêu-Dao hay Hmong-Mien, theo cách đánh vần Âu Mỹ mà người Miao ở phía Nam, hoặc đã định cư ở Âu-Mỹ, thường yêu cầu gọi họ như vậy.  Việc tìm ra được người Miao, thường nấp sau người Hẹ, trong lòng tộc Việt, cũng kéo theo được một lý giải khá quan-trọng về cú pháp 'văn phạm' tiếng Việt. Đó là cách xử dụng cú pháp theo kiểu đặt Túc-từ (hay tương đương) đứng trước Động-từ, theo kiểu tiếng Nhật, tiếng Hàn, và tiếng Tungusic, nói chung. Thử xem, thí dụ tiếng Nhật:

 

- Watashi wa ringo ga suki desu = Tôi thích (ăn) táo (pom).

   Watashi {Tôi} (wa) ringo {táo} (ga) suki desu {thích}. Túc-từ 'ringo' {pom/táo} đi

   trước động từ 'suki desu' {thích} => Tôi + táo + thích

- Watashi wa niku o tabemasu = Tôi ăn thịt

   Watashi {Tôi} (wa) niku {thịt} (o) tabemasu {ăn} => Tôi + thịt + ăn

 

So với cấu trúc tiêu biểu sau trong tiếng Việt, cũng đặt túc-từ (hay tương đương) trước động từ:

 

- Cháu (à), xe bác sửa xong chưa? = Cháu (đã) sửa xong xe bác chưa?

- Em, tóc chị uốn ngắn ngắn nghe = Em uốn tóc chị ngắn ngắn nghe. 

- Rắp mong treo ấn từ quan,

   Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua.        (Nguyễn Du: Kiều)

- Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám

  Tuổi của nàng anh nhớ chỉ mười ba.            (Nguyên Sa: Tuổi Mười Ba)

- Bà bà mẹ quê, đêm sớm không nệ hà chi

   Bà bà mẹ quê, chợ sớm đi chưa thấy về       (Phạm Duy: Bà Mẹ quê)

- Áo anh sứt chỉ đường tà,

  Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.               (Thi-văn bình-dân)

 

Và rất nhiều áng thi-văn dùng chữ Nôm hay quốc-ngữ - cũng như ca nhạc - đã thường xuyên xử dụng lối 'đảo ngữ' kiểu này. Mà từ trước đến giờ, người ta vẫn lầm tưởng một thứ sáng tác (hay 'phát minh') tuyệt chiêu của những bậc văn-hào thi-bá ở thời xa xưa, hay cận đại hoặc đương đại. Chúng ta, từ đó, có thể đúc kết lại một số nhận xét hết sức quan-trọng như sau:

 

·        Loại cú pháp 'đảo ngữ' đưa túc-từ (hay tương đương) ra trước động-từ, đã tiềm tàng có sẵn trong lòng dân-tộc Việt Nam, do ảnh hưởng của thứ tiếng Altai hay Tungusic [1]. Qua ảnh hưởng và đóng góp của nhóm Miêu tộc, xưa nay vẫn ưa sống gần gũi nhóm Lạc Việt ngày trước là đám du-mục ở khu vực các sông Bộc, Lạc và Hoàng Hà, thường tự gọi là người 'He' tức Hẹ - và được các tộc người Mân và Quảng gọi Hakka, tức Khách Gia.

·        Những thi-nhân, văn-gia hay nhạc-sĩ xử dụng lối đảo ngữ này do ở bản năng tự nhiên của người Việt, chứ không phải do ở sáng tác făng-têi-zi. Ngừơi Việt bất kể trình độ học vấn, khi nghe hay đọc, thường hiểu được ngay.

·        Trước giờ, các sách giáo-khoa về văn-chương hay tiếng Việt thường ca ngợi lối 'đảo ngữ' này bởi người Việt chúng ta học văn-phạm cú pháp tiếng Việt đầu tiên từ người Tây Phương. Những tôn sư Tây Phương này thật ra đem văn-phạm cú pháp các ngôn ngữ Âu Châu tròng lên tiếng Việt địa phương [13], trong thế nhị-nguyên đúng / sai, dựa trên tiêu chuẩn các thứ ngôn-ngữ Tây Phương. Mặc dù, họ không thể nào thông hiểu tiếng Việt rành rọt như thứ tiếng mẹ đẻ.

 

Bây giờ xin xem lại toàn thể những tộc người chủ lực đã đến xứ Việt cổ, định cư, rồi sống hoà mình hỗn hợp với các sắc dân bản-địa, chia sẻ quá trình lịch sử dài lâu, để rồi tiến-tạo nên người Việt-Nam. Qua bản đồ tóm lược phía dưới.

 

1.      Những tộc người bản địa, đánh dấu  {8}, gồm: Khương (tức Để-Khương, bây giờ thường gọi: Môn-Khmer), Thái (cổ), và Đa Đảo - kể cả Hắc Đảo và Nê-gritô. Cũng có thể có một số nhóm Lạc Việt từ vùng biển Đông bên Tàu, hoặc nhóm Hakka-Miao từ phía Bắc nước Tàu [4]. Đặc điểm chính của những tộc người bản-địa là họ đã có mặt tại xứ Việt cổ cách đây cũng trên 4000 năm, tức ít lắm vào năm 2000 trước Công Nguyên. Tức vào thời huyền sử của nhà Hạ (vua Đại Vũ) bên Tàu, nhà Bai-Dal (vua 'Xích-Quỷ' Xy Vưu) ở Cao Ly, và đầu thời-đại Hùng Vương tại Việt Nam.

2.      Những tộc người Di-dân gồm tất cả 7 nhóm:

(a)   Nhóm 1: khối Đông-Di, người Hoa còn gọi: Cửu-Lê hay Tam Hàn. Thành phần chủ lực của nhóm Cửu Lê này gồm có: Miao tộc và Lê tộc. Miao tộc bao gồm cả nhóm Lạc Việt du mục ngày xưa sinh sống ở vùng chung quanh sông Hoàng Hà. Trong khi, Lê tộc [Li zu], với phần chính là siêu tộc Khương - còn gọi [Hlai] tức 'Lê' [10] - và kể luôn cả người Thái-cổ hoặc Lạc Việt ở miền biển [2].

(b)  Nhóm 2: hỗn-hợp hai khối Âu và Lạc từ địa bàn ban đầu nước Sở năm xưa (tỉnh Hồ Bắc ngày nay - phiá Bắc Động Đình Hồ). Trong các 'cường quốc' ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Sở nổi tiếng là một nước chứa nhiều đám rợ Việt. Cũng là nơi tụ tập dân chạy giặc từ miền Đông Bắc nước Tàu.

(c)  Nhóm 3: Lạc Việt từ miền biển. Địa bàn Ngô Việt của Câu Tiễn vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, cộng với khối Mân-Việt. Nhiều di-chỉ khai quật ở vùng này cho thấy dấu vết của tộc người Miao-Yao [3].

(d)  Nhóm 4: Một địa-bàn hỗn-hợp 'tứ xứ', nhất là các tộc Lạc và Hoa-Hạ từ miền Bắc và Đông Bắc chạy xuống, qua nhiều thời đại. Gọi chung những nhóm Lạc Việt từ các xứ: Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt [5].

(e)  Nhóm 5: Phần lớn từ những nhóm Việt từ miền rừng núi, thường gọi Âu-Việt, cộng với nhóm Để-Khương, cũng thường gọi đám Tây Nhung.

(f)   Nhóm 6: Khối người Đa Đảo, gồm cả nhóm Hắc Đảo và Nê-gri-tô (Hắc nụy). Khối người Đa Đảo ngày xưa còn có mặt ở miền biển và miền Nam Trung Hoa.

(g)  Nhóm 7: Hai tộc người bản-địa ở đảo Hải-Nam: Miao tộc và Li (Lê) tộc. Do ở vị trí gần gũi miền duyên hải Việt Nam.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Một cách tổng quát và đơn-giản:

 

1)     Tộc người Việt Nam được tiến tạo và hình thành từ chuỗi trình di dân và định cư của 7 khối tộc người chính yếu tóm tắt ở trên, hỗn hợp với những tộc người bản địa {8}.

2)     Những tộc người di dân phần lớn xuất phát từ nước Trung Hoa ở phía Bắc, nhưng mang chủng Việt, chứ không phải Hoa-Hạ.

3)     Những tộc người di-dân thuộc khu bọc bởi vòng tròn hay bầu-dục ê-líp (1-3-4) thường bao gồm các nhóm Lạc Việt chuyên sống ở vùng gần sông biển. Trong khi di-dân bọc bằng hình chữ nhật (2-5-7) thường quen sống miền rừng núi, có thành phần chủ lực là, và có thể gọi chung bằng, chủng Âu (Việt)

 

Tuy vậy, vấn đề Hoa-Việt & Việt-Hoa, vẫn luôn luôn mang tính hết sức phức-tạp. Bởi rất nhiều lý-do, xin trình bày như sau:

 

(i) Chính ở tộc người Trung Hoa, thuở xa xưa gọi tộc Hoa-Hạ, cũng là một hợp chủng. Ngày nay, họ thu gọn lại các tộc người đã tiến tạo nên Hoa tộc, và xếp thành 3 nhóm chính, biểu hiệu bằng 3 vị lãnh tụ: Hiên Viên, Thần Nông, và gần đây, Xy Vưu. Tương ứng với 3 thị tộc: Hữu Hùng Thị, Thần Nông Thị và 'Xy Vưu Thị'.

 

(ii) Thành phần cấu tạo nên Hữu Hùng Thị (Hiên Viên), tức tộc cốt lõi của người Hoa hiện cũng vẫn còn mơ hồ. Nhưng đại khái, chúng ta có thể biết có tộc người Hung Nô hay Mông Cổ, và Nhục Chi (Turkestan) ở trong đó. Thần Nông Thị, rõ rệt bao gồm: siêu tộc Khương, Thái-cổ, và Việt. Tất cả có xuất xứ từ phía Tây Tạng, với phần lớn hậu duệ là khối Bách Việt ở miền Hoa Nam. Còn Xy Vưu Thị, mang thành phần chủ lực là nhóm Cửu Lê, bao gồm 2 bộ phận chính: Miêu tộc và Lê tộc. Miêu tộc mang gối đầu gốc gác với khối người Tungus, bao gồm nhiều bộ tộc, trong đó có: Nữ Chân, Khiết Đan, và Mãn Châu ở phía Đông Bắc. Còn Lê tộc [Li zu], còn gọi người Hlai tức Lai Di, lại rất khó phân biệt với Khương tộc (và Thái cổ) ở phía Tây và Nam.

 

(iii) Đặc biệt nhất chính là người Hẹ, mà ngày nay người Hoa gọi là Hakka, tức Khách Gia. Chữ viết nguyên thủy cho bộ tộc này là mang rất nhiều phát âm. Những phát âm cho từ này, từ xưa đến nay gồm có:

- [Luo] tức Lạc, như họ của Lạc Long Quân => người Hẹ thuộc tộc Lạc Việt.

- [He] hay [Ho], tức Hẹ theo tiếng Việt. Riêng [Ho] cũng có thể đọc như [Hoa], chỉ tộc Hoa-Hạ, tức Trung Hoa. => người Hẹ thuộc tộc Hoa-Hạ.

- [Mo] hay [Ma], liên hệ gần gũi với [Miao] hay [Mao] hoặc 'Mộ-Dung' chỉ một bộ tộc Tungus (Đông Hồ) ở phiá Bắc, bà con với người Mãn Châu. Hoặc chính là Miao (Miêu) tộc, luôn luôn sống gần gũi với người Hẹ.

- [Hu] tức 'Hồ' theo âm Việt => chỉ người Hẹ cũng có thể người Hồ (Bắc Địch) - họ hàng với người Mãn Châu và Miêu tộc. Đồng thời cũng cùng gốc tổ với người Hoa và Việt.

 

Hoa tộc và Việt tộc, ở thời sơ khai, do đó có chung những gốc gác như sau:

 

1)     Gốc ở 2 nhóm Đông Di và Bắc Địch: Hai tộc người Hẹ và Miêu-Dao đều có mặt ở địa bàn Đông Di và Bắc Địch. Ở địa bàn Đông Di, họ còn mang tên nhóm Cửu Lê. Phía Bắc Địch, theo khám phá riêng của chúng tôi, người Miao-Yao mang DNA gốc của khối Tungus, tức Đông Hồ. Còn người Hẹ, chúng tôi cho rằng thuộc khối Đông Di,  rất có khả năng thuộc Việt tộc lưu lạc đến phía Bắc. Lãnh tụ Xy Vưu của khối Cửu Lê, ngày nay được xếp vào ghế thứ 3, của các thánh tổ Trung Hoa.

2)     Gốc Khương tộc: Qua những vị vua đầu đời như Đại Vũ [Da Yu] vua số 1 của 18 đời vua nhà Hạ. Khương tộc cũng là tộc người bản địa lâu đời nhất nhì ở Việt Nam. Thần Nông Thị, có DNA của người Thái cổ, từ lâu được xem như đại biểu của Khương tộc ở Trung Hoa. Thần Nông chiếm ghế thứ 2, sau Hiên Viên, của các thánh tổ nước Tàu. Thật ra, từ lâu người Hoa đã nhìn nhận Khương tộc là một trong những tộc người cốt lõi, thuở ban đầu, đã đóng góp tiến tạo nên người Hoa ngày nay.

 

Ở phía Tây Bắc và phiá Nam, tộc người Việt Nam cũng có bà con họ hàng với 2 thứ tộc bản địa: Thái cổ và Môn-Khmer (tức Để - Khương hay Hlai hay Lai Di (hoặc Lê tộc)). Tộc Thái-cổ thể hiện qua người Mường, các xứ Tây-Âu và Nam Chiếu. Đặc biệt Nam Chiếu, tức Điền Việt hoặc Đại Lý hay Vân Nam, xưa nay nổi tiếng chứa nhiều chủng tộc khác nhau nhất nhì Trung Quốc. Trong đó có tộc Khương (Hlai). Ở phía Nam, Chiêm Thành, gọi theo kiểu bây giờ Chăm hay Chăm-pa, mang liên hệ bà con qua người Môn-Khmer, tộc Việt bản địa tối cổ. Giống như liên hệ Hải Nam: Miêu và Lê.

 

Trở lại với truyền thuyết Hùng Vương, xin xem lại hai bảng tóm-tắt sau:

 

(a) Thánh-tổ:

Trung-Hoa

Triều-Tiên

Thái-Lan

Việt-Nam

Ghi-Chú

Hiên-Viên

Thần Nông

Xy Vưu (mới)

Xy Vưu

Thần Nông

? Thần Nông

? Xy Vưu

* nội tổ ông Lạc

* vua nhà Lý lập đền thờ, năm 1160.

 

(b) Thời đại huyền-sử với 18 đời vua, ở 3 nước Việt, Hàn và Hoa:

VIỆT

HÀN (Triều Tiên)

HOA

Hùng Vương

Hàn Hùng (Bai Dal) - Xy Vưu

Hạ (vua Đại Vũ)

2879-258 TCN

3898-2333 TCN

2200-1800 TCN

 

Từ hai bảng tóm tắt này, có thể nhận xét một vài điểm rất quan trọng:

 

1)     So với các nước Trung Hoa, Triều Tiên (Hàn), Thái Lan, nước Việt - nói theo 'nghi thức ngoại giao' - không có thánh tổ cỡ 'bự' ngang hàng với: Hiên Viên, Thần Nông, và Xy Vưu. Hùng Vương, và ngay cả Lạc Long Quân, hay Âu Cơ, theo vai vế vẫn thuộc hàng con cháu các thánh tổ: Thần Nông (Chanon) của Thái Lan, Xy Vưu (Chi Wu) của Triều Tiên (Cao Ly), và Hiên-Viên, Thần Nông, và Xy Vưu của Trung Hoa.

2)     Vấn đề thiếu thốn thánh tổ có vai vế ngang hàng với thánh tổ các nước láng giềng, có vẻ xuất phát từ sơ suất của các sử gia tiền bối, cộng với thiếu thốn hiểu biết về cội nguồn dân-tộc, cũng như ám ảnh về hội-chứng Hoa-Việt / Việt-Hoa.

3)     Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, tiền nhân vẫn có một thứ trực giác hết sức bén nhọn, tinh-vi. Đó là họ đưa thời điểm khởi sự thời Hồng Bàng của dân Việt, vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Tại sao như vậy? Bởi thời điểm khởi sự việc lập quốc {bao hàm ý niệm dân-tộc}, rất quan-trọng giữa các quốc-gia có quá trình phân-tranh lâu dài với nhau. Nếu dân-tộc xứ này dựng nước, sau một nước láng giềng đến 1000 năm trên, chắc chắn sẽ có lấn cấn về chuyện, dân-tộc này là hậu duệ dân-tộc kia. Hoặc nước này xuất phát từ nước kia, hay do nước kia thành lập. Như kiểu nhà ảo thuật Hùng Vương trong Đại Việt Sử Lược [14]. Các tác giả của truyền thuyết 'Con Rồng Cháu Tiên' như vậy đã hết sức cẩn thận. Họ vẫn giữ và theo sát bản chính truyền thuyết, xuất xứ từ khu vực Đông Bắc nước Tàu. Giữ vững thời đại lập quốc của 3 xứ Trung Hoa, Triều Tiên, và Việt Nam, trong khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Và chỉ đem thêm vào đó ý niệm Fast Forward, bấm nút vượt thời gian, cho Kinh Dương Vương xuất hiện vào thời Xuân Thu Chiến Quốc ở bên Tàu [11].

4)     Tuy nhiên, nếu nhìn toàn diện thánh tổ của các quốc gia như Thái Lan, Trung Hoa, và Triều Tiên, cũng như điểm giống nhau độc đáo về 18 đời vua tại Việt, Hoa và Hàn, chúng ta thấy dân tộc 3 xứ Việt, Hoa và Hàn có chung một thứ truyền thuyết về thời dựng nước hay nguồn gốc dân tộc, của cùng một nhóm tác-giả với nhau. Nói cách khác, dân tộc 4 nước Thái Lan, Việt Nam, Trung Hoa và Hàn (hay Triều Tiên) chia xẻ tình bà con với nhau ít lắm một thế hệ tổ tiên (bên nội hay bên ngoại), vào thời xa xưa.

5)     Dưới góc nhìn 'truyền thuyết có chung nhóm tác-giả', chúng ta có thể  nhớ tên gọi Miao-Yao, nhất là Yao, được một số phương ngữ phát âm như [Iu], theo kiểu Phúc Kiến, lột mất âm [Y] (tức [yờ]) đằng trước. Nhưng [Iu] lại có thể biến chuyển qua lại với [Âu], như kiểu: Andy Lau => De Hua Liu. Tân Trào => Thủy Triều. Nam Chiếu => Nan Zhao. Do đó có thể thấy [Âu] trong 'Âu Cơ' cũng có thể xuất phát từ tên gọi ban đầu của một tộc chủ lực trong nhóm Cửu Lê: 'Âu' => 'Yao' (Miêu-Dao) => 'Iu'. Tức chuyện tách rời 50 người con theo Âu Cơ cũng có thể đã đặt ra để miêu tả chung việc chia tay giữa nhóm người thích tiếp tục sinh sống ở địa bàn rừng núi, với nhóm người thích ứng được với đời sống ở miền đồng-bằng, gần sông biển. Tại Trung Hoa, việc chia tay đó đã thể hiện giữa người Miêu-Dao (miền rừng núi) và người Hẹ (du mục, miền đồng bằng). Đem sang xứ Việt, việc chia tay 50:50 đó, đã được xử dụng để ghi lại: (i) Chia tay giữa người Choang ở Quảng Tây, với tộc Thái-cổ chủ lực ở Quảng Đông, (ii) Chia tay giữ các tộc Thái + Lê + Miêu với người Lạc Việt ở vùng đồng bằng. Các tộc Thái, Lê và Miêu, với Thái chủ lực, sống biệt lập ở miền rừng núi, cùng với người Đa Đảo, lâu ngày trở thành người Mường.

6)     Thế người Hẹ là người Tàu thuần túy ban đầu, như nhiều trang mạng về Hakka thường xác định, hay là người Việt nguyên thủy? Trả lời câu hỏi này rất khó nếu dùng lô-gích nhị nguyên. Hoặc cái này hoặc cái kia. Tức theo kiểu thông thường, chỉ có 2 trị số zero (0) và Một (1), được dùng đến trong giải đáp. Hoặc Hoa hoặc Việt. Không có lưng chừng. Thử dùng lô-gích fuzzy. Lô-gích fuzzy cho phép ta dùng một trong dải trị số kéo dài, liên tục, từ 0 đến 1. Ta thấy: Hakka= một tộc Việt, có thể mang 'độ tin tưởng' khoảng 0.68 trong dải trị số biến đổi từ 0 đến 1. Và Hakka= Hoa, với trị số độ-tin-tưởng khoảng 0.50. Bởi những lý do chính sau đây:

·        Việt tộc có ít tộc người hỗn hợp hơn Hoa tộc. Việt có trên dưới chừng 5 tộc chủ lực, trong khi Hoa có thể đến 18 thứ tộc chủ lực (ban đầu) khác nhau.

·        Người Hakka hoàn toàn hoà mình thành người Việt, với sức nặng chủ lực nòng cốt. Mặc dù có thể ban đầu do sức ép: 'nhập gia tùy tục' do người Việt bản địa Môn-Khmer và Thái-cổ đòi hỏi. Ở Việt Nam, ít khi nghe nói đến cộng đồng người Hẹ riêng rẽ. Trong khi ở Trung Hoa, cộng đồng người Hẹ lên đến khoảng 35 triệu người, sống đan xen với các cộng đồng khác, nhưng với những biệt sắc rõ nét.

·        Địa điểm cuối cùng người Hakka dừng chân lại định cư, luôn nằm ở khu vực đông đảo những tộc Bách Việt, như: Quảng Đông (Meixian), Khương (Tứ Xuyên), Miao-Yao (Giang Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam), v.v.

·        Nhóm Đông Di, trong đó có người Hakka, ngày xưa có tục nhuộm răng xâm mình.

·        Phụ nữ Hakka không chấp nhận lối bó quặp chân như đàn bà Trung Hoa.

·        Trên toàn thế giới chỉ có người Việt mới gọi người Hakka (Khách gia) là người Hẹ. Đúng y hệt với tên cúng cơm, người Hoa Hạ (hay chính người Hẹ) gọi họ vào thời huyền sử xa xưa: [He] hay [Ho] {Hoặc [Mo] chỉ tộc Miao hay Mao} [12]. Tất cả những nơi khác, nhất là người Hẹ tại Trung Hoa ngày nay, đều gọi họ là Hakka, tức Khách Gia. Dù rằng trong chữ 'Khách' 客  có chữ 'Các' 各' dùng trong chữ Lạc chỉ sông Lạc hay họ Lạc của Lạc Long Quân {y hệt chữ [He] }, hoặc Lạc trong Lạc Việt, hay Lạc trong Lạc Hầu, Lạc Tướng.

 

Trước khi quan-sát âm 'cơ bản' của chữ 'Việt' trong 'Việt-Nam' chúng ta xin xem lại một lần nữa một vài từ thường cho là nôm-na nhất để tìm lại vết chân của người Việt cổ xưa.

·        Nẫu: Thuộc phương-ngữ xứ Quảng, mang nghĩa nguyên thủy: Nó, Chúng nó, tức Đại-danh-từ ngôi thứ 3. Tiếng Tàu chỉ có phương ngữ Ngô-Việt (Thượng Hải) dùng [Nong] thay cho [Ni] chỉ đại danh từ ngôi thứ 2: anh, chị, ông, bà, v.v. [Ni] viết như 你. Trong khi [Nong] viết 儂  hay theo kiểu đơn-giản: 侬  {[8]}. Nhưng âm [nong] cũng được dùng để chỉ 'Nó' - giống như âm tiếng Việt [nó]. [Nong] Thượng Hải => Anh/Chị hoặc: Nó. [Nong] chỉ là phát âm kiểu Thượng Hải hay Chiết Giang, và Quan-thoại - cho từ mang nghĩa 'Anh/Chị' hay 'Cô/Bác', hoặc 'Nó / Hắn / Cô ấy / Chúng nó'. Phát âm Quảng Đông cho [nong] 侬  là [nung] hay [lung]. Hakka (Hẹ) có hai lối phát âm chính cho [nong]: [Nung] và ... [Neu]-2. [Neu] chính là phát âm tiếng Hẹ của 'Nẫu', rất giống [nẫu] và mang ý nghĩa tương tợ => 'nó', 'chúng nó'. Mường gọi [pẫu].

·        Trey: Một từ Khmer (hiện đại) mang nghĩa 'cá' (fish).  Ngày trước tiếng Môn-Khmer có những từ chỉ Cá mang âm [ka] hay [kaq] hoặc [?ika:n], rất giống tiếng Việt. Riêng [ikan] cũng giống tiếng Chăm-cổ. [Trey] chỉ Cá chính là [Tre] trong 'Bến Tre' [6] (ban đầu, mang nghĩa: bến chợ Cá). Nhưng âm [Trei] chỉ là một âm quốc ngữ, hay Môn-Khmer. Tiếng Tàu không có âm bắt đầu với [Tr] này, như [Trei]. Âm tương đương của [Tr] trong tiếng Tàu thường là [zh] hay [Ts], hoặc [Ch]. Thí dụ: Trang (họ) => Trương => [Zhang]. 'Trang' tiếng Việt, mang âm [Zhang] tiếng Tàu (quan-thoại) và [Cheung] Quảng-Đông. Tra một quyển từ điển Quảng Đông hay quan-thoại ta sẽ thấy: Chữ  cũng mang nghĩa 'con Cá' có phát âm Quảng Đông là [zai] hay [tsai] và quan-thoại là [tsi] hoàn toàn tương đương với âm [trei] tiếng Khmer, ở âm lẫn ý nghĩa. Như vậy ta có thể thấy, người Môn-Khmer có mặt tại xứ Việt cổ lẫn xứ Tàu.

·        Ná = Nỏ: Tiếng Khmer là [sna]. Quan-thoại đọc [nu] 弩  . Quảng Đông: [nou]. Đặc biệt rất giống tiếng Hàn (Hán-Hàn): [no] {xem [8]}.

·        Hên = May. Tiếng Khmer là [hêng] [6]. Tiếng Tàu có một hai từ, có lẽ xuất phát từ các thứ tiếng Bách Việt. Từ 倖  Hakka phát âm y hệt [hen]. Trong khi Phước Kiến: [heng] giống như Khmer. Riêng 'May' hay 'May mắn' rất có thể có cùng gốc với: 蓂 , mà Quảng Đông và Quan thoại phát âm như [ming] hay [mi] (=> [may]). Còn Hakka phát âm khá gần 'mắn': [men]. Nhưng tiếng Tàu ngày nay thường dùng: 'hạnh vận' hoặc 'có phước' để chỉ sự 'may mắn'. 'Xui' hoặc 'rủi' cũng có từ mang âm tương tự trong các phương ngữ Hoa Nam, nhưng thay đổi ý nghĩa 180 độ: 瑞  mang nghĩa 'điềm hên', hoặc 'may mắn'. Hakka, Quảng Đông và Phúc Kiến phát âm [sui] hay [seoi] (=> xui) và Quan-thoại giữ [rui] như [rủi] tiếng Việt.

·        Ói = Ọc. Tiếng Khmer y hệt [bòng-ọc] [6]. Cùng gốc với tiếng Tàu 嗀  với phát âm Hẹ (Hakka) rất giống: [Ok], hoặc Quảng Đông: [hok]. Trong khi, 'Ói' tương ứng với 嘔  có phát âm Hẹ là [eu] và Quảng Đông [au] {[8]}. 'Khạc' cũng tương tự trong tiếng Tàu: 衉 với phát âm y hệt tiếng Hẹ: [khak]. Cũng giống y tiếng Thái (Lan): [khat]. Nhưng [khak] tiếng Tàu, có nghĩa thường dùng: 'khạc ra máu', 'ói ra máu', như 'thổ huyết'. 'Thổ' {tức [tu] 吐 } chưa được nôm-na-hoá như 'ói = ọc = khạc', nên thường được xếp như một từ 'Hán-Việt'.

·        Chia sẻ: ‘Chia xẻ’ trở thành chữ ‘Nôm-quốc-ngữ’ có lẽ do ở phân biệt ‘nhân tạo’ trong cách đánh vần giữa [sẻ] và [xẻ]. 'Chia sẻ' thường viết khác với 'chia xẻ', để phân biệt hai động từ, hai ý niệm hơi khác nhau trong tiếng Anh: 'to divide' (chia xẻ, chia cắt, chia chác), và 'to share' (chia sẻ, góp phần). Nhưng 'chia sẻ' lại mang trọn ý niệm của tiếng Hoa-Việt, tức tiếng Hán dùng ở bên Tàu mang ảnh hưởng khối Bách Việt. Ý niệm đó là ý niệm ‘chia cắt phần cho đồng đều’ (thông thường), chứ không theo ý niệm Tây Phương, trong đó ‘to share’ có thể không hàm ý một sự chia cắt, mà là đóng góp, hoặc cáng đáng chung một công việc, không nhất thiết phải đồng đều. Hai ý niệm hơi khác nhưng dùng chung một thứ từ. Nói theo kiểu triết lý nôm-na, 'chia sẻ' dựa nhiều hơn trên ý niệm thời điểm cuối: Chia sẻ lợi nhuận, trong khi 'to share' nhấn mạnh ở thời điểm ban đầu: Hùn hạp làm ăn, cổ đông viên, chia phòng thuê, chia cắt công việc. Tức ‘sẻ’ trong ‘chia sẻ’ mang nghĩa ‘xẻ’ như thường, và cũng có thể viết 'chia xẻ': [sẻ] = [xẻ] = [cắt] = [phân chia]. Tiếng Tàu cho ‘chia’ thường là 分  [phân], Quanthoại đọc [fen]. Hoặc 'cắt' 割 , hay 隔  phát âm y hệt tiếng Mân [kat], hay Ngô [kâ?], hoặc Hẹ [gak]. Rất giống, trong các thứ tiếng Ấn [kaatna] hay Bengali [kati], hoặc Đa Đảo [katim / kotiva], hoặc Chămpa [catwa] hay Khmer [cat]. ‘Chia’ hay ‘Sẻ’ có thể mang xuất xứ từ 除  hoặc 析 , đều mang nghĩa ‘chia’, mà Hẹ phát âm: [tsiu] hay [sit]. Hẹ ở Taiwan phát âm rất giống: [chied]. Quan thoại: [chu]. Quảng Đông: [tseoi] hay [tsyu] và [tsik]. Khá giống 'chia cắt' trong tiếng Myanmar: [pya-de]. Riêng [Sẻ] hay [Xẻ] có thể xuất từ 析  theo phát âm Mân: [sek], hay Hakka: [sak]. Tiếng Hàn có phát âm cho từ 除  là [tsey] rất giống [xẻ]. Đặc biệt từ người Hoa dùng để miêu tả ước muốn được chia phần nhiều hơn người khác là 貪  đọc theo Quảng Đông; [taam], Phúc Kiến: [tham], và chính là ‘tham’ trong tiếng Việt. Tiếng Thái Lan cũng có vẻ giống tiếng Việt trong việc không phân biệt giữa 'chia xẻ' và 'phân chia', hay 'chia cắt'. Họ gọi cả 'chia cắt' và 'chia sẻ' là [han] hay [baeng], nhưng cũng dùng [yak] cho 'chia phần'. Đặc biệt [baeng] cũng có gốc Hoa Nam: 攽  mang phát âm rất giống trong tiếng Quảng [baan] và Hẹ [ban]. Cũng có lối viết gần với 頒  [ban] mang nghĩa 'ban phát'.

 

Bây giờ xin xem lại âm chữ 'Việt' trong 'Việt Nam'. 'Việt' là kí âm kiểu quốc-ngữ cho chữ [Yue] viết theo Hán tự là 越  (Việt Nam và Ngô-Việt của Câu Tiễn) hay 粵, chỉ tỉnh Việt tức Quảng Đông. Người Mường phát âm giống như [Yịt] (vua Yịt Yàng = vua Việt mặc áo vàng), thiên về âm [Y] chứ không phải [V]. Người Nhật đọc theo kiểu [by] Nam bộ. Họ gọi 'Việt Nam' bằng: [Beto-Namu]. Quảng Đông, cũng tự gọi là 'Việt' viết theo bộ Mễ (gạo), phát âm như: [Yuet]. Câu hỏi xin đặt ra đây: Trước thời quốc-ngữ người Việt bản xứ, tự gọi họ là gì? 'Việt' hay 'Byiệt'?

 

Trước đây, việc trả lời câu hỏi này là một vấn-đề rất gay-go và hóc-buá. Nhưng ngày nay, khi chứng minh được tộc người Việt-Nam thật ra đã được tiến tạo và thành hình qua cả nghìn năm hợp chủng, vấn-đề trở nên đơn-giản hơn xưa rất nhiều. Câu hỏi do đó có thể thu gọn thành: 'Tộc Việt nào đã phát âm như 'Yuệt' hay 'Byiệt', và những tộc nào đã nói như 'Việt' hay 'Wiệt'?"

 

Trước hết chúng ta đưa ra nhận xét:

Đối với các từ Hán có âm bắt đầu bằng [Y], thông thường khi cả hai phía, quan thoại và quảng đông, đều dùng âm [Y], khi chuyển sang Việt ngữ, sẽ chuyển sang âm [D]. Thí dụ:

 

Do Thái= [you tai]. Doanh nghiệp= [ying ye]. Doanh thương= [ying shang]. Dung dich= [rong yè]. Du lịch= [yu lì]. A dua= [a yú]. Tình dục= [qíng yù]. Du thủ du thực= [you shou yóu shí]. Duyên phận= [yuan fen]. Duyệt= [yué]. Dư âm= [yu yin]. Dư luận= [yú lùn]. Dì= [yí]. Diễn viên= [yăn yuán]. Ẩn dật= [yin yì]. Dưỡng dục= [yang yu]. Dương= [yang]. Dạ (đêm)= [ye]. V.v.

 

Âm [D] tiếng Việt lại có 2 cách phát âm, phản ánh kiểu đa số các phương ngữ ở Hoa Nam (D = Y), và phản ánh kiều Hakka. Kiểu Hakka có thể chuyển tất cả âm [Y] sang qua [Dz]: dzuyên dzáng, anh dzũng, người Dzao (Yao),...

 

Nhưng không phải âm [Y] nào tiếng Tàu cũng chuyển thành âm [D] qua tiếng Việt. Có một vài lối ngoại lệ. Trong những ngoại lệ đó, [Y] quan-thoại, khi chuyển sang tiếng Việt, sẽ chuyển thành âm [V]. Thí dụ:

·                Yue-Nan: Việt Nam

·                Wang Yu: Vương Vũ (đáng lẽ Vương Yũ hay Vương Dũ)

·                Gong Yuan: Công viên (thay vì: công yiên hay công diên)

·                Yu zhou: Vũ trụ (đáng lẽ: Dũ trụ / yũ trụ)

·                Yuan zhu: viện trợ (đáng lẽ: yiện trợ / diện trợ)

·                Yong bie: Vĩnh biệt (đáng lẽ: yĩnh biệt / dĩnh biệt),. . . v. v. . . .

 

Xin nhắc lại:

·                Hiện tượng biến chuyển thông thường: [Y] quan thoại pinyin sang [D] tiếng Việt. Thí dụ: Yang Yu => Dưỡng Dục.

·                Ngoại lệ: [Y]  pinyin quan-thoại biến ra [V] khi sang tiếng Việt: [Yue]=> Việt. Thí dụ: Xiang Yu=> Hạng Vũ; Gong Yuan=> Công Viên; Yun (Mây)=> Vân.

 

Muốn quan-sát thật kỹ biến chuyển từ âm [Y] trong quan-thoại sang [V] tiếng Việt, trong chữ 'Việt', xin xem Bảng I, đối chiếu từ tiêu biểu cho ngoại lệ '[Y]-Hoa => [V]-Việt'.

 

Xem từng cột một, và tập trung ở so sánh cột 2 và  5, ta thấy:

 

·        Phát âm tiếng Hakka (Hẹ) vẫn giữ vững khuynh hướng đổi âm [Y] sang [Dz], như trong tiếng Việt (D). Tuy nhiên ký âm a-b-c cho tiếng Hẹ dùng chữ [Z] chứ không phải [Dz] như kiểu 'Dzũng' tiếng Việt: 'vưu' = [you]=> [zu], 'viết' [yue]=> [zet].

·        Tiếng Quảng Đông (hiện đại) có vẻ theo sát âm quan-thoại, giữ vững [Y]. Trừ trường hợp 'vĩnh' như tiếng Việt: [yong] => [wing]. Ngoài ra, không liệt kê trong bảng: 'vân' (mây / Khmer: mek) = [yun] (quanthoại) => [wen].

·        Phát âm Ngô-Việt cho thấy mang chút ảnh hưởng tiếng Mân (Phúc Kiến) bằng cách lột mất âm 'yờ' tức [Y] để nguyên-âm đứng đầu, theo kiểu tiếng Mân và tiếng Việt: [yêu] đọc như [iêu].

·        Trong khi tiếng Mân, giống như tiếng Việt, âm [yờ] quan-thoại (tức [Y]) hoàn toàn bị lột mất, chỉ còn để nguyên âm: người [Yao] => người [Iu]. Chi You => Chi Iu. [vũ] / [yu] => [u] {cái ô (dù) xuất phát từ âm [u] này}.

·        Tiếng Hải Nam (cột 9) cho thấy mang ảnh hưởng vừa của nhóm Hakka ([Y] => [Z]), vừa của âm Quảng-Đông cổ ([Y] => [U] hay [W]), ở thế kỷ 19 theo từ điển của Roy T. Cowles [7]. Rất có khả năng từ điển của Roy T. Cowles đã dựa vào một tiểu chi nào đó của phương ngữ Quảng Đông, mang ảnh hưởng tiếng Triều Châu - Phúc Kiến.

·         Âm Quảng-Đông khoảng thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (cột 11) cho thấy khá giống kiểu biến đổi [Y] sang thành [V] của tiếng Việt. Và rất giống [W] tiếng Hán-Hàn (cột 8)

 

Hán

Việt

Hẹ

QT

Ngô

Mân

Hàn

HN

CS

QĐx

HTC

GHI CHÚ

     1

   2

     3

    4

    5

    6

    7

   8

   9

 10

 11

12

      13

vưu

zu

Yau

you

Iw

iu

wu

ziu

iou

yau

hjuw

Xy Vưu

 

viên

zen

Yun

yuan

yO

oan

wen

zoan

yen

uen

wen

nhân viên

zi/ zu

Yu

yu

y

u

wu

zi

yi

ue

wo

hoàn-vũ

viện

zen

Yuen

yuan

yO

uan

wen

zoan

yen

uen

wen

viện trợ

vừa

zeu

Yau

you

Iw

iu

wu

ziu

iou

yau

hhew

hựu H.V.

vĩnh

zun

Wing

yong

iong

eng

yeng

zong

in

wing

waing

vĩnh biệt

viết

zet

Yoek

yue

yI?

uat

wal

ziet

ye

uet

wet

nói (cổ)

Việt

zat/zet

Yuet

yue

yI?

Uat

wel

zuat

ye

uet

wet

=vượt

zi / yi

Yu

yu

y

u

wu

zi

yi

ue

hhu

Mưa

viễn

zen

Yuen

yuan

yO

hưng

wen

wui

yen

uen

wen

= xa

viên

zen

Yun

yuan

yO

iN

wen

wui

yen

uen

wen

sân / viện

viên

zen

Yun

yuan

yO

iN

wen

wui

yen

uen

wen

công viên

zi/ ri

Yu

yu

yu

u

wu

zi

yi

ue

wo

lông chim

BẢNG I: ĐỐI CHIẾU [Y] => [V]. Chú Thích: (a) QĐ = Quảng Đông. QT = Quan-Thoại (pinyin).  Ngô = Ngô-Việt => Giang Tô, Chiết Giang & Thượng Hải. Mân = Phúc Kiến + Triều Châu. Hàn = Hán-Hàn (Sino-Korean). HN = Hải Nam. CS = giọng Chang-Sha (tỉnh Hồ Nam). QĐx = phát âm Quảng-Đông vào đầu thế kỷ 20, theo từ điển của Cowles [7].  HTC = tiếng Hán thời Trung Cổ (thế kỷ 6-9). (b) Tiếng Hmong: Vưu = [zoo] giống Hakka, Viên (chức) = [vaj] giữ âm [v], [j] cuối là dấu. Viên (vườn, công viên) = [vaj]. Vừa {[you] quanthoại} = [tbya-m], giống [byừa] Nam-bộ, [m] là dấu (thinh).

 

Xin xem tiếp Cột 12 nối tiếp (cột HTC), trình bày phát âm tiếng Tàu thời Trung Cổ (đời nhà Tùy - Đường), thế kỷ 6-9. 

 

Như chúng tôi vẫn thường đề cập, lối truy tầm lại âm tiếng Hán cổ và Trung-cổ đều dựa vào những giả định hàm chứa rất nhiều dấu hỏi. Bởi những âm này dựa trên âm các tiếng Hán-Hàn, các phương ngữ Hoa Nam, và chính tiếng Việt Nam. Giả định này do đó xây dựng trên cơ bản là những nơi này, xưa nay, nói tiếng Tàu 'đúng phong phóc', và vẫn giữ âm xưa cũ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin trích dẫn ra đây [9] để cho thấy vấn đề truy tầm âm cổ, hoặc Trung cổ, là như vậy. Rất giống âm, và dựa trên, tiếng Hàn và Việt, và không phải học-giả người Hoa nào cũng hâm mộ các âm Hán cổ truy tầm theo kiểu này. 

 

Nhìn chung bảng đối chiếu từ mang âm [Y]-quan-thoại sang [V] tiếng Việt, ta thấy:

 

·        Tiếng Chang-Sha (Trường Sa) tại Hồ Nam (cột 10), mang chút ít ảnh hưởng tiếng Mân: Lột âm [Y] (yờ) trong 3 từ: [you] => [iou] (vưu), [yong] => [in] (vĩnh), và [you] => [iou] (vừa). Nhưng hoàn toàn không liên hệ đến âm [V] tiếng Việt.

·        Biến chuyển [Y] sang [V] rất giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hàn (cột 8). Tuy vậy kí âm [V] tiếng Hàn lại là [W].

·        Âm Quảng Đông khoảng đầu thế kỷ 20 (cột 11), cũng chia sẻ một số âm đầu bằng [U] giữa âm [V] và [W], rất giống biến chuyển từ [Y] quan-thoại sang [V] tiếng Việt.

·        Kế đến là âm tiếng Mân, tức Phúc Kiến - Triều Châu (cột  7). Một vài âm rất quan trọng, như: Việt [yue] => [Uat]. viết [yue] => [uat]. viện [yuan] => [uan]. viên [yuan] => [oan], cho thấy, rất có khả năng các kí âm dùng [V] trong tiếng Việt, cho nhóm chữ ngoại-lệ từ âm Hoa [Y] ở trên, đã dựa vào âm người Việt có gốc xứ Mân.

·        Một vài chữ Hmong trùng hợp (phần Chú Thích), cho thấy tiếng Hmong khi mang ảnh hưởng giao tác với tiếng Hán, cũng mang biến chuyển giống tiếng Hakka [Z], và tiếng Triều Tiên, nhưng dùng chữ [V] hay âm [By] kiểu phía Nam.

·        Ngoại-lệ biến chuyển âm [Y]-Quanthoại thành ra [V]-Việt, do đó có thể đã kéo dài dọc theo miền biển, từ khu vực Sơn Đông - Triều Tiên (Hàn) kéo đến miền biên giới Phúc Kiến và Quảng Đông. Dân (Bách) Việt ở miền trong, từ khu Hồ Nam xuống miền Tây Nam (Vân Nam) có vẻ theo lối phát âm Hồ Nam - Hồ Bắc và quan thoại. Tức giữ vững âm [Y] cho những từ ‘ngoại lệ' tiêu biểu kể trên.

·        Như vậy có thể thấy, chuyển âm [Y] thành [V] có khả năng phản ánh việc di-dân hay chạy giặc hoặc thiên đô, của khối người có liên hệ đến dân Triều Tiên, hoặc đám Cửu Lê gốc Việt từ phía Đông Bắc nước Tàu. Chạy xuống định cư ở khu vực Phúc Kiến - Triều Châu, và miền Đông tỉnh Quảng Đông.

·        Các tôn-sư quốc ngữ khi cho âm [V] vào các từ 'ngoại lệ' (về [Y]) ở trên, nhất là trong chữ 'VIỆT', có lẽ đã dựa trên phát âm có tính phương ngữ của nhóm di dân từ hướng Đông Bắc này.

 

CẢM TẠ: Chúng tôi chân thành cám ơn Tiến sĩ Yun Ji Wu, Asian Institute, University of Melbourne đã cung cấp tài liệu về phát âm Chang-Sha trình bày trong bài này. 

 

21 tháng 8, 2006

NN.

GHI CHÚ

 

[1] Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về việc tạo nên nhóm ngôn-ngữ Altai. Đặc biệt nếu bao gồm cả tiếng Hàn, tiếng Nhật và... tiếng Mã Lai. Lý do: Một trong những điểm đặc trưng của tiếng nói dân miền Tungus, chính là tính chất 'agglutinative' - có nghĩa từ mới có thể được tạo nên bằng cách 'kết dính' hai ba từ với nhau. Nhiều khi theo kiểu 'tiếp đầu ngữ', 'tiếp vĩ ngữ'. Thí dụ: rumah = nhà => rumah-rumah = nhà nhà => nhiều nhà. Makan= ăn => memakan = đang ăn => makanan = thức ăn, đồ ăn. Sapu = quét => penyapu = cây chổi. Gunung = núi => gunung-ganang = núi-non = nhiều núi (rặng núi).

[2] Các nước như Thái, Trần, Trịnh, Vệ, v.v., ở thời Xuân Thu, đều có địa bàn xưa nằm tại khu vực các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, gần sông Hoàng Hà.

[3] Websites: http://www.geocities.com/kaoly_y/HistoireCultureLanguage/ZhangXiaoEnglish112603.html

http://www.uglychinese.org/prehistory.htm

http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/Zhuang1.htm

http://www.rogerblench.info/Archaeology%20data/CH4-BLENCH.pdf

http://en.wikipedia.org/wiki/Hmong_people

[4] Nguyễn Khắc Ngữ (1981) Mỹ thuật cổ-truyền Việt-Nam. Tủ Sách Nghiên Cứu Sử Địa (Montreal - Canada). Trang 72, có trình bày hình vẽ thanh quất đào được tại Sơn Tây (VN) với chuôi khắc hình 3 mặt người và hình mặt trời giống y hệt một thanh quất tìm thấy ở Hà-Nam, phía Bắc Trung Hoa.

[5] Đông Việt chính là quê hương của Từ Hải trong truyện Kiều. Nằm trong khoảng Giang Tây và An Huy ngày nay.

[6] Nguyễn Hữu Phước (2006) Chữ Việt gốc Kampuchia. Trong: Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai - Cửu Long. Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation ấn hành. Số 4 - Tháng 7, 2006.

[7] Roy T. Cowles (1914 ) A Pocket Dictionary of Cantonese. Hongkong University Press - Ed 1999

[8] http://www.chineselanguage.org/cgi-bin/dict.php

[9] http://www-personal.umich.edu/~wbaxter/etymdict.html

http://starling.rinet.ru/cgi-bin/query.cgi?flags=eygtnnl&basename=%5Cdata%5Cchina%5Cbigchina&recode=yes&hiero=gif

[10] Cũng bởi khối Cửu Lê có bao gồm người [Hlai] tức Lê [Li] tộc - tộc người của Lý Phật Tử - nên Cửu Lê đôi khi cũng gọi Lai Di. Tức nhóm Đông Di mang tộc Lai (Lê).

[11] Kinh Dương Vương, có thể bao hàm ý nghĩa ông vua cai trị hai Châu: Kinh và Dương. Châu Kinh tức nước Sở ban đầu, ở khu vực Hán Thủy, và tỉnh Hồ Bắc. Châu Dương, bao gồm các nước Ngô và Việt ở miền biển sau khi bị Sở thôn tính.

[12] Tiếng Hẹ có nhiều từ phát âm giống tiếng Việt một cách kì lạ. Sơ sơ: Nguyễn => [Ngien]- Hakka. Vua Nghiêu => Ngieu (trong khi Quanthoại đọc [Yao]). Vách (Nambộ: [byách] => [biak] Hakka. Độc đáo nhất: Đổi âm quanthoại [W] => [V] và [Y] => [Dz].

[13] Tròng = đội trên đầu. Một từ mang gốc Hmong-Mien: [ntaeng] hay [tjong].

[14] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM.

 

Nguyên Nguyên