CÁC LỄ HỘI Ở ĐỨC

 

 

Phóng viên Minh Nguyệt đài Úc Châu http://www.abc.net.au phỏng vấn

Nguyễn Quý Đại ở Munich về hội ở Đức

 

Lễ Hội Hoá Trang KARNEVAL

Minh Nguyệt : Xin Anh cho biết về nguồn gốc của lễ hội?

 

-Người Ai Cập với nền văn hóa Isis mừng ngày sinh của Horu vào ngày này và người Ấn Độ mừng ngày sinh của Thần Ánh Sáng. Người La Mã (Roma) bắt đầu lễ Sarturnalien để kính Thần Saturn, Thần mặt trời Người Germanen từ vùng Bắc Đức đến các nước Bắc Âu cử hành lễ "Giữa Đông" (Mittwinterfest) hay Julfest.

 

Vào thế kỷ thứ 18 mùa chay (Fastenzeit/ period of fasting) trước 40 ngày lễ Phục sinh (Ostern/ Easter) ở Đức có lễ hội Hoá trang Karneval có nghiã là : carne vale / Fleisch lebe wohl = tạm biệt thịt. theo truyền thống đạo đức của Kitô giáo, sự sám hối, quyết định từ bỏ con đường tội lỗi, bao gồm việc hãm mình, ăn chay không ăn thịt nhưng được phép ăn cá .

 

MN : Diễn tiến của lễ hội:

 

-Các quốc gia ở Âu Châu có lễ hội hoá trang, nhưng tuỳ theo phong tục mỗi điạ phương tổ chức ngày lễ với những nét đặc thù riêng. Lễ hóa trang ở Đức tổ chức lớn ở các thành phố : Koeln, Duesseldorf, Mainz (thuộc Tiểu bang Westfalen)

 

MN : Karneval diễn ra lúc nào?

 

-Các thành phố khác như Munich, Berlin cũng có lễ hoá trang từ ngày thứ hai trước lễ tro (1) cho đến ngày cuối cùng lễ hoá trang thứ Tư tuần Thánh tức ngày đầu tiên trong mùa chay (46 ngày trước lễ Phục Sinh.)

 

MN: Kéo dài bao lâu và nhộn nhịp nhất vào thời gian nào?

 

-Lễ Hoá trang năm nay từ thứ Hai (Rosenmontag/ Monday preceding) ngày 23 đến ngày thứ tư 25 tháng 2 (Aschermittwoch/ Ash Wednesday)

MN: Khung cảnh lễ hội:

 

- Trong những ngày Đông giá lạnh, lễ Giáng sinh và năm mới trôi qua, đến ngày 14 tháng hai kỷ niệm lễ Valentintag „ Ngày của tình yêu và tình gia đình". không vui nhộn như mùa lễ hoá trang Karneval. Các cửa hàng bán áo quần, mũ, mặt nạ, đầu tóc giả các mỹ phẩm để vẻ mặt ..Các trẻ em ở nhà trẻ thường đòi mua áo quần để tham gia ngày lễ nầy,

 

MN: Những người tham dư lễ hội ăn mặc như thế nào, làm gì ?

 

-Sinh hoạt trong mùa lễ hội rất vui người giàu, nghèo, vua chuá đều giống nhau khi đã đeo mặt nạ, bộ râu dài tới ngực ..làm một hiệp sĩ, hay một con quỷ dữ .Mũ, nón, Y phục thường là những bộ áo quần nhiều màu sắc rực rở chỉ dùng cho mùa lễ hoá trang. Trong 3 ngày lễ người nào không vẽ mặt đi dạo phố sẽ bị các nhóm trẻ nghịch lấy sơn (loại mỹ phẩm để hoá trang có thể chùi hay rưả sạch ) bôi vào mặt, dù thích hay không người ta đều nở một nụ cười .

 

 

MN : Các đoàn xe hoa được trang hoàng ra sao?

 

-Vào ngày thứ Hai (Rosenmontagszug/ carnival parade wich takes place on the Monday preceding Ash Wesnesday) bắt đầu lễ hoá trang ở thành phố Koeln theo truyền thống từ năm 1823 đến nay đã có khỏang 160 Hiệp hội tham gia ngày diễn hành những đoàn xe hoa dài, các xe được hoá trang nhiều kiểu khác nhau làm cho mọi người thích thú với những nghệ thuật trang trí mới lạ như con khủng long, con chim một con rồng to lớn, hay những hình tượng dí dõm..Hình thủ tướng Gerhard Schroeder ngồi đánh bài với Puttin, trong lúc hình thủ tướng tiểu bang Bayer Ông Stoiber ngồi uống bia. Trên xe cũng như đoàn người tham dự đều hoá trang rất đẹp, dù thời tiết lạnh nhưng những thiếu nữ khoả thân đứng trên xe hoa nhảy múa đầu đội mũ có lông chim dài nhảy múa trên xe và ném kẹo, bánh, bông xuống cho người đứng hai bên đường chào đón đoàn xe đi qua, và những đoàn người diễn hành đủ màu sắc với những ban nhạc lớn kèn đồng óng ánh tiếng nhạc tiếng người hoà nhau vui nhộn. Từ thứ hai ngày 23/2/2004 cho đến thứ Tư 25/2/2004 các cưả tiệm đều đóng cửa ở các thành phố như : Koeln, Mainz vui chơi ngày hội, học sinh trong các tiểu bang đều nghỉ 1 tuần từ ( 23 /2 đến 27/2)

 

Trong những hội trường lớn những đoàn vũ công trẻ trung xinh đẹp, những chú hề làm cho mọi người cười muốn vở bụng, các ban nhạc lớn trình bày qua nhiều tiết mục khác nhau, trong những ngày nầy được trực tiếp chiếu trên các đài tuyền hình.

 

MN. Phần Karneval dành cho trẻ em (tổ chức ngày nào? Có gì đặc biệt không?)

 

-Phần hoá trang trẻ em trong thời gian còn ở trong nhà trẻ, đi học thì không bắt buộc phải làm, Tuỳ theo kinh tế mỗi gia đình mua y phục đắc tiền cho ngày hoá trang, hay chỉ cần một cái mặt nạ cũng được

 

MN Phần Karneval dành cho phụ nữ:tổ chức ngày nào?

 

- Theo truyền thống thì ngày thứ Năm một tuần trước ngày thứ Hai lễ tro vì có tính cách Tôn Giáo, làm cho thính giả khó hiểu lễ tro hay tuần Thánh là gì ? nếu không theo đạo Thiên Chuá giáo. Thí dụ năm nay lễ hoá trang bắt đầu ngày thứ Hai 23 tháng 2. thì ngày thứ Năm trước đó tức ngày 19/2 là ngày lễ dành cho quý bà quý cô.

 

MN . Nghe nói trong ngày này, phụ nữ được quyền làm "xếp"?

 

-Vâng đúng vậy, xã hội Tây phương bình đẳng, người Đàn bà được tôn trọng, không có cảnh vợ làm tôi tớ cho chồng !! Nhưng ngày nầy các ông phải vào bếp nấu ăn (một năm chỉ có một lần cũng không sao) Nếu nấu không ngon mời bà xã đi ăn nhà hàng, nếu tiếc kiệm thì nấu một tô mì gói cũng xong.

 

MN. Họ vẫn giữ truyền thống cắt cà-vạt của đàn ông phải không? Ý nghĩa của việc cắt cà-vạt này?

 

- Đã gọi truyền thống thì không thể thay đổi, vào ngày nầy nếu Đàn ông cần thiết phải thắt Cà vạt đi làm, thì nên chọn cái nào rẻ tiền và cũ nhất lở có bị các cô cắt thì hai bên cùng vui.. chỉ được phép cắt cà vạt không được phép khác cắt cái khác !! Về ý nghiã tại sao cắt tôi chưa thấy trong tài liệu nào nói đến việc nầy.

 

Lễ Hội Bia OCTOBERFEST

 

về đêm ánh đền màu rực rở ở lễ Bia

 

MN : Nguồn gốc:Tại sao lễ hội được đặt tên là Octoberfest? Lễ hội diễn ra ở đâu?

 

-Trước khi trả lời về nguồn gốc về lễ hội Octoberfest là lễ bia tháng Mười tại thành phố Munich thuộc miền nam Đức, xin giới thiệu về thành phố nầy tôi đã sống và hội nhập 24 năm qua hàng năm thường tham dự lễ Bia nỗi tiếng thế trên giới. Muenchen/ Munich là thủ phủ cuả tiểu bang Bayern /Bavaria dân số trên 1.3 triệu người là trung tâm của văn hoá và nghệ thuật. Cùng chung Tổng giáo phận thiên chúa giáo Munchen và Freising, có những cơ quan nghiên cứu về khoa học nghệ thuật Max- planck Institute từ năn 1759, các đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ,, từ năm 1826, còn lại nhiều di tích lịch sử, những nhà thờ, lâu đài từ thế kỷ thứ 15. Dù trải qua đệ nhị thế chiến thành phố nầy bị Đồng minh ném bom tàn phá hư hại hơn 50 % Thế vận hội Olympia tổ chức vào mùa hè năm 1972. hãng sản xuất xe BMW được nhiều người ưa chuộng

 

MN : Tại sao đăt tên là là Octoberfest

 

- Hàng năm tuần cuối tháng 9 và đầu tuần tháng 10 thường tổ chức lễ Bia trong 16 ngày, nên gọi là lễ Bia tháng 10. Theo lịch sử ngày xưa lễ cưới của hoàng tử Ludwig (sau nầy là vua Ludwig đệ nhất) và công chúa Therese von sachsen- Hildburghauen ngày 12 tháng 10 năm 1810. Được tổ chức lễ lớn mừng cô dâu chú rể, sau đó đã trở thành phong tục lễ Bia tháng 10. Trải qua thời gian nhiều thay đổi, từ năm 1870 bắt đầu có những lều Bia lớn được dựng trên cánh đồng cỏ xanh tươi, còn lại cho đến ngày nay

 

Qua những giai đoạn lịch sử lễ hội Bia tháng 10 đã bị gián đoạn 24 lần không tổ chức được bởi vì chiến tranh các nạn dịch tả (Cholera), sự lạm phát (Inflantion) Các năm được nhắc lại trong lịch sử như sau : năm 1870 xảy ra chiến tranh Pháp-Đức, năm1873 dịch tả từ năm (1914- 1920) thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ 2 (1939-1948).

 

Mở đầu lễ Bia theo truyền thống tại Munich thường diễn hành từ 10 giờ sáng xe ngựa, người diễn hành mặc sắc phục cổ truyền của từng vùng trong điạ phương đàn ông quần da ngắn tới đầu gối, đội mũ có lông gà hay lông chim, đàn bà áo hơi hở phần trên ngực, ríp có miếng yếm cột ngang bụng dài xuống tới chân khoảng 150 nhóm khác nhau diễn hành phô trương đời sống như các ngành tiểu công kỷ nghệ, nông nghiệp..những đoàn nhạc cổ truyền, những đàn ngưạ to lớn chở những thùng Bia, kéo những khách danh dự như Thủ tướng tiểu bang, thị trưởng thành phố, những đoàn diễn hành về cánh đồng cỏ gọi là Theresienwiese rộng 31 Hectar nơi tổ chức Lễ Bia. Người dùng búa bằng gổ để đóng vòi vào thùng Bia đầu tiên phải là ông thị trưởng cuả thành phố, sau đó hàng loạt các thùng Bia được mở ra cho ngày Hội.

 

MN.: lễ Bia năm 2003 là lần thứ mấy đã được thực hiện

 

-Năm 2003 lễ Bia lần thứ thứ 170. Nếu tính đến nay ngày 13 .2 2004 còn 215 ngày nưả sẻ đến lễ Hội bia năm 2004 vào 18.9 đến mùng 3 tháng năm 2004 vậy thính giả và độc giả nhớ ghi nhận thời gian trên để có một chuyến du lịch vừa ý khi đến Munich tham dự lễ Bia. Nhưng xin nhắc lại là các loại Bia được sản xuất đặc biệt cho muà lễ Bia nầy rất nặng độ rượu, Tôi không biết tửu lượng của Thính giả , độc giả uống bao nhiêu nhưng tin chắc rằng uống một Maß (1lít ) sẽ cảm nhận được độ say khác với Bia uống hàng ngày ! giá tiền 1 ly bia uống ở đây bên Saigon có thể mua được 1 thùng bia Tiger 24 lon

 

MN : Lễ hội Bia năm 1980 có một vụ đặt bom phải không? làm bao nhiêu người chết và bị thương?

 

- Đánh đấu hai lần đen tối, buồn thảm nhất trong lịch sử tại thành Munich là Thế vận hội 1972 các lực sĩ Do Thái bị quân khủng bố thời bấy gìờ là Palestin giết chết, và lần thứ hai đã xảy ra tại lễ Bia tháng 10 năm 1980. bị đặc bom nổ gây thương tích 200 người. và 13 người chết

 

MN : Có khoảng bao nhiêu người tham dự lễ hội Bia 2003?

 

- „Dập dìu tài tử giai nhân,

ngựa xe như nước áo quần như nêm"

 

Lễ Bia hàng năm tại Munich, ngoài người Đức còn khách du lịch đến rất đông từ Anh quốc, Ý , Áo dù xa xăm như Úc, Mỹ, Nhật cũng nhiều người về đây vui chơi lễ hội các Khách sạn đều đầy người. Năm 2003 du khách đến hơn 2 triệu người trong vòng 16 ngày. Trong năm 2002 đã có hơn 1,5 người thăm viếng, tuỳ thuộc vào kinh tế Ấu châu phát triển mạnh thì nhiều người về uống Bia để vui với đời mà Tản Đà đã nói :

 

„Đất say đất cũng lăng quay,

Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười „ ?

 

Lê Hải phóng viên đài BBC London đã phỏng vấn tôi chương trình Tết vừa qua trong câu chuyện bốn phương có hỏi „Ở Việt Nam mình có nhiều người uống rượu về đánh đập vợ con còn ở Đức thì sao „ ?

 

-Tuỳ theo sinh hoạt trong xã hội, văn minh cũng như giáo dục gia đình khác nhau. Thời ở Việt Nam tôi cũng thấy vài trường hợp đáng tiếc ấy xãy ra với người say rượu, nhưng ở Đức không thấy trường hợp nầy. Trong các lễ hội Bia, các cô, các bà cùng ngồi uống chung với chồng ca hát vui vẽ, không thấy ai lợi dụng say để gây sự đánh lộn, uống Bia để vui chơi thưởng thức nghệ thuật của men rượu. Điều nầy đã nói lên được một nền nếp sinh hoạt tốt đẹp về văn hoá và văn minh.

 

MN: Có bao nhiêu lều cả thảy? (Mỗi lều chứa được bao nhiêu người?)

 

-Tiểu bang Bayern/ Bavaria hơn 300 hãng Bia sản xuất theo truyền thống lâu đời, như hãng Bia Augustiner đã có từ năm 1328. Nhưng trong mùa lễ hội chỉ có 14 lều Bia lớn, nổi tiếng được nhiều người biết như Loewenbraeu. Paulaner,... ( về lịch sử về Bia dành cho chương trình khác trình bày rỏ hơn) Mỗi lều Bia có sức chứa khác nhau bên trong có lều chưá trên 8000 ngàn chỗ ngồi, và phiá ngoài vườn hơn 3000 chỗ.

 

Tất cả 640 cưả hàng, 214 các trò chơi khác nhau. 79 nơi phục vụ khách hàng về ăn uống 12 ngàn người tham làm việc trong mùa lễ hội. Nữ phục vụ có thể bưng hai tay trước ngực trên 10 ly Bia lớn đến các bàn khách.

 

 

MN : Số lượng bia và thức ăn được tiêu thụ?

 

- Uống Bia theo từ địa phương gọi là „ O´ zapft is ! „ Số lượng Bia được tiêu thụ tính bằng Hektoliter chứ trong thùng gỗ lớn hay nhôm, ly uống Bia đặc biệt dung tích chưá 1 lít có tay cầm gọi là Maßkrug. (Tôi không nhớ rỏ năm qua số lượng Bia bán được bao nhiêu triệu lít dù báo chí có công báo

 

Các món nhậu thì đủ loại rất hấp dẫn, trong các lều Bia đều có nhân viên phục vụ và bảo vệ trật tự lịch sự vui vẽ phục phụ khách hàng nhanh chóng, không thể thiếu món gà nướng (Wiesnhendl) truyền thống đã có từ năm 1881. Thịt Bò đực, đùi heo, cá hồi nướng.. và các món thịt nguội, không thiếu món cũ cải trắng ăn để bớt nồng độ rượu ?

 

MN: Có những sinh hoạt văn hoá nào trong lễ hội?

 

-Sinh hoạt trên đã nói lên được một phần nào văn hoá, như cuộc diễn hành trước khi khai mạc lễ hội hàng năm, các ban nhạc lớn chơi theo điệu nhạc cổ tuyền , người dân bản xứ mặc y phục cổ truyền khi đến dự hội, các gian hàng bán các văn hàng kỷ niệm ..

 

Sinh hoạt rất vui nhiều ngưòi không quen uống Bia, thì tham dự các trò chơi như : như bắn súng câu cá..nhưng cũng có nhiều trò chơi nguy hiểm nếu ai bị bệnh tim thì đừng chơi các trò chơi quá căng thẳng thần kinh như xe chạy nhiều vòng đảo ngược. Có rất nhiều trò chơi khác nhau, những nhà ma tưởng như có thật ? vv...tất cả đều sử dụng điện

 

Sơ đồ ngày lễ Bia các lều Bia hàng năm

 

 

 

OBERAMMERGAU PASSION PLAY

 

Giới thiệu:

 

Minh Nguyệt : Vở kịch kể về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su được diễn ở thành phố nào? vào tháng mấy?

 

-Vở kịch về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu được diễn ở thành phố Oberammergau cách Munich khoảng 100 km gần biên giới Áo, thời gian tổ chức từ 21 tháng 5 đến 8 tháng 10.

 

MN: Mấy năm mới có một lần (Có phải những năm kết thúc bằng số 0)?

 

-Theo các tài liệu thì năm 2000 đã thực hiện lần thứ 40. thời gian cách nhau là 10 năm như vậy lần tới là năm 2010. Năm 2000 đã có hơn 520.000 người về tham dự

 

MN : Lịch sử:Vở kịch này được diễn lần đầu tiên vào năm nào? Nguyên nhân ra đời của vở kịch?

 

- Vở kịch cuộc đời khổ nạn của Chúa có từ lịch sử trong thời gian chiến tranh dân vùng Oberammergau bị nạn dịch hạch (Pest) gây cho nhiều người chết thời đó không có thuốc chửa trị, mọi người nguyện nếu được Chuá cứu qưa cơn bệnh hiểm nghèo sẽ sống và tiếp tục diễn lại cuộc đời khổ nạn của Chuá phải vác Thánh giá đội mũ gai qua 12 đọan đường để bị đóng đinh trên thánh giá.

 

Với lời nguyện ước cơn bệnh đã qua, đem lại mọi người thêm đức tin cứu rỗi của Thiên Chuá, từ lễ Hiện xuống (Pfingsten tức 50 ngày sau lễ Phục Sinh Ostern) năm 1634 được thực hiện vở kịch nầy lần đầu tiên

 

MN : Kịch có khoảng bao nhiêu diễn viên? chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp?

 

- Mỗi tuần có 5 lần vở kịch nầy được diễn từ 9:30 đến 12:15 nghỉ ăn trưa đến 15:00 và tiếp tục diễn cho đến 18:15 chấm dứt. Thời gian kéo dài 6 tiếng. Số người tham dự để trình diễn gồm 2155 người. được tính như sau

 

Hình Chúa bị đóng đinh

300 người thuộc thợ điện, trang trí, chửa lửa, lau chùi

1855 toàn bộ Diễn Viên các ngành

475 Diễn viên trẻ

152 Diễn viên chính

978 Dân chúng

65 Người La Mã

32 Người lính Do Thái

100 Người trong ban nhạc

108..Người trong ban hợp ca

 

MN : Hiện nay, đó có phải là một trong những vở kịch nghiệp dư nổi tiếng nhất thế giới và thu hút rất nhiều du khách trên thế giới đến xem?

 

-Trên thế gíới chỉ có Oberammergau đã thực hiện lâu dài nhất với vở kịch nầy, trước khi tổ chức chính quyền địa phương phải bỏ một ngân khoảng lớn như năm 2000 tu bổ nơi diẽn kịch tốn hơn 15 triệu Đức Mã ( gần 7 triệu Euro) hội trường có thể chưá 4720 chổ ngồi. Nhìn lại vở kịch nầy theo lịch sử rất giá trị, nơi duy nhất ở Đức thực hiện, đã thu hút những Tín đồ Thiên Chuá giáo, muốn biết về cuộc đời của Chuá đã trãi qua những khổ nạn để ăn chay hảm mình với cuộc sống bon chen vì danh vọng và vật chất.

 

 

Về Bức tường Bá Linh (Berlin)

 

MN : Những diễn biến và kiện lịch sử nào đã dẫn đến vụ phá bỏ bức tường

 

 

Cổng Brandenburger Tor ngày mở 22.12.1989

 

- Từ năm 1952 đến 1961 hơn 3,5 triệu người bỏ Ðông Ðức (DDR) không chấp nhận chế độ cộng sản bỏ sang Tây Ðức. Chủ tịch đảng Walter Ulbricht (1960-1973) ra lệnh xây bức tường ngăn cách Ðông và Tây Ðức vào đêm 12 rạng ngày 13.08.1961 dài 168,8 km, Năm 1987 Cựu tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan thăm Berlin đứng ở cổng nầy kêu gọi Chủ tịch đảng Cộng sản Liên Sô Grobatschow (02.03.1931)„ Oeffnen Sie disese Tor" hãy mở cưả nầy ! Chủ Tịch đảng CS Liên Xô từ năm 1989 chủ trương chính sách đổi mới „ Glasmost/ offenheit" và tái phối trí „ Perestrojka/ Umgestaltung"

 

Nhiều người ở Đông Đức đã chạy sang Ungan vào các toà đại sứ Tây Đức xin tị nạn. Hai năm sau đã trở thành sự thật, trước làn sóng đòi tự do dân chủ người dân phiá Đông Đức hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình bất bạo động ở Leipzig, Berlin

 

Tường ngăn cách hai miền

Bức tường nầy chỉ tồn tại được 10.315 ngày (22 năm). Ðêm 09 rạng ngày 10 tháng 11.1989 Thủ tướng Cộng Hoà Dân Chủ Đức (DDR) ông Hans Modrow (SED-PDS 1989-1990) cho phép hai miền Đông Tây gặp nhau bức tường dài nầy được mở nhiều nơi, kế tiếp ngày 01.12.1989 mở toàn bộ 22 cửa thông thương.

 

 

Bên bức tường ngăn cách Đông Tây

 

Ngày 22 tháng 12 1989 Brandenburger Tor mở rộng. Bức tường nầy bị đập bỏ chỉ còn lại vài nơi lưu dấu tích lịch sử và tưởng nhớ 938 người bị bắn chết khi vượt tường tìm tự do (từ ngày 13.8.61 đến 29.11.1989).

 

Ngày 18.03.1990 lần đầu tiên được bầu cử tự do nhiều đảng tham dự, thủ tướng Lothar de Maizière (1990) thuộc đảng CDU được bầu làm thủ tướng đầu tiên tự do trên phần đất phiá Đông. Chính phủ hai bên Đông Và Tây thảo luận Hiệp ước thống nhất đất nước từ vào 31.08.1990. Quân đội tứ cường có mặt từ ngày 5.6.1945 chấm dứt nhiệm vụ đóng quân tại Berlin và Liên Bang Ðức ngày 12.09.1990

 

Ngày 03.10.1990 đi vào lịch sử nước Ðức thống nhất có 16 tiểu bang, diện tích 357.022 km2 dân số 81,8 triệu trong đó có 7,3 triệu người ngoại quốc. Thủ tướng Helmut Kohl thuộc đảng CDU được tín nhiệm Thủ tướng thống nhất 2 miền . Điểm son trong lịch sử Đức sau khi thống nhất Đông và Tây Đức không có trại tập trung cải tạo như Việt Nam sau ngày 30/4/1975

 

MN. Sau hơn 10 năm nước Đức thống nhất, mức sống của hai miền Đông và Tây Đức đã hoàn toàn ngang hàng nhau chưa?

 

-Từ khi thống nhất 2 miền Đông Tây đời sống bên phiá Đông đượccải tổ và phát triển xây dựng lại gần 40 năm đổ nát dưới chế độ CS Đông Đức gọi là Cộng Hoà Dân Chủ Đức (DDR). Đời sống không thể ngang nhau được bởi vì bên đó các hãng xưởng lỗi thời không thể sản xuất có hiệu năng để cạnh tranh, nhiều nơi bị đóng cửa, phần lớn bị thất nghiệp, thanh niên bỏ sang phiá Tây để tìm việc, nhà cửa bỏ trống không có người thuê mướn. Chính phủ đã có nhiều chương trình xây dựng thêm các hãng xưởng kỷ nghệ tân tiến để người dân có công việc làm, mong đời sống Kinh tế được quân bình trở lại

 

Từ khi thống nhất người đi làm việc ở Tây Đức sau khi đóng thuế ngoài ra còn đóng thêm tiền đoàn kết (Solidariaet) để giúp đở phiá Đông, hơn 10 năm qua và hiện nay vẫn còn đóng tiếp tục tuỳ theo lương của mỗi người. Thống nhất hai miền Đông Tây nhưng đó là một gánh nặng về kinh tế làm đời sống trở nên khó khăn hơn.

 

 

Nối lại nhịp cần ngăn cách, Đông Tây giống như cầu Hiền Lương ở Việt Nam

 

Thính giả, Độc giả có thể vào các Website sau để đọc thêm tài liệu tiếng Anh và Đức( bài phỏng vấn của Minh Nguyệt, thời gian gìới hạn không thể nói những danh từ bằng Đức ngữ, cũng như giải thích rõ hết các chi tiết, có thể trong bài phát thanh Minh Nguyệt cắt bớt để thêm phần nhạc đệm.. Đây là bài phỏng vấn vào ngày 13/2 thứ Sáu lúc 7 giờ sáng giờ tại Đức nguyên bản tôi đã trả lời qua Điện thoại)

 

 

 

http://www.theresienwiese.de/dasat/

http://www.muenchen.de

http://www.oberammergau.de

http://www.berlin.de/rbm-skzl/mauer/deutsch/fr_figures.html

 

 

tài liệu bổ túc thêm về ngày lễ tro

(1)


Thứ tư lễ tro bắt đầu mùa chay, mùa của ăn năn, suy tư và chay tịnh để chúng ta chuẩn bị đón mừng Chúa Phục Sinh, niềm hy vọng mà chúng ta cũng được tham dự.

Tại sao lại lãnh nhận tro?

Theo lệnh Chúa, tiên tri Giô-na đã đến thành phố Ni-ni-vê tội lỗi và tuyên bố ý Chúa muốn tàn phá thành trong 40 ngày nữa. Dân thành Ni-ni-vê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay, mặc áo vải thô cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nhà vua hay tin, rời khỏi ngai vàng, cởi áo choàng, khoác áo vải thô à ngồi trên trọ Nhận thấy lòng sám hối ăn năn của dân, Chúa đã không giáng hình phạt xuống thành Ni-ni-vê nữa.

Bắt đầu với thứ tư lễ tro chúng ta bước vào 40 ngày chay tịnh. Theo gương dân thành Ni-ni-vê, chúng ta ghi dấu tro trên trán để nói lên sự khiêm nhường của tâm hồn và nhắc nhở chúng ta về sự sống chúng ta đang có rồi sẽ qua đị Chúng ta nhớ đến điều đó khi linh mục ghi dấu tro trên trán và đọc: "Hỡi người, hãy nhớ mình từ bụi tro và sẽ trở về bụi tro!"
Tro là biểu tượng của lòng sám hối và qua nghi thức xức tro của giáo hội, chúng ta lãnh nhận tinh thần khiêm nhường và ăn năn.

Lãnh nhận tro là một truyền thống của giáo hội. Ngày xưa khi Kitô hữu mang tội nặng, họ sẽ phải công khai ăn năn xám hối. Vào ngày thứ tư lễ tro, Đức giám mục sẽ làm phép chiếc áo thô, rẩy tro lên đó và những người mang tội nặng này sẽ mặc áo này trong suốt 40 ngày chaỵ Trong khi cộng đoàn hát Thánh vịnh sám hối, những hối nhân này sẽ rời khỏi nhà thờ - như ngày trước Addam đã bị đuổi ra khỏi vường địa đàng vì tội lỗi của ông. Những hối nhân này sẽ trở lại nhà thờ sau mùa chay và sau khi đã lãnh nhận lời tha tội. Sau này, mọi Kitô hữu, dù có tội công khai hay âm thầm, vẫn đến lãnh nhận

tro để tỏ lòng thống hối.

Tro
Tro được đốt từ những lá dừa của lễ lá năm trước, sau đó trộn lẫn với nước thánh và hương trầm. Tro là biểu tượng của sự ăn năn và lòng thống hối. Tro cũng nhắc nhở chúng ta về lòng từ bi bao la của Thiên Chúa đối với những ai kêu càu Ngài với tấm lòng chân thành. Lòng từ bi của Chúa được nhấn mạnh trong mùa Chay và giáo hội kêu gọi chúng ta tìm kiếm lòng nhân hậu của Chúa