Truyện ngắn của CẨM AN SƠN

Cẩm An Sơn

 

Khi Phượng tỉnh dậy trời bên ngoài đang còn tối. Một ngọn đèn dầu chừng lớn hơn hạt lúa, leo lét cháy, tỏa ra một thứ ánh sáng lù mù không thể nhìn thấy được gì, nhưng Phượng cũng nhận ra rằng mình đang nằm trên một chiếc giường tre nhỏ. Chị khẻ cựa mình và trí nhớ cũng như vừa trở lại, chị cử động hai bàn tay vớI những ngón tay, rồi véo vào cánh tay mình, chị cảm thấy đau và biết chắc rằng chị còn sống. Toàn thân chị rã rờI như vừa qua một cơn sốt nặng. Chị rùng mình và nghĩ rằng chị vừa đi qua cái chết, cái chết do chính chị đi tìm, để trốn trách nhiệm vớI xã hộI, vớI chính những đứa con thân yêu cuả mình. Phượng nghĩ thầm, có lẽ chị đã được ngườI ta đưa đi nhà thương súc ruột cứu sống, Nhưng sao bây giờ lại nằm đây, đây là nhà ai, nơi nào, và hai đứa con chị giờ ở đâu? Những câu hỏi ấy dồn dập ùn đến trong đầu Phượng và chị chống tay xuống giường, gượng ngồi dậy, song không được, chị cảm thấy chẳng còn một chút hơi sức nào.
Nhớ đến hai đứa con thân yêu,Phượng chợt có cảm giác như ai vừa đưa tay bóp mạnh trái tim chị, Phượng thét lên một tiếng và ngất đi.
Tiếng thét của Phượng tuy không lớn nhưng đủ đánh thức một ngưòi đàn ông nằm gần đó vùng dậy.Đó là Quang, chủ căn nhà. Anh vộI vã bước tớI phía giường Phượng nằm, cúi xuống nhìn chị, ngưòi đàn bà mắt vẫn nhắm nghiền nhưng hơi thở hổn hển, nhọc mệt. Có lẽ chị vừa nằm mơ một chuyện gì khủng khiếp. Kéo tấm chăn mỏng đắp lên ngườI chị, Quang thở dài quay về phía chỗ nằm của mình. BuổI chiều, sau khi chất mấy bó củi lên chưa đầy nửa xe thì trờI đổ mưa, anh vộI vã giong xe ra đường mòn, trở về nhà. Vừa ra khỏi bìa rừng, anh trông thấy một nguờI đàn bà nằm rũ bên lề đường giữa cơn mưa lớn, anh dừng xe bế xốc chị lên, đặt chị nằm vào khoảng trống của chiếc xe, cởI tấm quàng mưa phủ lên ngườI chị, rồi gịuc con bò tiếp tục đường về.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ dầm trong mưa gió, Quang mới về đến nhà. Thấy anh về với bộ quần áo đẫm nước, mẹ anh hỏi;
- Chớ áo mưa con đâu mà để uớt hết vậy?
Chẳng kịp trả lời mẹ, Quang chạy vộI vào trong nhà, cuốn gọn tấm chiếu trên chiếc giường nhỏ của anh, để trống tấm vạc giường tre, rồi ra xe bồng ngườI đàn bà cùng vói tấm quàng ni lông, đem vào đặt nằm trên đó. Bà mẹ hoảng hốt :
- Sao lại thế này? Ai vậy con?
- Mẹ lấy quần áo của mẹ thay cho cô ấy dùm con một chút, cô ấy bị ướt mê man có đến mấy tiếng đồng hồ rồi đó.
Bà mẹ cũng không hỏi nữa, vộI vàng đi tìm áo quần, rồi đến chỗ nằm của ngườI đàn bà cúi xuống làm việc cuả mình, trong khi Quang trở ra sân đưa xe về phía sau nhà, mở càng xe, dắt con bò vào chuồng, bỏ cho nó mấy gùi rơm.
NgườI đàn bà đó là Phượng. Bấy giờ Quang mớI kể lại cho mẹ nghe chuyện tình cờ gặp Phượng nằm ngất bên đường, giữa mưa buổI chiều. Xong, anh đi thay quần áo ướt, rồi
mớI tìm cơm ăn. Bà mẹ lại lấy than quạt một mẻ lửa nóng đem đặt dướI giưòng chỗ Phượng nằm. Thỉnh thoảng bà lại đến bên giường, sờ thử vào ngực Phượng xem chị còn thở không, nghe nhip tim chị vẫn dập đều đều, bà mớI yên lòng.
Hai mẹ con bà Tư sống ở đó đã lâu. Một căn nhà gỗ nhỏ trong một khu vừơn rộng chừng một sào, có trồng một ít chè, một ít tiêu và một số cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng. Ông Tư mất cách đây mấy năm, trong thờI gian Quang còn đang học tập cải tạo. Quang vốn là một Trung Uý Hải quân, làm Giang đoàn trưởng vùng sông rạch Cà mau suốt mấy năm liền, anh bị bắt và lang thang từ Xuyên Mộc, Long Giao, Suối Máu và cuối cùng về nằm trụ tại Z30, cho đến ngày được phóng thích. ThờI gian đầu còn ở gần, mẹ anh vai mang tay xách đi thăm nuôi vài ba tháng một lần, đến khi ông Tư mất, bà đành phải bỏ thăm con luôn. Ngày anh về vớI tuổI đờI gần bốn mươi, tóc Quang đã lốm đốm nhưng sợI bạc. Gia sản còn lại là mảnh vườn nhỏ, con bò đực ốm yếu, anh cần cù nuôi thân và nuôi mẹ già, những cuộc tình thờI tuổI trẻ, theo vận nước trôi xa. Bà Tư thương con, cũng muốn cho Quang lấy vợ, đẻ con cho bà có cháu để ẳm để bồng, nhưng cuộc sống quá khó khăn nên cũng không muốn nhắc đến chuyện vợ con sợ làm Quang thêm buồn.
Từ hơn một năm nay Quang thường bàn vớI mẹ về chuyện vượt biên, vì đã có rất nhiều bạn bè của anh đã ra đi trót lọt. Cái khó của anh là không có vàng, không có cây, không có chỉ thì không làm sao đi đuợc. Một vài ngườI bạn của anh ở Phước Tĩnh hứa sẽ giớI thiệu anh cho một vài chủ ghe cần ngườI rành về đường biển, mà anh thì chuyện hải đồ, hải hành anh rành như cơm bữa, tiếc một điều là khôngcó cái la bàn để dễ dàng thuyết phục các chủ ghe thuê mướn. Anh đã nói vớI bạn là sẽ không nhận tiền công, chỉ cần cho mẹ con anh cùng ra đi một lần là được. Quang biết chắc rằng, thế nào rồi cũng sẽ có ngườI đến tìm anh, nhưng chuyện thuyết phục cho mẹ cùng đi là một điều khá rắc rối. Mẹ cứ baỏ con muốn đi thì đi, phần mẹ già rồi, mẹ muốn sống gần gũi vớI ngôi nhà mà ông bà đã sống vớI nhau mấy chục năm qua, bà cũng không nỡ rờI xa mộ ngườI chồng mớI mất chưa được mấy năm.
Và bây giờ thì tình cờ anh lại mang về nhà một ngườI đàn bà xa lạ. Đêm hôm đó mặc dù đã đuợc sưởI ấm, xoa dầu gió cẫn thận, Phượng vẫn lên cơn sốt mê man, cho nên dù trờI chưa sáng Quang lại phải một lần nữa ẵm Phượng lên chiếc xe bò, lọc cọc đưa chị vào bệnh viện Bà Rýa. Vì suy nhược khá lâu, cộng vớI đêm dầm mưa lạnh lẽo, thêm vào nỗI dằn vặt mất dạng hai đúa con thân yêu, căn bệnh vật ngã Phượng suốt một tháng dài. Bà Tư chẳng một tiếng phàn nàn mà còn bảo Quang bán một chỉ vàng dể lo thuốc thang thêm cho chị.
Ngày Phượng rờI bệnh viện, Quang đèo chị trên chiếc xe đạp còn dính đầy đất đỏ. Anh cũng cảm thấy vui vì dù trong hoàn cảnh nghèo mà mẹ con anh cũng đã cứu sống được một người. Trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên trong ngôi nhà cuả ngườI đã cưú giúp mình, Phượng đã lần lượt kể lại toàn bộ cuộc đờI mình, vớI niềm ân hận đã quá cạn nghĩ, mù quáng tìm cái chết, đem con bỏ giữa đường đời. Lúc ở bệnh viện chị đã kể cho bác sĩ nghe rằng chị đã uống một lần 3 viên chloroquine tại sao lại không chết, bác sĩ cho biết chị đã tưởng lầm tên thuốc thôi, có lẽ đó chỉ là ba viên thuốc bổ dạng vitamine tổng hợp.
Suốt một tuần sau đó, Quang đã bỏ thì giờ đi rừng, đạp xe tìm vào nơi xóm nghèo mà Phượng đã sống, tìm dấu vết hai đứa bé. Ở đó, anh chẳng gặp một sinh vật nào ngoài những ngôi mộ rậm rịt cỏ mọc. Bà Tám già, theo như lờI Phượng kể, cũng chẳng thấy đâu. Anh hỏi thăm những bạn bè thường đi làm trong rừng vớI anh, nhưng chẳng một ai nhìn thấy hoặc nghe nói về hai đứa trẻ. Bà Tư và Quang đều nói cho Phượng yên lòng:
- Có lẽ có ngườI nào ở xa bất ngờ qua đó gặp hai đứa nhỏ, nên dắt đi xa rồi,chắccũng không đến nỗI nào đâu.
Mẹ con bà Tư bàn tính vớI nhau rồi quyết định bảo Phượng tiếp tục ở lại đó, Phượng ôm bà Tư khóc một hồi lâu rồi lau nước mắt không nói gì, vì thực tâm chị cũng chưa biết tính toán cho cuộc sống ngày mai của chị như thế nào.
Không khí trong căn nhà này từ nay có vẽ ấm cúng hơn, vì Phượng vốn là ngườI đàn bà dịu dàng, dễ thương và chăm chỉ trong mọI công việc. VớI Quang, trong câu chuyện hàng ngày anh thấy Phượng là ngườI khéo tay, ngăn nắp và có trình độ học thức khá, nên anh tỏ ra có nhiều cảm tình và nễ trọng. Nhờ khéo tay buôn bán, Phượng gom mua rau quả trong các nhà vườn, mỗI sáng đạp xe ra chợ Suối nghệ bán lại cho các bà nộI trợ đi chợ vớI giá tương đối rẻ hơn các sạp trong chợ, nên dần dà chị có nhiều khách mua quen, cuộc sống trở nên dễ chịu hơn, bữa ăn nào cũng có cá, có thịt.
Nhiều ngườI biết được chuyện cuả Phượng cũng tìm cách thăm dò dùm chị về số phận của hai đứa con, nhưng vẫn chẳng ai biết được chúng trôi nổI về đâu, chỉ biết chắc một điều là chúng chưa phải đã chết trong đường rừng vào buổI chiều mưa giông đó. NỗI buồn và thương nhớ con cũng dần nguôi ngoai đi theo thờI gian. VớI bà Tư thì dần dà tình cảm cuả bà đối vơí Phượng càng tăng lên, bà và Phượng săn sóc lo lắng cho nhau còn hơn ruột thịt. Đôi lúc bà nghĩ, giá nó là con dâu của mình thì hạnh phúc biết chừng nào, rồi bà lại thầm mong cho Quang thương yêu Phượng như chính bà đã yêu thương chị. Bà đã cố tạo cho hai ngườI có nhiều dịp gần gũi nhau, bằng cách tìm cớ vắng mặt khi hai ngừơi cùng hiện diện trong nhà.
Gần hai năm trôi qua, khi cuộc tình giữa hai ngườI vừa bắt đầu bén rể, thì Quang nhận được tin báo có chuyến vượt biên, chỉ dành riêng cho một mình anh. Anh không còn kịp tính toán gì nữa, sự có mặt của Phượng trong gia đình anh làm Quang có thể yên tâm, anh nghĩ nếu chuyến đi có bề gì, thì có Phượng đỡ đần cho mẹ anh trong lúc đau ốm, tuổI già. Đêm chia tay, anh cầm tay Phượng rồi cầm bàn tay mẹ đặt vào nhau, nói nhỏ : Anh xin gởI mẹ lại cho em. Hai ngườI đàn bà đều khóc trong bóng tối.

Chuyến vượt biên gặp may mắn, thuận buồm xuôi gió nên chỉ ba ngày sau là đến Mã Lai.Quang gởI nhắn tin về nhà cho mẹ và Phượng biết. Phượng nghĩ thầm : Giá như mình đã được cùng đi vớI Quangtrong chuyến đi này, rồi mỉm cưòi một mình. Một hôm, có ngườI đàn bà lạ mặt tớI tìm bà Tư, sau khi ngồi nói chuyện vu vơ một lát, bà ta rút từ trong túi ra một tấm hình đưa cho bà Tư xem, bà ngạc nhiên kêu lên :
- Ủa, thằng Quang, sao chị có tấm hình này?
Lúc ấy ngườI đàn bà mớI hỏi nhỏ;
- Cậu này là gì của bà?
- Thì nó là con tôi chớ gì, sao chị có tấm hình thằng con tôi vậy?
NgườI đàn bà nhìn quanh, thấy không có ngườI nào khác, liền mở xách tay đưa cho
Bà Tư một gói giấy nhỏ, rồi thì thầm:
- Ông chủ ghe trả công cho con trai bà đãy. Hai cây đó.
BuổI tối, sau khi đóng cửa gài then cẫn thận, bà Tư kéo tay Phượng vào căn buồng nhỏ, mở gói giấy mà ngườI đàn bà lạ mặt đưa cho hồi sáng, hai ngởôụi cùng sửng sốt nhìn thấy giũa mớ bông gòn là một chuổI khâu vàng sáng rỡ. Phượng run run cầm lên đếm, đúng 10 chiếc khâu và một miếng vàng lá. Đêm đó bà Tư giữ Phượng ngủ chung một giường vớI bà, moảt giaụ moảt treủ cứ bồi hồi thao thức cho đến gần sáng mớI ngủ được.

Những ngày tháng trên đảo trôi đi thật chậm. Quang sống nhàn rỗI được mấy tuần rồi thấy chán, những ngườI sống chung cùng giãy lán phần lớn đã đến đảo khá lâu, có ngườI đã hơn hai năm mà chưa được gặp phái đoàn.Những ngườI bằng lòng đi Canada, đi Úc hoặc các nứơc Bắc Âu thì được đi sớm hơn, chỉ có những cựu quân nhân, những ngườI đã cải tạo có giấy tờ đầy đủ mớI đuợc ưu tiên nhận vào nước Mỹ. Nhũng câu chuyện kể, những lờI đồn đãi, những mưu mẹo, mánh mung cũng làm cho Quang cảm thấy chán ngán, nhức đầu. Anh mua một tập vở, cây bút, bắt đầu ghi nhật ký, song chỉ được mấy hôm rồi cũng bỏ ngang, vì ngày lại giống ngày, nhận phần ăn, tạp dịch, xách nước, tắm rửa, giặt quần áo và ngủ, chẳng có sách báo gì để đọc ngoài một số sách truyện cũ chuyền tay nhàu nát.
Một buổI chiều đi dạo qua phía bải xa, Quang nhìn thấy một ngườI đàn bà ngồi lẻ loi trên một mô đá, có lẽ bà ta đang buồn hay đang khóc, đầu gục xuống trên hai cánh tay, gần đó có hai đứa trẻ đang vọc cát. Khi anh đi ngang qua, tình cờ ngườI đàn bà ngẩng đầu lên, Quang thấy khuôn mặt hình như quen. NgườI đàn bà bỗng đứng bật dậy và kêu lên :
- Quang phải không?
- Quang đây, phải Mai Hương không?
- Đúng, Hương đây, anh qua đây lâu mau rồi?
- Tôi mớI qua được gần ba tháng, thế Bình đâu?
- Bình chết trên biển rồi.
Quang lặng ngườI đi một giây, rùng mình và thở dài. Bình và anh cùng tốt nghiệp một khoá ở trường Hải quân Nha Trang năm 70. Bình nhận đơn vị ở Vùng 1, cho đến năm 75 vừa được đổI về Vũng tàu thì mất nước. Năm 73, Bình lấy vợ ngườI Long Thành, đám cướI Hương và Bình Quang có dự. Hai đứa bé nghe mấy câu đối thoại ngẩng đầu lên nhìn Quang một lát, rồi lại cúi xuống, tiếp tục cuộc chơi. Hương chùi nước mắt, quay lại ngồi xuống trên phiến đá cũ, Quang cũng đến ngồi gần đó, Phương kể :
- Tháng trước, gia đình em được chủ ghe báo sẽ đi vào ngày mùng bảy, nhưng khuya ngày mùng sáu ông ta đến biểu anh Bình đi trứơc, thay cho ông tài công bị đau bất ngờ, anh Bình ngần ngừ không muốn đi vì anh muốn cùng đi vớI vợ con một lần, nhưng lão chủ ghe năn nỉ, nói : thì vợ con anh đi sau có một ngày chớ có lâu lắc gì đâu mà sợ lạc.
Đêm hôm sau ba mẹ con em ra đi bình yên, qua tớI đây thì nghe tin chuyến ghe trưóc bị hải tặc tấn công, bắt hết đàn bà con gái qua tàu chúng, rồi làm nổ chìm ghe, chỉ còn ba ngườI sống sót được một tầu lớn cứu, đưa vào đây.. Em có gặp được một trong số ba ngườI ấy ở bệnh xá họ cho biết là họ đã nhảy xuống biển trúơc khi bọn hải tặc tràn qua nên mớI thoát chết..
Chữ số mệnh chợt đến trong đầu Quang, thì đúng là số mệnh cộng vói sự hên xui may rủi luôn cận kề vớI những ngườI liều lỉnh trên đường vượt biển. Có ngồi trên chiếc ghe nhỏ bé mong manh giữa biển trờI mênh mông mớI cảm nhận hết ý nghĩa phù du của cuộc đời. Anh nghĩ mình đã may mắn, còn Bình và có thể hàng chục ngàn ngườI khác kém may mắn hơn, đã chìm vào lòng biển sâu.
- Thế, Hương hay Bình mang theo giấy tờ?
- Anh ấy giữ tất cả, có ai ngờ vậy đâu!
- Vậy là gay go rồi đó. Mà Hương đã khai hồ sơ chưa?
- Em khai chồng là Trung úy hải quân, nhưng không khai chết, em còn ráng chờ tin tức anh ấy.
Đêm về nằm nhớ lại câu chuyện hồi chiều vớI Hương, Quang cảm thấy đau trong lòng. Bạn anh cũng như anh đã bỏ quê hương ra đi tìm sự sống trong cái chết, mang theo cả vợ con là muốn cho các đứa con lớn khôn trên xứ ngườI, vớI bầu không khí dự do, không còn bị kỳ thị, chèn ép bất công vớI thành kiến con lính ngụy. Bây giờ Bình đã chết, mang theo cả giấy tờ của gia đình, bỏ lại vợ con bơ vơ trên hòn đảo xa lạ này. Dù Hương chưa kịp nói vớI anh về những khó khăn ấy, nhưng vốn là ngườI từng trãi qua những nghịch cảnh, Quang ý thức ngay những trở ngại trước mặt cuả mẹ con Hương.
Một tuần lễ sau, Quang đã tìm được đùơng dây móc nối vớI tên lính Mã lai trong Ban thư ký thuộc văn phòng Cao Uỷ. VớI một chỉ vàng, anh đã lấy lại được hồ sơ cá nhân của anh, và làm lại hồ sơ mớI vớI phần gia đình ghi có vợ và hai con. Đạt được kết quả, anh liền tìm Hương và báo cho chị biết. Hương mừng lắm. Quang gặp quản lý trại và xin dọn về ở chung vớI vợ con. Những ngườI quen đến chúc mừng anh, và Hương cũng tổ chức một bữa ăn đông người. Hương dạy hai đứa bé gọI Quang bằng ba., TuổI trẻ dễ quên,cũng dễ nhớ nên chi một vài bữa là quen miệng ba ba, mẹ mẹ, ngọt ngào.
Tuy ở chung, bề ngoài nhìn vào ai cũng tưởng Quang vớI Huơng như một đôi vợ chồng hạnh phúc, nhưng thực sự mỗI nguờI mang trong tim mình một đờI sống riêng. Quang luôn nghĩ và nhớ về mẹ, một chút về Phượng. Mối tình chưa đủ sâu để Quang phải thao thức nhiều, nhưng anh thấy thương Phượng, lòng yêu thương muốn bao bọc chở che cho naụng, vì hoàn cảnh quá khắt khe đối vớI một ngườI đàn bà dịu dàng hiền thục,.Anh nghĩ có lẽ rồi anh sẽ cướI naụng laụm vợ cho mẹ vui lòng.
Về phần Hương thì nỗI đau buồn vì mất chồng đột ngột quá, chị mang một nỗI cô đơn lớn quá, hai đứa con không phải là ruột thịt của vợ chồng chị, mà của mẹ chị nuôi đâu mấy năm, gởI chị đem theo vượt biên. Trước khi chị đi, mẹ chị đi coi bói và thầy bói bảo rằng muốn đi lọt được chị phải dẫn hai đứa con đi theo, vì chúng là thần hộ mạng của chị. Mẹ chị bảo : nó chưa có con, ông thầy nhẩm tính một hồi rồi nói : phải tìm cho được hai đứa nhỏ ghép đi theo mớI an toàn. Thế rồi hai đứa cháu nuôi của mẹ Hương, cu Rơì, bé Rớt trở thành con của chị, và đúng là mẹ con chị ra đi bình yên.
Nghĩ đến con đường phía trước, Hương thấy chẳng có chút ánh sáng nào, nhưng quay lại thì cũng chẳng được rồi. May ra đến được Mỹ, vài năm nữa chị sẽ baỏ lãnh cho mẹ sang., Hiện tại chị đang phải bấu víu vào ngườI bạn của chồng mình ngày xưa, nếu không gặp Quang ở đây, mẹ con chị cũng chẳng hiểu rồi sẽ ra sao? Và chị tự an ủi mình, có lẽ tất cả mọI ngườI không ai thoát khỏi số mạng có sẵn của mình.
Qua Mỹ được hơn một năm, Hương chết vì tai nạn xe hơi. Quang đem hai đứa bé về ở chung vớI mình, chúng vẫn gọI anh bằng Ba, và anh cũng xem chúng như con mình. Anh nghĩ đến nỗI bất hạnh của vợ chồng bạn nên lại càng thương hai đúa bé hơn, chúng cũng tỏ ra là những đứa bé ngoan hiền, có giáo dục. Lúc ở đảo mớI sang, cả gia đình ở chung một apt hai phòng, cu Rơi ngủ vớI anh, còn bé Rớt ngủ chung phòng vớI mẹ. Được vài tháng, Quang xin được một việc làm khá xa nhà ở, nên anh bàn vớI Hương anh thuê phòng gần nơi làm việc, chủ nhật nào anh cũng về thăm mẹ con Hương và dắt mẹ con chị đi nhà hàng ăn uống. Hương chết, Quang lo tang ma cho chị, gói tro cốt anh xin gửI vào một ngôi chùa trong vùng, chờ có dịp mang về cho mẹ Hương. Anh gửI điện báo tin, chắc mẹ Hương khóc nhiều.
Công việc của Quang thay đổI luôn. Anh chưa có một một việc nào thích hợp vớI giờ giấc để anh có thì giờ học thêm, vì anh cũng muốn có một cái bằng chuyên môn để có đồng lương khá hơn, mớI mong bảo lãnh Phượng sang có nơi ăn chốn ở ổn định. Mẹ anh thì nhất định không chịu đi, bà cũng vừa tìm được một đứa cháu ngoại lưu lạc mấy chục năm ở ngoài Trung, chịu về ở vớI bà để hưởng căn nhà, mảnh vườn nhỏ sau khi bà mất. Mẹ anh thì lúc nào cũng lo liệu kỹ lưỡng, chu đáo. Bà nhờ đứa cháu viết thư hối thúc Quang làm hồ sơ cho Phượng, bà cứ sợ ở bên này anh tìm được ngườI con gái khác rồi bỏ Phượng lại bơ vơ tộI nghiệp. Anh gửI tiền keụm theo giaáy coâng haụm Đoảc thaân về, để Phượng laụm hoân thuù cuụng giấy tờ cho hợp lệ, rồi nhờ một dịch vụ làm hồ sơ bảo lãnh. Thực tâm anh nửa muốn Phượng qua sớm để chị có thể sinh cho anh một đứa con, cho mẹ vui lòng., một nửa anh sợ sự va chạm giữa hai đúa con của Phương anh đang nuôi, vớI bà mẹ mớI của chúng làm mất đi không khí êm ả trong gia đình. Nhưng rồi anh lại nghĩ, dù sao tính Phượng vốn hiền hậu,dễ thương, nên chắc cuộc sống có thể hoà hợp được.
Rồi ngày đáo hạn hồ sơ cũng đến, Phượng đậu phỏng vấn, đăng ký chuyến bay, sau đó chị cùng bà Tư đi thăm một vòng bà con xa gần, ai nấy dều vui mừng chúc tụng chị được may mắn. Riêng Phượng trong lòng không nguôi nỗI nhớ đến Tâm, nguờI chồng vớI những năm tháng khốn khó đói nghèo, và chị càng ray rứt nghĩ đến hai đúa con không biết đang ở phương trờI nào, chắc bây giờ chúng cũng đã lớn. Ba boán năm rồi còn gì..
Ngày đón Phượng được Quang chuẩn bị sắp xếp đầy đủ. Anh lấy vacation nghỉ một tuần, hai đứa con anh cũng xin nghỉ học một bữa. Anh gọI phone cho nhà hàng Cữu Long delivery một bữa ăn bốn ngườI đến nhà anh lúc 6 giờ chiều. Xong rồi cha con vớI quần áo tươm tất lên xe ra phi trường. Chuyến bay được báo sẽ đến San Francisco lúc 3 giờ 30, nhưng ba cha con đã đến đó trước gần một tiếng.
Lúc ngồi ở phòng đợI, Bé Rớt (nay đổI tên là Linh, cu Rơi là Minh) hỏi :
- Gặp bà ấy con phải chào như thế nào đây ba?
- Con và Minh phải vòng tay lại nói thưa mẹ, con cũng có thể nói; Chào mẹ mạnh giỏi.
Vốn ngoan ngoản dễ dạy, nên lúc nào hai đúa con cũng tỏ ra lễ phép. Cu Minh đứng lên tập dượt, nó vòng tay hướng về phía trước, rồi cúi đầu nói : Con xin chào mẹ mạnh giỏi. Quang ôm vai nó khen : good.
Thế nhưng, khi Phượng theo đoàn hành khách bước đến trước mặt mấy cha con Quang thì chỉ nghe tiếng Quang gọI nhỏ : Phượng, trong lúc đó hai đứa bé há hốc miệng ra nhìn sững vào chị một luùc khá lâu. Thốt nhiên hai đứa bé cùïng kêu lên “ Mẹ, me..” vàï chồøm tới ôm lâùy chân chiø. Phượng cũng sững sốt buông rơi chiếc túi xách tay, rồi quỳ xuống ôm lấy hai đứa bé, gịong rền rỉ : Con, Con của mẹ. bé Phúc bé Mai của mẹ đây rồi, con ơi, con ơi..
Đám đông hành khách cùng quay lại nhìn.
Quang cũng ngạc nhiên đứng ngây ra.

Cali tháng 8 - 01

Cẩm An Sơn