Thi Ca Qua Dòng Nhạc Phạm Anh Dũng

Linh Chi

 

 

padung.jpg (5209 bytes)

nhạc sĩ Phạm Anh Dũng

 

Tôi quen với anh Phạm Anh Dũng từ một lá thơ "rao hàng " những CDs nhạc của anh. Chỉ đơn giản có vậy, thế mà vài tháng sau không ngờ tôi lại thích và chọn hát nhạc của anh. Rồi đến giờ phút này lại bước vào một... nghề chưa từng làm bao giờ: "phỏng vấn"! Và "nạn nhân" của tôi chẳng phải ai xa lạ... chính là anh Phạm Anh Dũng.


ooOoo
 



1/ Câu đầu tiên mà tôi không thể không tò mò hỏi anh là: Anh Dũng ơi, tại sao anh lại cho phép Linh Chi (LC) phỏng vấn anh vậy?

Anh Phạm Anh Dũng (PAD): Được Linh Chi, người có giáo dục chính thức về âm nhạc, phỏng vấn là một hân ha.nh. Ngoài ra, LC cũng đã sáng tác nhạc và hơn nữa, Linh Chi đã từng trình bày nhạc của tôi thì sự cảm thông với nhau sẽ dễ hơn là đối với những người khác.
 

mời nghe: Nước Chảy Qua Cầu
Linh Chi trình bày, hoà âm Quốc Dũng
mp3


2/ (LC): Cảm ơn anh, thật sự đây là một lãnh vực LC chưa từng bước chân vào, nên rất mong độc giả của Hồn Quê và anh tha thứ cho những thiếu xót.  LC rất thích biến hai chữ "phỏng vấn" trịnh trọng để thành những dòng tâm tình quyện chung với âm thanh trầm bổng của dòng nhạc Phạm Anh Dũng mà LC sẽ cùng với anh giới thiệu đến quý thân hữu. Anh Dũng đã bắt đầu học nhạc từ bao giờ? với ai? gồm những nhạc cụ nào?

(PAD): Tôi không có học nhạc theo đúng nghĩa học nhạc chính thức với ai cả và chỉ biết dùng Tây Ban Cầm thôi. Trên nguyên tắc, có thể nói tôi không được may mắn học nhạc đúng nghĩa học thầy cô. Đa số những kiến thức âm nhạc tôi có phần lớn là do đọc sách, nghe nhạc rồi suy nghĩ tìm tòi học lấy và một phần nhỏ từ bạn bè, anh chị em.



từ trái: chị ruột Bích Huyền, bé Laura, Linh Chi và nhạc sĩ Phạm Anh Dũng

 



3/ Như vậy lúc nhỏ có bao giờ anh nghĩ ngày nào đó anh sẽ sáng tác nhạc hay mơ ước làm nhạc sĩ không?

(PAD): Thật ra lúc nhỏ tôi rất thích hát và cũng có đôi lúc có ý muốn được làm... ca sĩ. Nhưng tôi không hề nghĩ đến chuyện sáng tác nha.c. Chuyện viết nhạc chỉ xẩy ra sau khi đã trưởng thành.


4/ Như thế anh bắt đầu viết nhạc từ bao giờ? và bài nào là sáng tác đầu tiên?

(PAD): Bài hát đầu tiên tôi viết là "Nắng Xuân Xưa",  khá lâu rồi và tôi cũng không còn nhơ’ rõ lu’c nào. Sau khi viết xong, tôi không viết gì thêm nữa vì không hề có ý định sáng tác nha.c. Tôi cũng hầu như quên mất bài nhạc Nắng Xuân Xưa. Cho đến khi chị Bích Huyền, bà chị ruột của tôi, qua định cư ở Hoa Kỳ năm 1990, có dạo đàn dương cầm bài nhạc này cho tôi nghe. Từ đó tôi nhớ lại bài hát và không hiểu tại sao chợt có cảm hứng, rồi tiếp tục sáng tác nhạc cho đến bây giờ.
 

mời nghe: Nắng Xuân Xưa
Lệ Thu trình bầy, hoà âm Duy Cường
mp3
Real Player


5/ Nghe anh kể chuyện vui ghê. Vậy khi anh bước vào lãnh vực này, anh có gặp khó khăn không, thưa anh?

(PAD): Sáng tác nhạc kể ra không khó. Sáng tác nhạc đúng ý mình muốn: khó Phổ biến nhạc mình sáng tác - rất khó.  Tôi chỉ lấy ví dụ như: viết văn, làm thơ... thì chỉ cần gởi bài đăng báo hay in ra sách là có thể đưa ra phổ biến. Âm Nhạc thì rắc rối hơn nhiều vì sau khi viết còn cần ca sĩ, người hoà âm, phòng thu âm... rồi mới nghĩ đến chuyện in ra và phát hành.


6/ Thưa anh như vậy khi nói đến việc sáng tác và phát hành nhạc, anh có cho là các nhạc sĩ Việt Nam ở hải ngoại gặp nhiều khó khăn hơn là trường hợp các nhạc sĩ trong nước không?

(PAD): Tôi nghĩ đa số nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại đều gặp khó khăn. Chỉ nói về chuyện sáng tác, nhạc sĩ trong nước ở một môi trường thuận tiện, chung quanh là dân tộc, đất nước vì thế mà dễ có cảm hứng hơn. Về chuyện phổ biến nhạc, vì dân Việt ở hải ngoại đã ít và lại rải rác khắp nơi thành rất khó. Ở hải ngoại, các ca sĩ và trung tâm sản xuất nhạc ít có can đảm trình diễn nhạc mới nhất là những người chưa có tiếng. Tôi thấy đại đa số nhạc phát hành từ hải ngoại là những bản nhạc xưa có những âm điệu cũ, tuy có hay nhưng trình diễn nhiều thành hơi nhàm.  Tôi không nghĩ các ca sĩ và các trung tâm không có lòng nhưng chỉ là vấn đề thương mại và sống còn.  Hàng ngàn bài nhạc sẽ không được ai biết đến và đó là sự thiệt thòi cho các tác giả và cho giới thưởng ngoạn.


7/ Anh có thể vui lòng cho LC biết tổng cộng số lượng các sáng tác của anh gồm có bao nhiêu bài và thuộc loại nào?

(PAD): Tôi chưa đếm chính xác nhưng đoán chừng có hơn 250 bản Tình Ca.

(LC) Đến đoạn này LC đoán anh PAD đang tủm tỉm cười mặc dù trong thơ điện LC chẳng thấy gì cả. Sau khi tủm tỉm anh nói tiếp: Tôi chỉ viết Tình Ca Linh Chi ạ.


8/ Anh Dũng ơi, LC nhận thấy Nhạc Tình là đề tài dễ viết nhất, như vậy anh tự viết lời nhiều cho nhạc của mình hay phổ thơ? Và những bài thơ thuộc thể loại nào đã được anh chọn để viết thành những dòng nhạc quý giá?

(PAD): Trong số nhạc tôi sáng tác chắc ít ra phải khoảng 75% là thơ phổ nha.c. Tôi mê đọc thơ và hay tìm những bài thơ hợp với tình cảm tâm hồn của mình để viết ra nhạc.  Tự viết lời vào nhạc hay phổ nhạc vào thơ đều có cái hay riêng.  Nếu sáng tác cả nhạc và lời để người khác cảm nhận được tình cảm của mình là điều tôi mong muốn.  Nhưng tìm được một bài thơ có nội dung tình cảm tương tự ý của mình viết được thành nhạc và nhất là "thăng hoa" được bài thơ cũng không kém phần hứng thú.  Về chuyện chọn loại thơ để phổ nhạc tôi không có ý chọn loại nào cả và đã viết nhạc vào hầu như tất cả mọi loại thơ kể từ 3 chữ, 4 chữ , 5 chữ... lục bát và kể cả thơ tự do như Tháng Bẩy Chưa Mưa tôi đã phổ từ thơ Y Dịch.


9/ Nói riêng về những bài nhạc của anh phổ từ thơ của các thi-sĩ anh hay viết nhạc như các anh Phạm Ngọc , Trần Ngọc, Vương Ngọc Long, Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm, chị So’ng Việt, chị Hoàng Ngọc Quỳnh Giao... anh thực sự vừa ý nhất bài nào của mỗi loại vậy?

(PAD): Kể ra có lẽ mỗi bản nhạc đều có một điểm nào đó làm mình ưng ý. Nhưng nếu phải chọn trong số những thi-sĩ mà Linh Chi đã để ý và vừa kể đến, tôi vừa ý nhất là những bản Tình Bỗng Khói Sương thơ Phạm Ngọc, Hà Nội Mưa Bay thơ Trần Ngọc, Yêu Em Anh Làm Thơ thơ Vương Ngọc Long, Bên Trời Tháng Bảy thơ Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm, Nguyệt Ghẹo của Sóng Việt và nhất là Dạ Quỳnh Hương thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao.
 

mời nghe: Bên Trời Tháng Bảy
Quỳnh Lan trình bầy, hoà âm Nguyễn Quang
mp3
mời nghe: Hà Nội Mưa Bay
Bảo Yến trình bầy, hoà âm Quốc Dũng
mp3
mời nghe: Nguyệt Ghẹo
Hạnh Nguyên trình bầy, hoà âm Quang Ðạt
mp3


10/ Đúng thật, LC cũng rất thích những Tình Khúc đó từ thơ lẫn nha.c. Những sáng tác của anh đều có phẩm và lượng, như thế anh cho biết đã thực hiện được CD nào chưa?

(PAD): Tôi đã có sa’u CD đã tự xuất bản lấy hoặc chung vớI các thi sĩ.

CD Tình Khúc Hồi Hương gồm 12 bản nhạc đầu tay do tôi tự hát và nhạc sĩ Quốc Dũng hoà âm.

CD thứ hai là Đưa Người Về Phương Đông do các ca sĩ chuyên nghiệp trình bầy và do Nhạc Sĩ Duy Cường hoà âm. CD Đưa Người Về Phương Đông đã ta’i bản và sau này tôi còn có để trung tâm nhạc Mai Ngọc Khánh phát hành lại với tựa đề "Nhớ Sài Gòn".

CD thứ ba là Tình Bỗng Khói Sương có mười bản nhạc luân vũ do tôi phổ thơ thi sĩ Phạm Ngo.c. CD này do Quốc Dũng hoà âm và các ca sĩ chuyên nghiệp hát.

CD thứ bốn là Quên gồm 12 bài nhạc phổ thơ Vương Ngọc Long. CD cũng do nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và các ca sĩ chuyên nghiệp trình bày.

CD thứ năm là Nắng Mùa có Quang Anh hòa âm và do Mỹ Khanh trình bày nhạc do tôi phổ vào 10 bài thơ Phạm Ngọc.

CD thứ sáu là với Quỳnh cũng là thơ Phạm Ngọc do tôi phổ nhạc và do Quỳnh Lan hát.

Những CD sau là những dự định: CD thứ bảy sẽ là Dạ Quỳnh Hương đang in và chắc chắn sẽ ra mắt trong thời gian tới rất gần. Đây là CD thơ phổ nhạc của nhiều tác giả như Đinh Hùng, Trần Ngọc, Phạm Ngọc, Vương Ngọc Long, Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao... CD này đặc biệt có đến 17 bài thơ phổ nhạc và dài đến hơn 78 phút đồng hồ.
 

mời nghe Dạ Quỳnh Hương
Bảo Yến trình bầy, Quốc Dũng hòa âm
mp3
Real Player


11/ Như vậy khi thực hiện anh cảm thấy vừa ý CD nào nhất trong các CD anh vừa bàn đến?

(PAD): Nói như anh ca sĩ Duy Trác khi nghe các CD của tôi là:  mỗi cái có một "nhan sắc riêng". Linh Chi cũng hiểu  mỗi một tác phẩm có một kỷ niệm riêng đối với tác giả.  Tôi thích tất cả, nhưng nếu phải chọn một có lẽ tôi sẽ  chọn CD Dạ Quỳnh Hương.


12/ Vâng, cảm ơn anh, LC đã hiểu ý anh. Nói đến việc thực hiện các CD, không thể không nhắc đến các ca sĩ.  Anh thích chọn các ca sĩ hải ngoại hay ca sĩ trong nước hát nhạc của anh vậy?

(PAD): Âm Nhạc cũng như các bộ môn Văn Học Nghệ Thuật khác, không có biên giới. Sự phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước không quan tro.ng. Điều quan trọng là người hát đem được tâm tình của tác giả đến cho người nghe.


13/ Anh Dũng ơi, anh đừng có nhăn nha, LC lại hỏi oái oăm nữa nè... Anh thích ca sĩ chuyên nghiệp hay ca sĩ không chuyên nghiệp hát nhạc của mình?

(PAD): Tôi không thấy chuyện ca sĩ tài tử hay chuyên nghiệp trình bầy nhạc của mình là quan tro.ng. Điều tôi mong mỏi là người hát biết cảm quý và kỹ lưỡng đến những dòng nha.c.


14/ Anh trả lời thật... dễ thương và chân tình. Như vậy LC sẽ tha hồ hát nhạc của anh mà không ngại nữa. Trong số những Tình Khúc mà anh đã sáng tác thì mỗi bài nhạc anh viết mất bao nhiêu thì giờ? Có phân chia thời gian nhất định để sáng tác hay là tuỳ hứng vậy thưa anh?

(PAD): Thật khó mà nói về vấn đề thời gian. Có những bài tôi viết thật nhanh . Thí dụ bài Tay Che Mặt Trời, phổ từ thơ thi sĩ Hà Huyền Chi. Anh Chi gửi thơ lên bằng thư điện tử (email). Tôi in và đọc qua, rồi chỉ Trong khoảng 15 phút đã hát ra nha.c. Mất độ 15 phút nữa để viết ra giấy và khi anh Hà Huyền Chi liên lạc độ 30 phút sau, tôi đã hát cho anh ấy nghe qua điện thoa.i. Có những bản, vì lý do nào đó, tôi viết mãi không xong. Một ví dụ là Cánh Hoa Hồng Tiền Kiếp, bắt đầu viết năm 1997, thỉnh thoảng lại đem ra viết chỉ được vài nốt nhạc hay vàI chữ, rồi lại sửa đi chữa lại, mà mãi đến tháng 8 năm 2000 mới thực sự hoàn tất.
 

mời nghe: Cánh Hoa Hồng Tiền Kiếp
Bảo Yến trình bầy, Quốc Dũng hòa âm
mp3


15/ LC nhận thấy nét nhạc của anh (mélody) đa số có âm điệu trong sáng, nhẹ nhàng, truyền cảm, trữ tình và rất nhiều bài đã viết ở nhịp luân vũ (3/4 ). Tại sao vậy?

(PAD): Tôi không rõ tại sao. Mỗi khi sáng tác, tâm hồn, đầu óc đưa ra ý nhạc sao thì viết vâ.y.


16 / Hồi nãy hình như anh có cho LC biết anh chỉ trở lại sáng tác lúc sau này, như vậy thời gian anh viết nhiều nhất là vào khoảng những năm nào vậy?

(PAD): Có lẽ khoảng năm 1995 đến nay.


17/ Sao anh lại chọn lựa sáng tác và xuất bản các CD nhạc khi anh đã là một Bác Sĩ Y-Khoa ổn định?

(PAD): Tôi không hiểu rõ chữ "ổn định" ở đây LC định nghĩa ra sao? Ổn định về đời sống vật chất hay tinh thần?

(LC): Về cả hai anh ạ.

(PAD): Trong cuộc đời tôi có lúc tôi không chọn lựa được những điều không thể tránh đươ.c. Nói theo nhạc sĩ Mai Anh Việt: sáng tác với đại đa số nhạc sĩ Việt Nam không phải là nghề mà là... nghiê.p. Riêng theo tôi về sáng tác nhạc chỉ là một cái duyên hay cũng có đôi khi tôi nghĩ là một cái... nợ đối với âm nha.c.


18 / Nói như thế thì cái "nợ" của anh nó có ảnh hưởng  gì đến nghề Y-khoa của anh kể cả tốt và xấu và ngược lại Y Khoa ảnh hưởng đến việc sáng tác không thưa anh?

( PAD ): Y Khoa là một trong những môn Khoa Học về con người. Âm Nhạc là một trong những môn Nghệ Thuật của con người. Tôi thấy nhờ hành nghề Y-Khoa, tôi hiểu rõ hơn về đời sống, tâm tình người và do đó viết nhạc dễ hơn. Chỉ có một điều đáng tiếc nhất là nghề Y-Khoa quá bận rộn thành không có nhiều thì giờ bỏ cho âm nhạc như tôi muốn gởi gấm nhiều hơn.


19 / Anh Dũng à, thường những người say mê nhạc, thơ, văn thì tính tình rất nhạy cảm. Như vậy nghề Bác sĩ cũng sẽ có những lúc bực bội, căng thẳng, chán nản thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sáng tác nhạc, có phải không vậy?

(PAD): Linh Chi nghĩ đúng, có những lúc buồn bực, chẳng những không thể viết được mà còn không nghe được nữa.


20 / Thông thường mình viết nhạc để diễn tả tâm trạng mình xung quanh những dữ kiện đang có, nhưng dữ kiện nào ảnh hưởng anh nhiều nhất khi sáng tác nhạc vậy?

(PAD): Tình Yêu.


21 / Anh cũng viết văn và làm thơ phải không?

(PAD): Thỉnh thoảng tôi cũng viết văn xuôi và hoạ ra cũng làm thơ.


22 / Hình như trong những bài văn anh viết mà LC đã có dịp được đọc thấy phảng phất Âm Nhạc và Y-Học có đúng không vậy anh Dũng?

(PAD): Đúng như vậy, tôi viết nhiều nhất độ hơn 120 bài viết Y-Học và Nghệ Thuật, có pha trộn giữa Y Khoa và Văn Học Nghệ Thuật nhất là Âm Nhạc.
Tôi cũng hay viết về các nhạc sĩ khác và những tác phẩm của họ.


23 / Anh có dự định tổ chức những buổi giới thiệu nhạc hay ra mắt CD của chính anh trong tương lai không?

(PAD): Tôi ở một thành phố "đồng quê " nhỏ tại California, Hoa Kỳ nhưng rất xa những khu sinh sống đông đảo của dân Việt thành chẳng có điều kiện thuận tiện để thực hiện những việc muốn làm. Hơn nữa việc phổ biến Nhạc Mới vẫn là một khó khăn cho những người chưa có tên tuổi .

Tôi có một người bạn viết văn và cũng có viết nhạc là Vũ Trung Hiền. Có một lần anh đùa với tôi đại khái là nếu anh "ghét" người nào thì sẽ khuyên người ấy
"ra CD".  Câu nói đùa nhưng đã cho thấy sự thật phũ phàng! Hy vọng trong tương lai điều kiện sẽ thuận tiện hơn khi các trung tâm nhạc và các ca sĩ biết nhìn đến để khuyến khích những tác phẩm và tác giả mới.

Điều này thật ra cũng tùy thuộc chính vào thính giả yêu nha.c. Họ sẽ là những người quyết định cho đường lối, tương lai của âm nhạc Việt Nam. Thật ra không phải chỉ có bộ môn nhạc, mà còn những ngành Văn Học Nghệ Thuật khác cũng bị chung số phâ.n. Và cũng không phải điều này chỉ xẩy ra cho dân Việt ở hải ngoại mà còn cho cả những giống dân di cư thuộc những chủng tộc khác.

Linh Chi đã đọc bài Giáp Mặt của nữ thi văn nhạc sĩ Hồng Khắc Kim chưa? Nếu chưa, có dịp hãy tìm đọc ở Nguyệt San Thế Kỷ 21 số 143 tháng 3 năm 2001 sẽ thấy nỗi đau đớn tận cùng ở đáy vực cô đơn của những Nghệ Sĩ sáng tác ở hải ngoại.


24/ Có vài bài hát anh sáng tác khá đặc biê.t. Anh cho phép LC được hỏi về vài bài nhạc đó nhé. Bài "Tình Bỗng Khói Sương" có lẽ là một trong số những nhạc phẩm xuất sắc nhất của anh. Ngay từ lần nghe đầu tiên, LC đã thấy những dòng nhạc bay bổng uốn lượn trong những vần thơ vốn đã tuyệt đe.p. Anh sáng tác bài hát trong trường hợp nào? Và chắc chắn anh phải rất ý hợp tâm đầu với nhà thơ Phạm Ngọc?

(PAD): Tôi quen với thi sĩ Phạm Ngọc qua nhạc sĩ Võ Tá Hân.  Phạm Ngọc có gửi đến tôi một tập thơ Nỗi Đam Mê Muộn Màng. Tôi bận quá nên cũng chưa kịp đọc và thú thật cũng... quên mất quyển sách luôn. Đến chắc phải cả năm sau, tôi có dịp gặp Phạm Ngọc lần đầu tiên ở Little Sài Gòn, California, hôm đó họp mặt có cả Võ Tá Hân, Nguyễn Đức Cường... và khá đông bạn bè, tôi được xếp ngồi gần Phạm Ngọc.

Tôi rất mến con người đầy tính nghệ sĩ của Phạm Ngọc qua lần gặp nhau ngắn ngủi đó, khi về nhà tìm lại quyển thơ xem và thấy hay. Tôi viết ngay nhạc vào bản Phiến Đá là bài thơ đầu tiên trong tập thơ và cứ như vậy tiếp tục đến nay khoảng 40, hay hơn nữa, bài thơ của Phạm Ngọc tôi đã viết nha.c. Phải nói trong số thơ do tôi viết nhạc nhiều nhất là thơ của Phạm Ngọc.

Tôi cảm nét thơ lục bát bay bướm của Phạm Ngọc và thấy rất nhiều nhạc tính. Bài thơ Một Ngày của Phạm Ngọc gửi riêng cho tôi, tôi đọc thấy thấm tình cảm ngay. Bản nhạc Tình Bỗng Khói Sương là nguyên bản bài thơ lục bát Một Ngày này, tôi viết nhạc xong ngay vài giờ sau khi đọc bài thơ.


25/ Vì thế CD mang tên Tình Bỗng Khói Sương phải không anh?

(PAD): Đúng như vâ.y. Cho đê’n nay trong sô’ ca’c ta’c phẩm của tôi, co’ lẽ CD Tình Bỗng Khói Sương nhiều người biê’t đê’n và mến chuộng hơn cả. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có khen là một kết hợp rất đẹp của thơ và nhạc, tiếng hát và hòa âm. Tôi nghĩ từ CD này Phạm Ngọc hình như làm thơ có vẻ nhiều hơn và hay hơn... trước.
 

mời nghe : Tình Bỗng Khói Sương
Bảo Yến trình bầy, hoà âm Quốc Dũng
mp3
Real Player


26/ Còn những bài khác mà anh ưng ý trong CD này nữa không?

(PAD): Còn chứ, như Trẩy Nhánh Sương Mù, Đã Xa....
 

mời Nghe : Trẩy Nhánh Sương Mù
Mỹ Tâm trình bầy, hoà âm Quốc Dũng
mp3
Real Player


27 / LC có để ý đến một bài tựa là Huế Buồn Chi, anh sáng tác gần đây, có những âm hưởng Huế thật rõ ràng.  Chắc là anh phải có nhiều kỷ niệm với Huế và lý do gì khiến anh viết bài này? Anh còn bài nhạc nào có chất "Huế" nữa hay không?

(PAD): Tôi có được thăm Huế một lần khoảng năm 1972, thời của Mùa Hè Đỏ Lửa, khi tôi còn là sinh viên quân y đi công tác dân sự vụ ở Quế Sơn , gần Đà Nẵng. Thành Phố Huế rất đẹp, cổ kính và có sức quyến rũ âm thầm nhưng ma.nh. Tôi nghe tiếng Huế và "mê " tiếng Huế từ dạo đó.

(LC): "Mê" cả gái Huế nữa anh há (tủm tỉm)?

(PAD): Chắc thế! Linh Chi có biết không, khi bắt đầu sáng tác nhạc lại, tôi thỉnh thoảng có ý viết một Nhạc phẩm có âm hưởng Huế nhưng chưa thực hiện đươ.c. Mãi gần đây, tình cờ quen với thi sĩ Hoàng Xuân Sơn, người có những bài thơ mà tôi vẫn thích qua các báo Văn, Thế Kỷ 21. Hoàng Xuân Sơn là anh ruột của nhạc sĩ tài hoa quá cố Hoàng Xuân Giang. Anh Sơn gủi tặng tôi tập thơ Huế Buồn Chi. Tôi đọc và "mê " bài thơ Huế Buồn Chi vì những từ ngữ hay, thật là "Huế" và thật... dễ mến. Và vì vậy mà có xúc cảm viết thành nha.c. Mới đây tôi còn có viết một bản nhạc khác cũng có âm hưởng "Huế" là Bài Thơ Tôn Nữ, thơ lục bát của Phạm Ngo.c.
 

mời Nghe : Huế Buồn Chi
Vân Khánh trình bầy, Quốc Dũng hòa âm
mp3


28/ Bây giờ thì đến bài Dạ Quỳnh Hương, mỗi khi nghe hay hát lên bao giờ LC cũng nhận thấy nét thơ lai láng của chị Hoàng Ngọc Quỳnh Giao quyện rất chặt vào dòng nhạc trữ tình của anh. Tuy nhiên sự cảm xúc của người hát lẫn người nghe vẫn không lên tột đỉnh bằng tình cảm của chính tác giả. Anh có thể chia sẻ cảm xúc này khi viết Dạ Quỳnh Hương và nhất là tình cảm gì anh đã gởi gấm trong thơ của chị Hoàng Ngọc Quỳnh Giao? Ngoài bài Dạ Quỳnh Hương thì anh còn bài nào khác phổ từ thơ của chị không?

(PAD): Bài hát Dạ Quỳnh Hương là một kỷ niê.m. Hoàng Ngọc Quỳnh Giao tên thật là Hoàng Ngọc Quỳnh, cũng là Y-Sĩ và cũng là nghệ sĩ tài hoa sáng tác nhạc, văn và thơ. Vì ở xa nhau: Quỳnh ở Bỉ, tôi ở Hoa Kỳ thành chúng tôi chưa gặp nhau bao giờ nhưng rất hợp tính tình. Tôi liên lạc với Quỳnh nhiều bằng thư từ và đôi khi qua điện thoạị Chúng tôi thân và xem nhau như anh em vâ.y.

Tôi còn nhớ ngày đầu tiên nhận được bài thơ Dạ Quỳnh Hương gủi bằng bưu điện, bận quá thành đọc thư mà chưa kịp xem bài thơ, vài ngày sau Quỳnh gọi điện thoại hỏi thăm, tôi phải xin lỗi và hẹn sẽ đem ra đọc kỹ. Một đêm khuya, tôi đem bài thơ ra đo.c. Tôi đã yêu ngay những ý tưởng lãng mạng, chữ dùng mượt mà trong bài thơ. Hình ảnh một đoá hoa Quỳnh thơm ngát mong manh giữa đêm khuya trăng sao, lẫn lộn với hình ảnh người yêu thật là đẹp và quyến rũ quá và tiếng nhạc tự bài thơ tự nhiên tràn dâng. Độ vài tuần sau, tôi viết xong bản nhạc và gửi cho Quỳnh.  Hoàng Ngọc Quỳnh rất thích và cho tôi biết có đem ra đàn và hát. Quỳnh có học bốn năm về dương cầm ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế. Quỳnh có hứa sẽ đàn, thu vào băng và gửi tôi nghe nhưng chuyện chưa làm được thì Quỳnh lâm bạo bệnh và qua đời bất thình lình tháng 1 năm 2000 khi vừa 48 tuổi. Tôi cũng chưa được may mắn gặp Hoàng Ngọc Quỳnh Giao bao giờ!

Dạ Quỳnh Hương được nhiều người ha’t kể cả Bảo Yê’n là ca sĩ đầu tiên và sau cùng gần đây Trần Tha’i Hòa trong CD Đêm Đông của Thu’y Nga. Ngoài ra còn , rồi đê’n... Linh Chi, Tuyê’t Dung, Phương Lan, Nguyên Bích... cũng thi’ch và đã hát bài ca này. Ngoài Dạ Quỳnh Hương, tôi còn viết một bài nhạc phổ từ bài thơ lục bát thật buồn "Nước Chảy Qua Cầu" và một bài thơ tám chữ "Lối Về" của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao.
 

mời Nghe : Dạ Quỳnh Hương
Linh Chi trình bầy, hoà âm Quốc Dũng
mp3
Real Player


29/ Câu chuyện của chị Hoàng Ngọc Quỳnh Giao cảm động quá anh ạ, hèn gì bản nhạc Dạ Quỳnh Hương cũng rất là thanh thoát và cao sang y như nét đẹp cao quý của Hoa Quỳnh.  Trước khi chấm dứt, LC muốn hỏi anh ngoài việc anh làm Bác Sĩ và Nhạc Sĩ, anh còn có ước vọng gì nữa không?

(PAD): Giấc mơ chưa thực hiện được của tôi là được trở về Việt Nam để cùng các anh chị em, bạn bè hát cho nhau nghe từ mảnh đất yêu thương của chúng ta.


30/ Linh Chi rất "mê" nhạc của anh, muốn đàn và hát nhạc của anh mãi mãi. Linh Chi xin thay mặt tất cả quý độc giả chúc anh nhạc hứng tuôn tràn, lúc nào cũng thành công trên mọi lãnh vực.

(PAD): Tôi cũng xin được cám ơn Linh Chi và độc giả đã cho tôi có dịp nói lên những cảm nghĩ, tình cảm của mình khi sáng tác.

 

Linh Chi
Paris, France
tháng 11 năm 2004

linhchi_piano3.jpg (8569 bytes)

 

mời ghé xem trang nhà chính của Phạm Anh Dũng

mời ghé xem trang nhà Phạm Anh Dũng ở Hồn Quê