Đôi Dòng ....

 

Phạm Anh Dũng hội tụ được cả yếu tố âm thanh, phối âm, hòa âm,nhạc khúc, lời ca và cảm xúc, tình tự của giọng ca. Toàn bộ có những lúc không bốc, nhưng chín, vững, làm cho phải nghe hết.Và yêu mến .

Nguyên Sa
Nguyệt san Dân Chúng ,tháng sáu 1992

o O o

Vào những ngày đầu xuân ,khí hậu Cali hanh lạnh, khu Sàigòn Nhỏ tràn ngập những chậu hoa rực rỡ,những bóng dáng yêu kiều với tà áo dài đủ màu (..), tôi đón nhận những "tình khúc hồi hương "của Phạm Anh Dũng .

Tình ca Phạm Anh Dũng chứa cả một bầu trời tâm sự lãng mạn ,hiếm có của người y sĩ. Anh tốt nghiệp Đại Học Y Khoa SàiGòn ,đang hành nghề tại Santa Maria, và mặc dù rất bận với y nghiệp, anh vẫn tham gia sinh hoạt văn nghệ ...

Tình ca Phạm Anh Dũng đã là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có trong giới y sĩ nói riêng và làng ca nhạc Việt Nam hải ngoại nói chung ...

Đặng Đức Nghiêm
Đặc san y sĩ hè 1992
 

 o O o

Cảm tưởng của Phạm Duy
Khi nghe 12 Tình Khúc Phạm Anh Dũng
(đề tựa cho tập nhạc Tình Khúc Hồi Hương )

Đã lâu lắm rồi ,tình khúc Việt Nam không còn chất lãng mạn như trong thời tiền chiến, nghĩa la từ khi Tân Nhạc mới khai sinh ,khi cuộc đời còn quá nhiều thi vị .để vừa thấy bóng ai qua thềm (Văn Chung )thì tâm hồn anh vội vàng đi tìm em (Dương thiệu Tước )hoặc khi trời khuya thanh vắng em ngồi bờ sông thì anh tới bên em để dưới đá ghi lại những lời hôn phối ước chung một lòng son (Lê Thương )!Thời tình lãng mạn đó ,than ôi,như bóng câu qua cửa sổ,vì khi cách mạng ùa tới ,tình khúc mượt mà êm dịu như Bến xuân ( Văn Cao )phải đổi thành đàn chim Việt ,chiến tranh nổi lên và kéo dài thì tình khúc nếu không phải tình ca của người mất trí thì cũng như trái phá con tim mù lòa ( Trịnh Công Sơn )! Hoặc chỉ là tình dục với những đôi tình nhân cho nhau lần cuối, trong vũng lầy của chúng ta ( Lê Uyên Phương ).

12 tình khúc của Phạm Anh Dũng ,phần nhiều là thơ phổ nhạc ,ra đời vào đầu thập niên 90 này ,cho tôi cảm tưởng có sự quay về với nhạc tính lãng mạn quý báo sau đúng nửa thế kỷ lạc loài .Nhạc sĩ và những thi nhân của 12 tình khúc tân-lãng-man (néo-romantique) muốn đưa em về giòng sông xưa , về con đường lá biếc,về ngang xóm cũ,về Sài Gòn có phố vắng Duy Tân trong mùa mưa ,về với người tình ngồi hong tóc,về với tháng ba,trời ngoan hiền để cùng em nhớ nắng thuở tiền duyên,về mùa thu mơ,nai vàng đạp lá hay về đêm đông lạnh ,trời mưa xuống ,về với nắng xuân xưạ..nhất định phải về ,bởi vì:

Em đi chim bặt lời ca
Em về chim hót mặn mà yêu đương

Nhạc điệu của những tình khúc trở về nguồn ân ái xa xưa này cũng đi theo với lời thơ,nghĩa là cũng giản dị,nhưng nồng nàn,không cầu kỳ nhưng nhạy cảm.Qua biết bao nhiêu năm tháng ngụp lặn trong biển nhạc dữ dằn,có lẽ đây là lúc ta phải trở về với nguồn suối nhạc trong trẻo...

Tôi cám ơn Phạm Anh Dũng và các bạn thơ đã giúp tôi trở về vớitình cảm trẻ trung rất cần thiết qua tập nhạc này.

Phạm Duy
Thị Trấn Giữa Đàng
Tháng 10,1991

o O o

Phạm Anh Dũng cho thâu băng những nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, Du Tử Lê, Y Dịch, Bích Huyền ...với hòa âm tuyệt cú mèo của Duy Cường. Hơn ai hết , họ Phạm không chỉ trân trọng với tác phẩm của mình mà ông còn trân trọng với thi ca ,với những tiếng hát mà ông cho rằng,nếu không có ,cuộc đời ta sẽ buồn tẻ bao nhiêu !

Du Tử Lê
Tạp chí Văn Nghệ,tháng sáu 1993
 

o O o

Mười hai tình khúc của Phạm Anh Dũng ,phần nhiều là thơ phổ nhạc ,ra đời vào đầu thập niên chín mươi này ,cho tôi cảm tưởng có sự quay về với nhạc tình lãng mạn quý báu sau nửa thế kỷ lạc loài.

Nhạc điệu của những tình khúc trở về nguồn ân ái xa xưa này cũng đi theo với lời thơ ,nghĩa là cũng giản dị nhưng nồng nàn,không cầu kỳ nhưng nhạy cảm.Qua biết bao nhiêu năm tháng ngụp lặng trong biển nhạc dữ dằn ,có lẽ đây là lúc ta phải trở về với nguồn suối nhạc trong trẻo ...

Tôi cám ơn Phạm Anh Dũng và các bạn thơ đã giúp tôi trở về với tình cảm trẻ trung rất cần thiết qua những bản nhạc này.

Phạm Duy
Thị trấn Giữa Đàng ,tháng Mười 1991