Người Ði Tìm Mùa Xuân

Lê Việt Ðiểu

 


        Lớn lên con gái lấy chồng
    Con trai lấy vợ, hận lòng ai mang?

1/ Bạch Phụng đứng trước chiếc gương soi gắn liền với chiếc tủ đứng cao quá đầu người để cho bạn bè sửa lại các vạt áo, nếp khăn, lọn tóc và trang điểm. Những đứa bạn thân thiết chơi chung với nhau từ ngày còn để chỏm trái đào đều có mặt. Chúng đang vây quanh Bạch Phụng và giành nhau trang điểm cho cô. Khác với chung quanh,  lòng Bạch Phượng dững dưng. Nàng không có một cảm giác nào trước mọi việc đang diễn ra. Mọi cảm xúc dường như đã chết. Bạch Phụïng muốn tỏ ra vui mừng hay ít nhứt cũng có một nụ cười chiếu lệ, hoặc tỏ nỗi bực tức đang đầy ứ trong tâm nàng…Nàng biết nó đang nằm đâu đó trong tim nhưng nó không chịu chui ra cho nàng bớt khổ.

Tất cả mọi người trong nhà đều chộn rộn bận tíu tít. Kẻ ra người vô, tiếng chaò mời tiếng thăm hỏi vang vang tạo nên một mớ hổn độn không thứ lớp nhưng rất rõ ràng và mang âm hưởng của vui tươi. Đám con nít trong đại gia đình bận quần áo mới chạy lăng xăng bên chân các chị, các anh ngắm nhìn tất cả những đồ vật bày biện trong gian nhà rạp vừa mới được dựng lên bằng lá dừa vài ngày trước đó; thèm thuồng. Có tiếng xe máy nổ và mùi thơm của dầu xăng bay vô tận trong nhà. Có tiếng một người đàn ông đứng tuổi kêu lớn vô trong buồng:
- Con Năm sửa soạn xong chưa..nhà trai họ đến rồi kia..mau mau coi chừng trể giờ
Tiếng một ngưòi phụ nữ trả lời:
- Oâng coi lại coi. Họ tới sớm đó nghen. Phải đợi đúng giờ hoàng đạo mới cho vô nhà làm lễ gia tiên. Phải cho đúng giờ mới tốt.

Một cô gái đứng bên cạnh Bạch Phụng vạch màn cửa ngó ra ngoài nhà khách hôm mới cất lên thênh thang, nay trở nên chật chội đầy những chiếc bàn và thức ăn đã dọn lên phủ mặt. Mùi thơm bay tới nhà trong. Mọi người quần áo chỉnh tề đang ngồi sẵn sàng chờ đợi đến giờ làm lễ trước khi nhập tiệc.

Con bạn hỏi trống không, Bạch Phụng giựt mình trở về thực tế.
- Ê,  người nào là chú rể đâu mầy?
Bạch Phụïng uể oải trả lời:
- Thì mầy coi thằng nào ăn mặc đẹp nhứt trong đám là nó đó.
Cô bạn gái vạch màn nhìn ra lần nữa:
- Có hai thằng ăn mặc đẹp nhứt và giống nhau…vậy đứa nào là…
Bạch Phụïng trả lời gần như gắt:
- Thì thằng nào trẻ là nó đó.
Con bạn chưa chịu ngưng:
- Cả hai thằng đều trẻ.
Bạch Phụng bỗng cười lên:
- Trẻ là cở nhiêu tuổi?
Người bạn thiệt thà vạch màn cửa sổ nhón gót nhìn ra, vừa nói:
- Cả hai thằng đều cở khoảng 25 tuổi…A!…! Mà in tuồng như là trẻ hơn.
Bạch Phụng vẫn tiếp tục giữ nụ cười trên khoé môi phô hàm răng trắng và đều trân như bạch ngọc.
- Mầy ra hỏi nó coi đứa nào là thằng rể.
Đến lúc nầy cô bạn của Bạch Phụng trố mắt nhìn nàng trân trối như lạ lắm:
- Uûa? Chồng mầy mà mầy hổng biết mặt hay sao mà nói nghe trớt huớt?
Bạch Phụng tắt ngấm nụ cười, đáp xuội lơ:
- Không biết.

Đám bạn thân thiết bất ngờ ngừng tay lại hết. Cùng đồng thanh:
- Mầy nói chơi!
Bạch Phụng vén chiếc áo dài bằng gấm đỏ và ngồi xuống chiếc ghế.
- Tao hổng nói chơi.
Không hẹn mà cả đám con gái cùng chúi mũi vô cửa tranh nhau vén mán dòm ra ngoài.
- Đâu! Đâu! Chỉ tao coi thử coi. Hai thằng hả. Thằng nào là chồng con Phụng trắng của chúng ta.
- Í, hơi sức đâu mà tụi bây tin con Bạch Phụng. Nó là đứa hay chơi nhiều trò lăùm đó. Coi chừng mắc bẩy nó cho mà coi.
- Ừ, tao cũng đồ như vậy. Con Bạch Phụng thì tụi bay lạ gì nó nữa. Trời ơi, nó chơi cho bạn bè nhiều vố cười ra nước mắt tụi bay quên rồi sao?
- Tao hổng biết thằng nào tốt phước. Cái miệng thằng đó chắc có ngãi có bùa…mới dụ được con Phụng Trắng của tụi mình rời tổ ấm để đi theo thẳng.

Đám con gái chen nhau nhìn qua cửa sổ bàn tán về chú rể tương lai. Bạch Phụng ngồi im trên ghế nhìn thẳng và rất chăm chú nhìn người con gái trong gương. Nàng nhìn không chớp mắt cố tìm những nét quen thuộc, dễ thương, ngỗ ngáo, nghịch ngợm và sự kiêu hãnh trên khuôn mặt đó. Tiệt nhiên. Không! Hoàn toàn không tìm ra một nét nào khả dĩ có thể thuyết phục được nàng rằng người trong gương chính là thần tượng của đám bạn vây quanh và là cái gai êm ái mà bọn con trai cùng trường ở Sài Gòn rất mong được cận kề.

Bạch Phụng thẩn thờ đứng lên để bạn bè dìu hai bên nách bước đi những bước chậm rải đến trước bà con hai họ và trước bàn thờ gia tiên làm lễ cúng ông bà trước khi cất bước theo chồng. Kể từ khi bước ra cho đến khi sóng đôi cùng người thanh niên trong bộ đồ sang trọng đến trước bàn thờ,  Bạch Phụng chưa lần nào liếc mắt coi xem người chồng tương lai của nàng là ai, hắn mặt ngắn mặt dài cao thấp đẹp xấu ra sao. Nàng bất cần. Đám bạn ngạc nhiên là phải. Cho đến giờ phút nầy nàng vẫn chưa biết thật rỏ thẳng là ai. Mà cần biết để làm gì nhỉ? Bạch Phụng cười trong bụng.

Oâng Dượng thay mặt gia đình đứng bên cạnh bàn thờ hô xướng hô bái…nàng làm theo như một người máy. Có tiếng vỗ tay, có những lời chúc tụng…Tất cả cùng vui vẻ đưa nhau ra nhà rạp để nâng ly mừng chuyện hôn nhân vừa tác thành. Bạch Phụng như quên tất cả….đề mặc cho người thanh niên đi bên cạnh kẹp tay nàng dìu bước.

Như có tiếng nấc vang lên trong lòng. Một tiếng nổ bốp vang lên trong óc…Bạch Phụng đọc rõ tâm ý của mình.  “Thôi thế cũng xong.”

2/ Câu chuyện xảy ra 5 năm sau ngày Bạch Phụng về nhà chồng.
Một buổi sáng…Bạch Phụng chỉ thẳng ngón tay vào mặt người đàn ông ngồi trước mặït và nói với người đàn bà:
“ Mười nó không đáng xách dép cho tôi. Tôi không biết tại sao tôi nhận lời cầu hôn của gia đình bà và có với nó 2 mặït con. Bây giờ tôi đi. Tôi không thể chịu được nữa rồi.”

Bạch Phụng bước ra khỏi căn nhà đồ sộ không một lần quay đầu nhìn lại. Văng vẳng đuổi theo sau lưng nàng là tiếng khóc của đứa bé gái 5 tuổi. Bạch Phụng nghe xót xa trào lên cổ họng. Một nỗi xót xa và nàng không biết nó đến từ đâu và dành cho ai? Cho nàng hay cho 2 đứa con nàng? Cho hắn-người nàng gọi là chồng- và có với hắn 2 mặt con? Bạch Phụng không hiểu nổi được nàng. Nàng đã chỉ mặt hắn mà nói những lời chưa bao giờ nàng nghĩ nó sẽ thốt ra từ đôi môi, tù cửa miêïng của nàng. Nỗi tứcgiận đã trào ra. “Thôi thế cũng xong.”

Oâi chồng với con. Hăùn tưởng nàng mê cái gia tài đồ sộ của nhà hắn mà ưng chịu lấy hắn làm chồng? Một vài con trâu, ít mẫu đất rẩy đâu phải là nhà giàu có gì? Hình ảnh bà Phán Lợi và Thân hiện lên trí nàng, theo những bước đi vô định hướng. Loan trong Đoạn Tuyệt còn có một người yêu lý tưởng là Dũng. Và nỗi khổ  “mẹ chồng nàng dâu” ở bà Phán Lợi không khắt nghiệt như  tình cảnh của nàng. Bà Phán Lợi dù sao cũng là vợ một ông phán. Một người đàn bà của thời cũ xa xưa. Một trăm năm sau bà Phán Lợi vẫn còn sống trong xã hội nầy? Bạch Phụng không khóc, nỗi ức uất trào ngược vào bên trong. Bạch Phụng vẫn bước đi, nàng muốn đi mãi đến một nơi nào đó để không ai còn trông thấy nàng.

Bạch Phụng không còn nhớ thời gian. Nàng ngồi bên bờ sông, gió mơn man trên mặt nước, nhìn qua bờ bên kia không thấy bến. Hàng cây ven bờ mờ mờ trong sương. Chiều đã xuống từ lâu. Giòng nước trong xanh tưởng chừng trông thấy đáy vẫn lăïng lờ trôi ngang bình yên như bao giờ. Nếu có ai đi ngang qua đây chăùc hẳn sẽ có ý nghĩ cho nằng tìm ra đây để tự tử chăng? Không! Không bao giờ một cô gái cương cường; một cô gái kiêu hãnh như nàng lại đi tìm cái chết để giải quyết nghịch cảnh. Bạch Phụng muốn được khóc cho thỏa nhưng nước mắt trôi ngược vào trong. Nàng mở thật to đôi mắt nhìn xuống giòng sông. Một câu nói vụt qua trong trí. Có một lần nàng đã hùng dũng tuyên bố với đám bạn bè vây quanh “Tình yêu là cái quái gì? Bọn con trai phải phủ phục dưới chân mình cầu xin năn nỉ chớ sao mình lại đau khổ vì chúng nó được? Thằng con trai nào dám nói động đến tao một chữ thôi. Chỉ một chữ thôi thì có rải vàng dưới chân tao cũng bỏ.” Dám bạn vây quanh nhìn nàng thán phục. Vậy mà nàng chịu đựng người nàng gọi là chồng 5 năm. Năm năm đằng đẳng.

Nàng biết nàng đẹp. Cái đẹp kiêu sa đài các và không biết bao nhiêu thanh niên đồng trang lứa, học cùng lớp hoặc những sinh viên ở ngôi trường bên cạnh làm cái đuôi mỗi giờ tan học. Cái đẹp tự nhiên trời ban cho, Bạch Phụng có đôi chân thon dài, thân thể gọn gàng , eo thắt lưng ong. Đối với Bạch Phụng, tuổi trẻ chỉ có một thời không nên phí phạm vào những nhớ thương, ủy mị của tình trường. Đời học sinh đẹp quá, nên thơ quá và nàng không muốn phí phạm một giây phút nào. Có bao nhiêu lời ngỏ ý, bao nhiêu lá thư tình nàng phớt lờ.

Nhưng tất cả không như tiểu thuyết, phim ảnh…Cha nàng sa sút trong công việc làm ăn phải đổi đời về quê sinh sống. Từ chỗ làm ăn thất bại, cha nàng đã sinh ra cờ bạc, đi sớm về khuya bỏ mẹ con nàng đi theo vợ bé. Mẹ nàng buồn khổ chẳng nói ra. Các chị lớn đi lấy chồng, chỉ còn một mình Bạch Phụng là gái lớn trong nhà cho nên nàng gánh vát đủ nổi nhọc nhằn. Bạch Phụng không than, nàng vui vẻ cùng mẹ nuôi đàn em…Phước bất trùng lai nhưng họa vô đơn chí. Quá buồn cho cảnh nhà sa sút, tình nghĩa vợ chồng, mẹ nàng đã trút hơi thở cuối cùng khi tuổi đời còn quá trẻ. Cha nàng đem bà kế mẫu về nhà…Mọi chuyện từ đó sanh ra. Không phải là chuyện tấm cám, Bạch Phụng vẫn bị cha nổi cơn đánh mắng nhiều lần. Những lúc như thế, nàng chỉ còn biết chạy về những người cô than thở. Cô Chín, cô Mười chia xẻ với nàng.

3/  Cô Chín vuốt ve đứa cháu, bà tìm lời an ủi:
- Ba con có giận la mắng con đừng cải lại cho bị đòn nghen con.
Bạch Phụng cố gắng bình thản:
- Con đâu có nói lại tiếng nào đâu cô ơi. Ba con càng ngày càng khó tánh. Con đã lớn rồi mà ông vẫn xách roi rượt con khắp xóm, chữi mắng con om sòm làm sao con chịu được? Oâng giận cá chém thớt. Mọi lo buồn trong đời sống ông đem trút xuống đầu các con. Con biết làm sao cho vừa lòng hả cô?

Những trận đòn vô lý như thế xảy ra thường hơn. Bạch Phụng cảm thấy cô đơn và lạ lẩm tất cả. Lạ từ cách sống ở chốn quê mùa này. Từ một cô gái tiểu thư đài các, sống ở tỉnh thành mộ sớm một chiều biến thành cô bé lọ lem lam lũ mà chẳng vừa lòng người cha. Mấy đứa em trai trông cậy hết vào đôi tay chăm sóc của Bạch Phụng. Con chim phượng trắng kiêu sa ngày nào phải bương chải chăm sóc những đứa em. Ngày đưa mẹ ra huyệt mộ, trời buông màn u ám thê lương. Bạch Phụng và đám em lóc nhóc chân thấp chân cao đi theo cổ quan tài, nàng ráo hoảnh nước mắt cũng chiếc áo dài trắng trong đời tinh khiết, chiếc áo dài chất ngất ước mơ thời con gái nay đã là chiếc áo tang ảm đạm; chợt thằng Uùt ngây thơ hỏi:
- “Mẹ ngủ sao lâu quá vậy chị Năm ơi. Bao giờ mẹ mới thức? Em có phải ngủ với mẹ không…Em muốn đi chơi thôi hà.”
Nhìn em mà đứt từng đoạn ruột.

Thời gian cứ trôi qua, các em chưa kịp lớn. Một hôm đi từ tỉnh về cùng những người bạn trong xóm cũ, chưa kịp chào hỏi thì cơn giận bất ngờ từ đâu trút xuống đầu nàng. Cha nàng đang trong cơn say không còn gìn giữ. Oâng chửi trời, chửi đất, chữi người ta…ông cầm chiếc rựa chặt lấy chặt để vào đám tre tầm vông đầu ngõ cho nó ngã ngang qua đường và chửi. Thấy nàng phơi phới đi về ông bắt quàng lây sang đến nàng. Quá mắc cở, Bạch Phụng chạy tuột vô nhà quên luôn cả việc mời bạn bè vào.
Từ đó một suy nghĩ  tự lập nầy mầm trong trí Bạch Phụng chỉ còn đợi dịp để ra đi khỏi gia đình, một nơi mang nhiều kỷ niệm của quảng đời thơ ấu, mà cũng là nơi cho nàng nhiều nổi khổ đau. Đi đâu? Làm gì bây giờ với tuổi đời đôi tám? Trở về thành phố không còn nơi trú ngụ. Lăn xả vào công việc đồng án ư? Làm tối tăm mặt mày nhưng cái ăn cái mặc vẫn không thừa.

Cô Chín nhìn đứa cháu xót xa:
- Nè, con Năm, cô Chín nói cái này cho mày nghe. Ba mầy cũng yên nơi yên chỗ rồi. Các em mầy đã có Dì mày lo...hay là mầy đi lấychồng đi Năm?
Bạch Phụng ngước mắt nhìn cô:
- Lấy chồng?
Cô Chín ngọt ngào:
- Ừ, con đã đến tuồi cập kê rồi. Học hành tiếp thì không được. Ở nhà ba mầy trở chứng mắng chửi hoài. Chỉ còn có cách là theo chồng mới thoát ra thôi con ơi.

Bạch Phụng trầm ngâm, môi nàng mím chặt. Có thể đó là cách tốt nhứt hay không? Mà lấy ai bây giờ? Bạn bè cùng lớp. Những cái đuôi đã cắt bỏ lại thành phố từ ngày theo gia đình trở lại quê xưa. Cô Chín thấy con cháu còn suy nghĩ, cô tán thêm:
- Cô nói thiệt con nghe. Cái nhà họ Bạch nhà mình con gái không phát con ạ. Con thấy đó,  con trai nhà họ Bạch thì thành danh chi mỹ, còn con gái...

Cô Chín thở dài im lặng. Bạch Phụng ngước mắt nhìn cô chờ đợi. Cô Chín tiếp:
- Hình như  giòng họ của mình có một điều gì u ẩn đó con, cho nên cô thấy năm bảy mạng con gái nhà họ Bạch có ai tròn nợ tròn duyên đâu chớ! Thời ông nội mầy kén rể môn đăng hộ đối, nhưng con gái có sướng đâu! Như cô Hai, cô Ba mới có một đứa con thì chồng chết; tưởng sao như cô đây đùng một sáng cái tin sét đánh, ổng bỏ tao ổng đi luôn; tao lúc đó một nách 2 con dại với cái bụng bầu gần ngày sanh nở. Tao trở thành góa phụ thờ chồng...Ờ mà nè, nói thì phải nói tới luôn, cô Mười của mầy? Hoàn cảnh cũng buồn bả lắm, chồng cũng chức tước như ai, rồi cũng bỏ cô với đàn con dại. ..thiệt là khổ hết sức nói. Còn một cô Uùt  mầy có học, vừa học giỏi vừa đẹp đẻ nết na ...rồi ra sao con biết rồi đóù bây giờ thành gái già. Đẹp thì  đẹp nhưng ở quê họ đâu cần đẹp hở con. Quá 25 coi như là ế chồng, lỡ thời. Hổng phải nói xui xẻo chớ tao sợ lắm con gái họ mình đó nha. Tao nói nó xui xẻo đến dai dẳng cho đến con gái trong họ tuy không may họ Bạch là họ mẹ nhưng rồi tao thấy cũng không khá đâu. Như con hai Lựu mặn mòi, một thời nghề nghiệp cũng có rồi cũng tiêu tan, bao nhiêu của cải gom góp bay theo gió theo mây để  giở điên giở khùng không ai chịu nổi. Con biết nó chớ?... Mầy hổng lo mà lấy chồng….tao hổng biết nói sao. Con gái nhà họ Bạch bị mắc cái lời nguyền…

Cô Chín nói một hơi dài toàn chuyện trong nhà ông Nội, chuyện có thiệt đã xảy ra...Bạch Phụng đâm ra chột dạ, vẫn vơ lo lắng. Bất giác nàng rùng mình nghĩ tới cái ngôi miếu tự họ Bạch nằm khuất sau hàng chuối, cạnh cây khế già nua, chỉ mở cửa vào những ngày giỗ chạp, nó hoàn toàn bí mật thâm nghiêm gần như huyền bí đối với nàng từ thuở còn thơ mỗi khi có dịp về thăm họ nội.

Thời gian sau ngày mẹ mất đã xáo trộn cuộc đời Bạch Phụng. Có chút học vấn nàng tìm một công việc trong hội đồng xã chưa được bao lâu thì cha nàng nổi giận chữi mắng là đồ phản bội. Aùp lực nặng nề từ gia đình kèm theo những lời ngon ngọt của cô Chín, Bạch Phụng đã gật đầu nhận lời cầu hôn của một thanh niên làng bên theo mai mối với mục đích rời xa gia đình tìm một lối thoát. Đó là lối thoát mà theo suy nghĩ của nàng là rất êm xuôi và tốt đẹp, một cách thoát ly thuận tình hợp lý cho một người con gái gia phong nền nếp. Đám cưới tổ chức rềnh rang với nhiều lời chúc tụng. Nàng quyết tâm quên hết, quên hết để đi tìm mùa Xuân cho cuộc đời.

Đã 5 năm rồi cúi mặt làm vợ làm dâu cố quên đi cái quá khứ kêu sa đài các.; làm tròn bổn phận đúng nghĩa của dâu con. Nghĩa là không dám ngủ trước mẹ chồng nếu cha mẹ chồng còn thức. Thèm, dù dù thèm cách mấy cũng không dám ăn. Mặc, có vài bộ quần áo năm xưa cũng không dám mặc  mà thay vào đó những chiếc áo bà ba đơn điệu với quần vải ta thô cứng đến độ muốn cắt đứt thịt da. Đọc, một thú tiêu khiển thời còn con gái...Đã 5 năm nàng không dám ngồi đọc một tờ báo, một quyển sách, không dám đụng đến chữ nghĩa văn chương. Nàng bỏ tất cả, quên đi tất cả để cố sống sao cho giống họ nhà chồng...cày sâu cuốc bẩm...thức khuya dậy sớm, con gà con vịt, bằm chuối xắt rau...bàn chưn nàng bao nhiêu lần rướm máu vì chưn không được mang giày  dép quảy gánh ra đồng...măïc dù ...

Bạch Phụng nhìn giòng nước trong xanh ban chiều bây giờ đã sẩm màu rêu. Nàng đứng dậy ...cương quyết ...Đi.

(Trích trong tiểu thuyết Con Gái Nhà Họ Bạch)

Lê Việt Ðiểu